Kỹ năng của Luật sư sau phiên tòa

11/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, Hội đồng xét xử đã nghị án và tuyên án, với trách nhiệm và sự tận tâm của mình, Luật sư cần quan tâm một số kỹ năng sau đây để tiếp tục hỗ trợ, giúp cho khách hàng của mình.

 

tuân thủ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng của Luật sư sau phiên tòa

 

Thứ nhất, Luật sư phải có kỹ năng kiểm tra, ghi ý kiến sửa chữa, bổ sung nội dung biên bản phiên tòa.

Thực tiễn xét xử những năm qua cho thấy, do chưa có điều kiện tất cả các phiên tòa hình sự đều có ghi âm, ghi hình để lưu giữ, nên phần lớn các biên bản phiên tòa được lập mà không có cơ chế kiểm tra, giám sát và đối chiếu xác nhận độ trung thực và chính xác, được bị cáo, Luật sư ký tên xác nhận. Thậm chí, họ cũng không được sản chụp ngay sau khi phiên tòa kết thúc vì lý do Thư ký Tòa án chưa hoàn thiện và Thẩm phán chưa kiểm tra kỹ lại biên bản phiên tòa. Do đó, theo Điều 258 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sau khi Chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, Luật sư, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản sung phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải "ghi rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa". Do sau khi kết thúc phiên mọi người rời khỏi phòng xử, nên Luật sư cần đăng ký với Thư ký Tòa tòa án thời gian quay trở lại xin rà soát nội dung Biên bản phiên tòa, cần thiết đề nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời .

Thứ hai, Luật sư có thể hỗ trợ bị cáo có yêu cầu kháng cáo bản án sơ thẩm hoặc tiếp tục yêu cầu khiếu nại bản án phúc thẩm theo trình tự giám đốc thẩm.

Hiện nay, trong pháp luật tố tụng vẫn còn “khoảng trống” từ sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc đến khi hồ sơ vụ án được chuyển lên Tòa án cấp phúc thẩm, hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, thông thường việc hỗ trợ pháp lý của Luật sư đối với bị cáo có yêu cầu kháng cáo hoặc khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm bị hạn chế. Chẳng hạn, khi bị cáo có nhu cầu nhờ Luật sư hướng dẫn làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày thì việc tiếp xúc của Luật sư với bị cáo đang bị tạm giam như thế nào? Về pháp lý thì hiệu lực của Thông báo đăng ký bào chữa xuyên suốt các giai đoạn tố tụng, có Trại tạm giam tạo điều kiện cho Luật sư vào gặp bị cáo, có nơi không.

Thực tế, ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, Luật sư đã phải trao đổi về các tình huống khác nhau để chuẩn bị tinh thần và dự kiến các vấn đề cần kháng cáo nếu bản án đã tuyên không đúng hoặc quá nặng. Mặt khác, đơn kháng cáo phải do chính tay bị cáo viết, có xác nhận của Giám thị Trại tạm giam, nên Luật sư cũng không thể đánh máy sẵn mang vào cho bị cáo ký được. Do đó, việc chuẩn bị cho bị cáo những ý tưởng chính, thậm chí chỉ cần viết ngắn gọn là “kháng cáo xin xem xét lại tội danh và hình phạt" của bản án sơ thẩm đã tuyên cho phù hợp thời hạn kháng cáo, còn sau này, khi hồ sơ đã chuyển lên Tòa phúc thẩm, Luật sư có thể hướng dẫn bị cáo viết đơn kháng cáo bổ sung để trình bày chi tiết yêu cầu kháng cáo.

Riêng đối với việc khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Luật sư có thể chủ động thay mặt cho bị cáo hoặc gia đình nếu đồng ý, viết kiến nghị dựa trên nhận thức và nội dung hồ sơ vụ án. mà Luật sư được tiếp cận. Từ đó, Luật sư chủ động theo dõi tiến trình khiếu nại, nếu cần thiết có thể đề nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo khoản 2 Điều 383 hoặc Điều 403 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Thứ ba, Luật sư nên có kỹ năng hỗ trợ bị cáo và gia đình trong quá trình thi hành án hình sự, giải quyết yêu cầu tạm hoãn thi hành án vì lý do sức khỏe.

Trong nhiều trường hợp, ngay sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm bị cáo chấp nhận tội danh và hình phạt Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên, có nguyện vọng chấp hành án. Nếu bị cáo tại ngoại, sau khi nhận được bản án, quyết định thi hành án, Luật sư có thể hướng dẫn cho bị án về tinh thần và trình tự cần thiết để thi hành án, trao đổi, đưa ra ý kiến vấn về cơ sở cải tạo của Bộ Công an hoặc địa phương, tại Trại giam.

Theo quá trình thi hành án, nếu gia đình có nhu cầu tư vấn, Luật sư thể hướng dẫn về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định tại Điều 368 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một biện pháp tha miễn việc chấp hành hình phạt tù mới phù hợp với Bộ luật hình sự. Về thủ tục, phạm nhân phải có nguyện vọng được tha tù trước thời hạn có điều kiện, thể hiện bằng việc có đơn xin tha tù trước thời hạn có điều kiện kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn.

Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu phải xem xét, ra văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện và lập hồ sơ, chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sât quân sự cấp quân khu và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù để xét tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân.

Đối với một số trường hợp có nhu cầu xóa án tích, Luật sư hướng dẫn các thủ tục được quy định tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, theo đó trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích, do đó, không cần phải cấp giấy chứng nhận đã được xóa án tích như quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (giấy chứng nhận của Chánh án Tòa án đã xứ sở thẩm vụ án xác định là họ đã được xóa án tích). Theo quy định của Tòa án (Điều 71) và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72) thì người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cứ trú, làm việc, học tập về nhận thức, thái độ, xử sự hoặc các vi phạm pháp luật của họ. Để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp thì Điều luật quy định trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận c đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp và trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển tài liệu cho Tòa án.

Khác với tính chất của thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, với thủ tục xóa án tích, không cần có Hội đồng xét và phiên họp xét. Điều luật quy định nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích. Quyết định xóa án tích, hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích phải được giao cho người kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp bị án trong quá trình thi hành án bị bệnh nặng, khi gia đình có nhu cầu, Luật sư cần có kỹ năng hướng dẫn theo các quy định về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng tại Thông tư liên tịch số 02 / 2006 / TTLT - BCA - BQP - BYT - TANDTC - VKSNDTC ngày 18/5/2006. Người đang chấp hành hình phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp bị bệnh đến mức không thể tiếp tục chấp hành hình phạt tù được và nếu để tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, cần thiết phải cho họ được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh.

Ví dụ như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên , suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Các bệnh này phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng và nếu để họ tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

 

 

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư sau phiên tòa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.44654 sec| 957.93 kb