Nhiệm vụ điều chỉnh pháp luật và vấn đề bảo vệ gia đình ở Việt Nam hiện nay

18/10/2024
Phạm Nhật Thăng
Mọi người đều sinh ra có quyền tự do, bình đẳng, trong đó có quyền tự do, bình đẳng về hôn nhân và gia đình. Gia đình có vai trò quan trọng hình thành nhân cách của mỗi người trong xã hội. Gia đình là cơ sở tự nhiên và xã hội cho sự phát triển của mỗi cá nhân. Thông qua những mối liên hệ giữa các cá nhân thuộc các thế hệ nối tiếp, con người tiếp nhận những giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống... từ đó tạo lập nền tảng cho các giá trị xã hội đích thực, các chuẩn mực cho hành vi của mỗi cá nhân.

1- Vai trò quan trọng của gia đình

Hiến pháp năm 1992 đã xác định vai trò quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình’’. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh: Gia đình là hạt nhân của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.  Quan điểm xây dựng một chế độ gia đình mới trong đó đảm bảo hạnh phúc, hòa thuận giữa các thành viên được xác định rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội đã khẳng định: “Gia đình là tổ bào của xã hội là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giảo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chỉnh sách của Nhà nước phải chủ ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ, nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”.

Các tổ chức và các phong trào dân chủ trên thế giới đều nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình. Khoản3 Điều 16 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền được Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 tuyên bố: “Gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản của xã hội, và có quyền được sự bảo trợ của xã hội và Nhà nước”. Trong lời nói đầu của Công uớc về quyền trẻ em năm 1989 đã nhấn mạnh, gia đình là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng. Những tư tưởng đó cũng được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Ở nước ta, vấn đề bảo hộ hôn nhân và gia đình đã trở thành một nguyên tắc hiến định (Điều 64 Hiến pháp năm 1980, Điều 64 Hiến pháp năm 1992, Điều 36 Hiến pháp năm 2013). Nội dung của nguyên tắc đó đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau: Luật dân sự, Luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật hình sự... Tuy nhiên, nội dung điều chỉnh pháp luật các quan hệ hôn nhân và gia đình từ trước đến nay về cơ bản mới chỉ tập trung nhấn mạnh xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình cũ, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới trên những nét đại thể mang tính nguyên tắc như vấn đề tự do kết hôn và ly hôn, bình đẳng vợ chồng, quyền độc lập của con cái, không phân biệt đối xử giữa các con...

Thực tế trong những năm gần đây rất nhiều gia đình không bảo đảm được vai trò như mong muốn. Bên cạnh nhũng thành công nhất định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, còn tồn tại những tiêu cực, khủng hoảng như: số vụ ly hôn ngày càng cao, trẻ em vị thành niên phạm pháp tăng, các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện ma tuý cũng gia tăng... làm lung lay, đổ vỡ hàng vạn gia đình. Thực trạng đó là cơ sở để chúng ta xem xét lại nội dung và quan niệm về điều chỉnh pháp luật.

Điều chỉnh pháp luật các quan hệ về hôn nhân và gia đình cần phải xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ đó. Chính vì vậy, đối với các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hỗn nhân và gia đình, pháp luật chỉ là một trong nhiều biện pháp, một bộ phận trong toàn hệ thống các quy phạm pháp luật, hệ thống các quy tắc xã hội. Tác động trực tiếp lên các hành vi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trước hết là yếu tố tình cảm, văn hóa, tập quán. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã thể hiện được tinh thần pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời đại mới với những nét chủ yếu sau đây:

Trước hết, đã có quan niệm đúng đắn và đầy đủ về gia đình. Không còn cách hiểu gia đình chỉ là tập hợp nhiều người lại với nhau theo cấu trúc đơn giản. Gia đình là một thiết chế xã hội, là tế bào của xã hội. Thực tiễn đã cho thấy, khái niệm gia đình không thể chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình đơn, hạn chế trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ và các con cùng một số thành viên khác. Các kết quả nghiên cứu xã hội học về gia đình thường nhấn mạnh đến cấu trúc gia đình đơn như một xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại.

Cùng với sự phát triển của xã hội, của sản xuất, sự phát triển kinh tế, văn hóa kéo theo sự xuất hiện những đơn vị gia đình đơn, chỉ gồm một đến hai thế hệ. Đơn vị gia đình này phải được tồn tại và phát triển trong môi trường của gia đình truyền thống, trong sự gắn kết với các thế hệ tiếp nối nhau. Sự phát triển của nhân cách chỉ có thể là hài hòa, bền vững, con người chỉ có thể hạnh phúc trong môi trường tình cảm gắn bó của gia đình. Gia đình đó gồm các thành viên thuộc nhiều thế hệ họ hàng bên nội, bên ngoại.

Ngoài cha mẹ và các con, vợ và chồng, còn có ông bà với các cháu, cô, cậu, dì, chú, bác, cụ, kỵ, mặc dù họ có thể không sống chung với nhau nhưng họ gắn bó, ràng buộc với nhau bởi những mối liên hệ thân thuộc, gần gũi. Vì vậy, điều chỉnh pháp luật các quan hệ gia đình ở Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu xác định được mức độ thứ bậc của quan hệ về quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý giữa các chủ thể quan hệ gia đình. Sự đa dạng, phong phú của các quan hệ gia đình, thực chất cũng là những quan hệ xã hội gắn kết bởi tình cảm ruột thịt, đùm bọc nhau, là cơ sở cho sự phát triển nhân cách hài hòa, cho sự phát triển bền vững, không chỉ cho mỗi cá nhân mà còn cho cộng đồng, xã hội.

Chính vì vậy, Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam

Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng và sửa đổi các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong điều chỉnh pháp luật. Sự thống nhất đồng bộ trước hết được thể hiện ở tính hệ thống của pháp luật. Sự thống nhất, đồng bộ trong điều chỉnh pháp luật các quan hệ về hôn nhân và gia đình còn gắn liền với tính toàn diện. Mỗi cá nhân là một thành viên của một gia đình nhất định, đồng thời có thể là chủ doanh nghiệp, hoặc xã viên hợp tác xã, công chức Nhà nước...

Thứ nhất, để đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình được thực hiện, xung quanh cái “trục” cơ bản là Luật về hôn nhân và gia đình, cần phải có đầy đủ các chế định, các thiết chế và cơ chế thích ứng. Quá trình điều chỉnh pháp luật ở nước ta đã cho thấy sức sống riêng, đặc thù của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Điều đó không có nghĩa là luật về hôn nhân và gia đình biệt lập hẳn mà vẫn luôn gắn bó mật thiết với các ngành luật khác tạo nên một hệ thống chỉnh thể. Tính hệ thống này là cơ sở quan trọng đảm bảo cho các quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống.

Thứ hai, các quan hệ về hôn nhân và gia đình mang yếu tố tình cảm riêng tư, tự nhiên, gắn với mỗi con người, mỗi gia đình, họ tộc cụ thể. ở đây yếu tố tư tưởng tình cảm có ảnh hưởng lớn đến thi hành và thực hiện pháp luật. Vì vậy, cần phải có các biện pháp lynh hoạt, mềm dẻo, khuyến khích các chủ thể tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình là chủ yếu đồng thời phải có các biện pháp chế tài cưỡng chế, bắt buộc đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật. Pháp luật hiện hành đã có hệ thống các chế tài dân sự, hành chính, hình sự, còn cơ chế đảm bảo thực thi đang từng bước hoàn thiện.

Thứ ba, con người và gia đình luôn gắn bó với mỗi dân tộc, quê hương, làng xóm, đây là tâm hôn con người Việt Nam. Vì vậy, yếu tố văn hóa truyền thống, đạo đức là nền tảng cơ bản, là cái gốc điều chỉnh cho pháp luật. Điều chỉnh pháp luật các quan hệ hôn nhân và gia đình sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nó kết hợp với việc phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú của mỗi dân tộc trong cộng đồng xã hội Việt Nam. Ngoài ra, cần phải xác định rằng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, pháp luật chỉ là giới hạn tối thiểu mà mỗi người phải nghiêm chỉnh thực hiện. Cùng đồng thời với nó phải có một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính xã hội đa dạng làm nền tảng. Các quy tắc đó có thể là quy chế của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, cộng đồng, hiệp hội hoặc tôn giáo. 

Thứ tư, bản chất pháp lý của các quan hệ hôn nhân và gia đình là những quan hệ thuộc lĩnh vực “luật tư”, nghĩa là quan hệ bình đẳng, thoả thuận giữa các chủ thể trên cơ sở tự do, tự nguyện ý chí của cá nhân. Tuy nhiên, chúng được coi là quan hệ hợp pháp thông qua cơ chế áp dụng pháp luật của các cơ quan công quyền. Vì vậy, về mặt kỹ thuật lập pháp, các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình phải kết hợp giữa quy phạm tuỳ nghi - lựa chọn với những quy phạm mệnh lệnh. Ví dụ: Trong việc kết hôn, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bắt buộc, còn tổ chức lễ cưới là nghi thức do các bên lựa chọn và phải được tôn trọng. Trong các văn bản pháp luật hiện hành về hôn nhân và gia đình còn thiếu vắng nhiều loại quy phạm tuỳ nghi - lựa chọn. Còn quy chế cưới hỏi của một số nơi thì khuôn mẫu theo kiểu bắt buộc, cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này.

Thứ năm, hôn nhân là cơ sở của gia đình, do đó hôn nhân khác với tình bạn, hôn nhân không chỉ là việc riêng tư của cá nhân, mà còn là đối tượng lập pháp. Hơn nữa, sau khi kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng là quan hệ gia đình. Sự tách rời hôn nhân khỏi gia đình trong điều chỉnh pháp luật sẽ làm cho quan hệ hôn nhân bị chi phối bởi chủ nghĩa cá nhân được ngụy trang bằng chế độ “tự do ý chí”, “tự do hôn nhân”. Trong nhiều vụ ly hôn hiện nay, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên thực tế không được đảm bảo. Lối sống tự do, thiếu trách nhiệm, ích kỷ cá nhân của một số đối tượng đang làm xói mòn đạo đức gia đình và xã hội.

Cùng với hệ thống pháp luật, cần phải nghiên cứu để xây dựng những chuẩn mực đạo đức, thang bậc giá trị xã hội đế xây dựng nhân cách con người, hướng tới những “chính nhân quân tử” trong thời đại mới. Đó cũng là mục tiêu được xác định trong chiến lược phát triển văn hóa xã hội, xây dựng nền tảng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là yêu cầu của việc nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. 

Thứ sáu, xác định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình.

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là qưan hệ thuộc luật tư. Tuy nhiên, các quyền về hôn nhân và gia đình là những quyền con người về dân sự. Để các quyền này được thực hiện thì việc xác định trách nhiệm của nhà nước và xã hội là một điều cần thiết. Bộ luật Dân sự đã quy định, nhà nước không can thiệp và không hạn chế các quyền dân sự của con người và công dân. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để các chủ thể gia đình thực hiện các quyền của mình (Điều 4).

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình nhằm mục đích xây dựng, củng cố và bảo vệ che độ hôn nhân và gia đình mới phù hợp với yêu cầu cách mạng. Trong từng thời kỳ phát triển, Luật Hôn nhân và gia đình phải đặt ra những nhiệm vụ đáp ứng với tình hình cụ thể.

Kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình từ Cách mạng tháng Tám đến nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã xác định nhiệm vụ: “quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp ly cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cả nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cổ chế độ hôn nhân và gia đình” (Điều 1).

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội)

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nhiệm vụ điều chỉnh pháp luật và vấn đề bảo vệ gia đình ở Việt Nam hiện nay được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Nhiệm vụ điều chỉnh pháp luật và vấn đề bảo vệ gia đình ở Việt Nam hiện nay có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Nhiệm vụ điều chỉnh pháp luật và vấn đề bảo vệ gia đình ở Việt Nam hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.41060 sec| 860.492 kb