Những kỹ năng quan trọng mà Luật sư cần biết
Nội dung bài viết
- 1- Kỹ năng trao đổi và tư vấn cho người đại diện và những người khác của pháp nhân thương mại được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa
- 2- Kỹ năng trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Tòa án
- 3- Kỹ năng lập kế hoạch tham gia xét hỏi
- 4- Chuẩn bị một số công việc khác
- 5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Một Luật sư giỏi không chỉ có vốn kiến thức pháp lý chuyên ngành vững chắc mà còn phải nắm bắt được những kỹ năng mềm quan trọng trong việc trao đổi, gặp gỡ với khách hàng và cán bộ cơ quan nhà nước. Nắm bắt được những kỹ năng quan trọng này Luật sư sẽ dễ dàng thành công hơn trong công tác hành nghề.
1- Kỹ năng trao đổi và tư vấn cho người đại diện và những người khác của pháp nhân thương mại được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa
Sau khi đã xác định hướng bào chữa, Luật sư cần trao đổi với người đại diện theo pháp luật (hoặc người khác liên quan) của pháp nhân thương mại để thống nhất hướng bào chữa và những nội dung cần khai báo, trình bày cũng như những việc cần làm khác tại phiên tòa. Luật sư cũng cần tư vấn cho họ cách ứng xử với một số tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa; giúp cho họ ổn định tâm lý, tư tưởng và có thái độ bình tĩnh, đúng mực khi khai báo... Luật sư tuyệt đối không được trực tiếp khuyên những người của pháp nhân thương mại khai báo gian dối, không đưa ra các chứng cứ, tài liệu giả tạo.
2- Kỹ năng trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Tòa án
Luật sư cần trao đổi, đề xuất với Viện kiểm hoặc Tòa án về các vấn đề đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án như:
(i) Pháp nhân không đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự hay hành vi của pháp nhân không đủ yếu tố cấu thành một trong các tội phạm quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự;
(ii) Các vi phạm thủ tục tố tụng của cơ quan điều tra, Viên kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án cần khắc phục và hướng xử lý đối với các vi phạm đó;
(iii) Các căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt;
(iv) Đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tư pháp (buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra;...) hoặc các biện pháp cưỡng chế tố tụng (kê biên tài sản; phong tỏa tài khoản; tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;...) áp dụng đối với pháp nhân. Những vấn đề (các tình tiết) của vụ án cần phải tiến hành điều tra bổ sung để làm rõ; cần thu thập bổ sung các chứng cứ, tài liệu nào? Cần giám định lại hay giám định bổ sung, định giá lại tài sản,...
Tùy từng trường hợp cụ thể và sở trường, kinh nghiệm của từng người, Luật sư có thể lựa chọn phương thức trao đổi với viện kiểm sát, Tòa án cho phù hợp (trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản). Khi trình bày, trao đổi trực tiếp với Viện kiểm sát hoặc Tòa án, Luật sư cần chú ý cách diễn đạt, thái độ ứng xử, trình bày ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tập trung vào những vấn đề chính, những tình tiết liên quan, không nhắc lại nội dung vụ án.
3- Kỹ năng lập kế hoạch tham gia xét hỏi
Xét hỏi là kỹ năng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xét xử tại phiên tòa. Thông qua hoạt động xét hỏi, Hội đồng xét xử và các bên kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như các chứng cứ, tài liệu mới phát sinh tại phiên tòa, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án.
Như đã nêu, bản chất trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là trách nhiệm được quy kết từ hành vi phạm tội của cá nhân; cá nhân thực hiện hành vi phạm tội nhưng pháp nhân thương mại bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự (cùng với cá nhân). Nếu hành vi phạm tội đó có những điều kiện được quy định tại Điều 75 của Bộ luật hình sự năm 2015. Vì vậy, cũng giống như các vụ án hình sự khác, trước hết Luật sư phải xác định nội dung và đối tượng cần hỏi để làm rõ những vấn đề về hành vi phạm tội (diễn biến hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội...), về ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi, về hậu quả (thiệt hại) 822 các tình tiết khác, các vấn đề khác của vụ án...
Tuy nhiên, với vụ án Pháp nhân thương mại phạm tội, bên cạnh những nội dung trên thị sự cần tập trung hỏi để làm rõ những vấn đề có tính chất độc như: quyết định thành lập, chức năng và phạm vi hoạt đ tổ chức, điều lệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Pháp nhân thương mại, bộ phạm tội có nhân danh pháp nhân, có vì lợi ích của pháp nhân được chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của Pháp nhân thương mại. Ngoài ra, và hỏi thêm về việc chấp hành pháp luật của Pháp nhân thương mại trong quá trình độ xuất, kinh doanh; việc xử lý của Pháp nhân thương mại đối với những thiệt hại hành vi phạm tội gây ra...
Để làm rõ những vấn đề nêu trên, Luật sư cần dự kiến đối tượng cụ thể để hỏi. Ngoài người đại diện theo pháp luật của Pháp nhân thương mại, Luật sự có thể dự kiến hỏi bị hại, đương sự, người làm chứng và tùy theo những người được Hội đồng xét xử triệu tập tham dự phiên tòa có thể hỏi những người khác của pháp nhân, giám định viên, người định giá tài sản...
4- Chuẩn bị một số công việc khác
Tùy theo từng vụ án cụ thể, ngoài những công việc có tính chất bắt buộc nêu trên, Luật sư có thể thực hiện một số công việc khác, như:
(i) Xác định các chứng cứ, tài liệu, đồ vật cần thu thập bổ sung để tự mình hoặc đề nghị Viện kiểm sát, Tòa án thu thập;
(ii) Dự kiến các chứng cứ, tài liệu cần công bố tại phiên tòa;
(iii) Chuẩn bị tài liệu, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động bào chữa và đến việc giải quyết vụ án.
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm