Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
Đối tượng điều chỉnh của luật thương mại quốc tế bao gồm : các quan hệ thương mại trong lĩnh vực công và các quan hệ giữa các thương nhân được phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế
Luật thương mại quốc tế bao gồm 5 nguyên tắc: Nguyên tắc đối xử tối hệ quốc, Nguyên tắc đối xử quốc gia Nguyên tắc mở cửa thị trường, Nguyên tắc thương mại công bằng, Nguyên tắc minh bạch
Nguồn của Luật Thương mại quốc tế đến từ các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế
Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định trên cơ sở của ba dấu hiệu là: Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài và đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hoá, dịch vụ hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.
Như vậy, Luật Thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
Để có thể xác định được đố tượng điều chỉnh của Luật Thương mại quốc tế là gì? Trước hết ta phải xác định được hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm những lĩnh vực nào.
Thứ nhất, hoạt động thương mại cụ thể, tức là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế. Ngoài ra hoạt động TNQT còn biểu hiện trong các lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại đầu tư, các vấn đề về bán phá giá, tài trợ xuất khẩu… Đây có thể coi là những vấn đề thuộc lĩnh vực công.
Có nhiều quan điểm về Luật thương mại quốc tế, bởi nó là một lĩnh vực rộng lớn và tồn tại các chủ thể phức tạp. LTMQ là một môn học điều chỉnh các hành vi thương mại có yếu tố quốc tế. Cũng có thể hiểu LTMQT là những quy tắc điều chỉnh hai lĩnh vực.
Thứ nhất: các quan hệ thương mại trong lĩnh vực công tức là các chính sách thương mại của các quốc gia; các khu vự kinh tế...
Thứ hai: các quan hệ giữa các thương nhân được phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế các quan hệ thuộc lĩnh vực tư (chủ yếu là các hợp đồng).
Năm 1933, Hội Quốc Liên đã xuất bản một văn bản mẫu với khoảng 300 từ về nguyên tắc MFN. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nguyên tắc MFN đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Nguyên tắc này gần như đã biến mất vì cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng sau chiến tranh nguyên tắc lại hồi sinh mạnh mẽ và cùng với sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương, với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947), MFN đã trở thành nền tảng của thương mại quốc tế.
Cùng với MFN, nguyên tắc NT được đề cập trong nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng những sản phẩm nước ngoài và đôi khi là nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trong thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa hay các nhà cung cấp những sản phẩm đó. Điều này nghĩa là nước nhập khẩu không được đối xử phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nước ngoài về thuế và các khoản lệ phí trong nước cũng như về điều kiện cạnh tranh.
Trước GATT 1947, không một Hiệp ước đa phương nào có quy định về NT. Sau khi được đưa vào Điều III của GATT 1947, NT đã trở thành nguyên tắc phổ biến trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Theo Điều III của GATT, NT đối với hàng hoá là sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh.
WTO được thành lập là một bước ngoặt trong việc mở rộng phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT. Lần đầu tiên có một điều khoản liên quan đến Đối xử quốc gia trong dịch vụ, (Điều XVII Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ-GATS), để đảm bảo cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và các dịch vụ tương ứng của họ được đối xử ngang bằng so với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và các dịch vụ mà họ cung cấp.
Quy tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu,dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước.
Quy chế này thể hiện sự đối xử công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hàng hóa này.
Là công cụ quan trọng của GATT/WTO nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa và mở rộng thương mại.
Về mặt pháp lý, mở cửa thị trường là nghĩa vụ có tính chất ràng buộc đối với các nước thành viên, theo đó các nước thành viên cam kết và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường cho hàng hóa ( trong thời kì GATT), dịch vụ và đầu tư nước ngoài ( thời kì WTO).
Đối với các nước muốn gia nhập WTO thì việc đưa ra cam kết về lộ trình mở cửa thị trường được coi như điều kiện tiên quyết để ra nhập WTO. Đối với các nước đã là thành viên của WTO thì các vòng đàm phán chính là nơi để các nước đàm phán về nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường
Nguyên tắc này được hiểu là thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau. Thương mại quốc tế sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm của các nước thành viên bị bóp méo. Ví dụ : việc áp dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu sẽ có thể làm cho giá của mặt hàng được hưởng trợ cấp đó thấp hơn giá hàng hóa cùng loại của nước nhập khẩu hay của nước thứ ba không được trợ cấp hoặc bán phá trên thị trường nước ngoài có thể khiến cho hàng nội địa hoặc hàng của nước thứ ba mất khả năng cạnh tranh về giá, dẫn đến thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất của nước đó. Ngoài ra, các biện pháp phi thuế quan ủa các nước như tùy tiện định giá để đánh thuế quan ở mức cao, tùy tiện đưa ra các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm điều kiện vệ sinh dịch tễ,… sẽ tạo nên rào cản đối với hàng nhập khẩu vì vậy, GATT đã tăng cường các quy định liên quan đến áp dụng biện pháp phi thuế quan bằng một loạt các đạo luật nhằm đảm bảo các điều kiện cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế.
Minh bạch là nguyên tắc quan trọng của WTO nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại quốc tế. Theo nguyên tắc này, các nước thành viên phải công bố sớm các biện pháp có liên quan đến hoặc tác động đến thương mại quốc tế, có nghĩa vụ thông báo nhanh chóng về luật lệ, mới thông qua, sửa đổi, các quyết định tư pháp, quyết định hành chính, chỉ đạo hành chính có liên quan đến hoặc tác động đến thương mại quốc tế cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO, có nghĩa vụ nhanh chóng cung cấp thông tin về các biện pháp nêu trên khi được các nước thành viên khác yêu cầu.
- Văn bản pháp luật
- Án lệ của toà án trong nước
- Các nguồn luật khác của pháp luật quốc gia
- Tập quán thương mại quốc tế
- Điều ước
- Án lệ quốc tế
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm