Kỹ năng sử dụng các hình thức thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ là tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định nhiều hình thức thu thập chứng cứ, điều này giúp cho Luật sư lựa chọn linh hoạt các hình thức thu thập chứng cứ phù hợp với từng vụ việc như: Yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ; Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Hình thức thu thập chứng cứ yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ
Để chuẩn bị cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được tốt, đương sự cần chuẩn bị những chứng cứ cần thiết. Việc các đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc xuất phát từ cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự. Các chứng cứ mà đương sự có thể tự thu thập được thông thường bao gồm: Hồ sơ cá nhân mà đương sự thường giữ một bản như các bản hợp đồng, các bàn di chúc, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận khai sinh, biên bản bàn giao tài sản, các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Các đương sự cũng có thể thu thập được các chứng cứ khác từ các nguồn khác nhau.
Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ
Luật sư cần lưu ý, BLTTDS năm 2015 đã đưa nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trở thành nguyên tắc chung. Đây là bước cơ bản và đầu tiên để xây dựng ý thức pháp luật của chủ thể nắm giữ chứng cứ nhưng không tham gia vào quá trình tố tụng dân sự, đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng các điều luật cụ thể về vai trò và mức độ tham gia vào hoạt động chứng minh ở giai đoạn cung cấp chứng cứ. Việc cung cấp chứng cứ phải được thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, chủ thể cung cấp chứng cứ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chứng cứ mà mình đã cung cấp. Nếu không cung cấp được chứng cứ mà mình đang lưu giữ thì phải thể hiện bằng văn bản và gửi đến chủ thể có yêu cầu, trong đó phải nêu rõ lý do.
Trên thực tế, với nhiều vụ việc dân sự khi khởi kiện, người khởi kiện không nắm giữ chứng cử và đã có yêu cầu cơ quan nắm giữ chứng cứ cung cấp để phục vụ cho việc khởi kiện của mình, nhưng vì nhiều lý do mà việc thu thập chứng cứ của họ bị kéo dài do không nhận được trả lời từ phía được yêu cầu. Để giải quyết hiện trạng này, trước hết cần giải quyết vấn đề thiên chí cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước, một trong những công việc chủ yếu của các cơ quan thày là lưu trữ các loại văn bản hành chính trong quản lý nhà nước và dịch vụ công.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho Tòa án, VKSND, đương sự những tài liệu họ đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu. Việc cung cấp chứng cứ phải trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn quản lý của chủ thể này. Khi áp dụng hình thức thu thập chứng cứ này, Luật sư cần xác định rõ những khó khăn, vướng mắc dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc yêu cầu nhưng không được đáp ứng hoặc không cung cấp đúng thời hạn :
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể từ chối cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu nếu không thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của mình.
- BLTTDS năm 2015 mới chỉ ghi nhận chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối yêu cầu của TAND và VKSND (Điều 489 495 BLTTDS năm 2015), mà không quy định chế tài khi từ chối yêu cầu của đương sự.
- Luật sư cần tư vấn xác định rõ phạm vi yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tránh trường hợp phải yêu cầu nhiều lần do cơ sở để cung cấp chứng cứ đầy đủ dựa theo phạm vị yêu cầu của đương sự.
- Cung cấp chứng cứ đúng thời hạn không được quy định rõ trong BLTTDS hiện hành .
- Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân không muốn cung cấp chứng cứ họ chỉ cần gửi văn bản trả lời vì lý do nào đó theo chủ quan của họ. Do đó, việc có cung cấp chứng cứ hay không thực tế áp dụng phụ thuộc khá nhiều vào ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ .
Ví dụ : Bà Nguyễn Thị Dung khởi kiện bà Phạm Thị Tuyết yêu cầu chia di sản thừa kể của bố bả là cụ Phạm Văn Tình để lại. Di sản thừa kể thuộc quyền sở hữu của cụ Tinh và cụ Nụ là căn nhà tại số 45, phố Lê Đại Hành, phường Hoàng Văn Thụ, quận B, thành phố H. Tòa án thụ là giải quyết vụ án. Khi xác định hàng theo kế của cụ Tinh, cụ Nụ bị tai biến mạch máu não. Luật sư của bà Dung đã hướng dẫn bà Dung yêu cầu tuyên bố cụ Nụ bị mất năng lực hành vi dân sự theo thủ tục việc. Đồng thời đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án chia di sản thừa kế. Theo bà Dung trình bày, tháng 01/2014 do tuổi cao sức vểu nên cụ Nụ bị tai biến mạch máu não lần một được điều trị tại bệnh viện một thời gian. Đến tháng 3/2014, cụ Nụ bị tái phát lần hai, dẫn đến liệt nửa người, lẩn thẩn, không minh mẫn, tỉnh táo. Ngày 07/9/2015, cụ Nụ tái phát bệnh tai biến mạch máu não lẫn ba, điều trị tại bệnh viên một thời gian, bệnh viện trả về. Thời điểm này, cụ Nụ hoàn toàn không nhận thức được cũng như điều khiển hành vi của mình. Tất cả sinh hoạt đều do các con chăm sóc, bản thân cụ Nụ cũng không biết tự ăn, uống, hỏi không nói, không trả lời được, Bà Dung làm đơn để nghị Bệnh viện X , thành phố H cung cấp hồ sơ bệnh án là cơ sở để xuất trình chứng cứ vêu cầu Tòa án trang cầu giám định đối với cụ Nụ nhưng Bệnh viện X từ chối. Trong trường hợp này Luật sư cần hướng dẫn đường sự lầm đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Bởi vì, căn cứ để phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân là dựa vào khả năng về nhận thức và điều khiển hành vi của cả nhân đó. Trong trường hợp nêu trên, cụ Nụ lẩn thẩn, không minh mẫn, tỉnh táo; bản thân cụ Nụ cũng không biết tự ăn uống, hỏi không nói, không trả lời được. Để có cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận giám định thì kết luận ấy phải dựa trên các chứng cứ điều trị của bệnh viện.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm