Lựa chọn giải pháp trong kỹ năng giải quyết vấn đề

22/07/2021
Everest Law Firm
Một kỹ năng rất quan trọng nằm trong kỹ năng giải quyết vấn đề đó chính là kỹ năng lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Nếu như việc đưa ra các ý tưởng, đề xuất giải pháp đã khó thì việc lựa chọn giải pháp còn nhiều thách thức hơn. Nếu chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề sẽ rơi vào bế tắc.

1- Lựa chọn giải pháp trong kỹ năng giải quyết vấn đề

Một kỹ năng rất quan trọng nằm trong kỹ năng giải quyết vấn đề đó chính là kỹ năng lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Nếu như việc đưa ra các ý tưởng, đề xuất giải pháp đã khó thì việc lựa chọn giải pháp còn nhiều thách thức hơn. Nếu chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn gốc phát sinh vấn đề, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp lựa chọn là hợp lý, tối ưu nhất. Khi chuyển sang bước lựa chọn giải pháp, người hành nghề luật phải trở thành một người biết đánh giá rủi ro và phải có khả năng phản biện chính mình. Hơn thế nữa, người hành nghề luật phải đóng vai của “người theo chủ nghĩa thực dụng một cách lạnh lùng và dưới góc nhìn của một người chịu trách nhiệm cho sự thành công hoặc thất bại".

Một giải pháp được đưa ra và được coi là tối ưu nếu có các đặc điểm sau:

- Có thể khắc phục được bản chất của vấn để trong dài hạn;

- Có tính khả thi và hoàn toàn có thể thực hiện được trong phạm vi nguồn lực sẵn có;

- Có tính hiệu quả đối với vấn đề cần giải quyết.

Đối với người hành nghề luật thì có thể giải pháp được coi là tối ưu nếu giải pháp đó phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và các mong muốn hợp lý, hợp pháp của khách hàng, các đương sự người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án, vụ việc.

Vậy thì làm thế nào để người hành nghề luật có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất trong số các giải pháp đã liệt kê, tìm thấy trong giai đoạn đưa ra các ý tưởng, đề xuất giải pháp? Nếu chỉ dựa vào các đánh giá chủ quan, người hành nghề luật dễ có thể đưa ra các quyết định chủ quan, không có tính khả thi, không hiệu quả. Trong một số trường hợp, quyết định giải quyết vấn đề của người hành nghề luật chỉ ảnh hưởng đến cá nhân họ, song trong đa số các trường hợp, giải pháp mà người hành nghề luật lựa chọn và thực thi thường có ảnh hưởng và tác động đến đồng thời nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan.

2- Những lưu ý khi lựa chọn được giải pháp tối ưu

Để có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu, người hành nghề luật cần lưu ý xây dựng các tiêu chỉ đánh giả để lựa chọn phương án hoặc đánh giá phương pháp dưới một số góc độ sau:

(i) Sự phù hợp với các quy định pháp luật, các quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp và các quy định nội bộ của nơi công tác: người hành nghề luật khi lựa chọn giải pháp tối ưu thì cần phải xem xét tiêu chí đầu tiên đó là sự phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến việc giải quyết vấn đề, các quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp và các quy định nội bộ của nơi công tác. Trên thực tế, có những giải pháp có thể khả thi và phù hợp với mong muốn của khách hàng, các đương sự trong vụ việc nhưng không phù hợp với các quy định của pháp luật thì cũng không thể là giải pháp được lựa chọn

(ii) Thời gian: Cần thiết đánh giá xem giải pháp để ra cần bao nhiêu thời gian để thực hiện và có những yếu tố gì có thể ảnh hưởng, kéo dài thời gian thực hiện giải pháp; Nguồn lực: Để triển khai giải pháp cần đến những nguồn lực nào (tài chính, phương tiện, nhân sự... ).

(iii) Tính khả thi: Giải pháp có thể triển khai trên thực tế được hay không là một tiêu chí tới quan trọng cần tính đến. Tính khả thi bên cạnh việc đánh giá sự phù hợp với các nguồn lực sẵn có để thực hiện còn liên quan chặt chẽ đến bối cảnh, điều kiện thực hiện giải pháp Nếu xét đến gốc rễ của vấn đề thì việc có thực thi được giải pháp hay không sẽ liên quan nhiều đến các cá nhân có liên quan đến quá trình thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề đó. Do đó, nên cân nhắc đến cảm xúc của những cá nhân có liên quan để đánh giá khả năng chấp nhận, hợp tác, ưng thuận hay phản đối của họ. Người hành nghề luật cần phải dự đoán và cảm nhận được việc: “Khách hàng, Thẩm phán, hội thẩm sẽ đưa ra quyết định và khách hàng, Thẩm phán, hội thẩm và bên kia trong giao dịch và Luật sư của họ sẽ phản ứng như thế nào với giải pháp mà bạn để xuất hoặc triển khai".

(iv) Rủi ro: Bên cạnh việc đánh giá những yếu tố về thời gian, nguồn lực, tỉnh khả thi, người hành nghề luật cần phải dự liệu, tính toán được các rủi ro, trở ngại, các yếu tố khách quan có thể cản trở việc thực hiện giải pháp. Bất kỳ một giải pháp nào được lựa chọn đều chứa đựng rủi ro, Rủi ro là điều bất kế chủ thể nào khi ra quyết định đều phải tính toán, cân nhắc thiệt hơn để ra quyết định. Có những rủi ro không thể kiểm soát được và có những rủi ro có thể nhận diện và xử lý trước, trong hoặc sau khi triển khai giải pháp. Tuy nhiên, người hành nghề luật cần nhận diện các rủi ro để chủ động tính toán, ứng phó khi lựa chọn và triển khai giải pháp.

Để đánh giá một rủi ro, cần phải lưu ý 2 đặc điểm chính của nó. là: Hậu quả mang lại và xác suất rủi ro xảy ra. Có những rủi ro có xác suất cực thấp, nhưng hậu quả lại vô cùng to lớn, ngược lại có những rủi ro có xác suất cao, nhưng hậu quả thi không nghiêm trọng (trẻ thời hạn trong một số trường hợp...

(v) Hiệu quả: Liệu giải pháp này sẽ hiệu quả như thế nào, giải quyết được một phần hay triệt để vấn đề. Người hành nghề luật cũng cần phải so sánh và tính toán giữa những nguồn lực sử dụng vào việc thực hiện giải pháp và kết quả thu được khi giải pháp được triển khai.

(vi) So sánh, đối chiếu, lựa chọn các phương án: Một giải pháp bao giờ cũng có hai một, mặt mạnh và mặt yếu, vì vậy việc so sánh, đối chiếu các giải pháp trên cơ sở các tiêu chỉ đã đề ra là hết sức cần thiết. Tùy từng vẫn để khác nhau mà mức độ quan trọng của các tiêu chí cũng được đánh giá khác nhau. Tùy vào cơ cấu, nguồn lực của tổ chức và mức độ đặc trưng của từng vấn đề mà người hành nghề luật lựa chọn những trọng số nhất định. Việc lập bảng tính toán như minh họa dưới đây là một gợi ý cho người hành nghề luật khi lựa chọn giải pháp.

Xem thêm: Những lưu ý trong quyết định lựa chọn giải pháp

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...

 

0 bình luận, đánh giá về Lựa chọn giải pháp trong kỹ năng giải quyết vấn đề

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.21699 sec| 824.164 kb