Phá sản - thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lí nợ đặc biệt
Luật Phá sản là luật về thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ, trong đó có 2 thủ tục quan trọng, đó là thủ tục phục hồi hoặc thanh lí nợ của doánh nghiệp. Tuy nhiên, theo tinh thần của Luật Phá sản, các thủ tục phục hồi hoặc thanh lí nợ ở đây khác với quá trình phục hồi khi doanh nghiệp tự phục hồi sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hoặc thủ tục thanh toán nợ trong tố tụng dân sự.
1-Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được nhìn nhận trong mối quan hệ so sánh với quá trình tự phục hồi doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thua lỗ trong kinh doanh nhưng chưa bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. So sánh với quá trình tự phục hồi đó, thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có sự khác biệt cơ bản. Đó là: quá trình tự phục hồi là giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp chủ động thực hiện còn phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản lại là thủ tục tư pháp.
Trong kinh doanh, vì những nguyên nhân khác nhau, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ. Khi đó, để lành mạnh hoá hoạt động của doanh nghiệp, khỏi phải lâm vào tình trạng phá sản, chủ doanh nghiệp có thể thực hiện việc tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tự phục hồi doanh nghiệp của mình. Quá trình phục hồi này hoàn toàn thuộc ý chí của chủ doanh nghiệp, họ tự quyết định có hay không việc phục hồi doanh nghiệp, tự quyết định các phương án phục hồi doanh nghiệp cũng như tự thực hiện phương án phục hồi...
Khác với quá trình tự phục hồi, phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục tư pháp. Đây là một giai đoạn trong thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, được tiến hành sau khi Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và chính Toà án là người quyết định thủ tục phục hồi này chính trong quá trình phục hồi do doanh nghiệp thực hiện nhưng việc phục hồi chỉ có thể được thực hiện khi có đủ điều kiện pháp luật quy định (xem Điều 92 Luật Phá sản năm 2014), nội dung, thủ tục xem xét thông qua và thời hạn thực hiện phương án phục hồi phải tuân thủ quy định của pháp luật (xem các điều 88, 89, 90, 91). Hơn nữa, hoạt động phục hồi doanh nghiệp nằm dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Toà án cũng như các chủ nợ và doanh nghiệp phải chịu những hậu quả pháp lí trong trường hợp doanh nghiệp phục hồi không thành công.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
2-Tính đặc thù của thủ tục thanh toán nợ
[a] Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể
Tính tập thể của thủ tục phá sản thể hiện trước hết ở việc tất cả các chủ nợ đều có cơ hội tham gia vào quá trình đòi nợ và thanh toán nợ. Nhưng họ không thể tiến hành đòi doanh nghiệp mắc nợ phải thanh toán các khoản nợ cho mình một cách tuỳ tiện. Pháp luật phá sản đã thiết kế sẵn một thủ tục tư pháp đặc biệt đảm bảo sự đồng đều về quyền lợi cho các chủ nợ thay vì để họ hành động vô tổ chức, mạnh ai nấy làm dẫn tới sự đổ vỡ của hàng loạt các doanh nghiệp khác có liên quan, gây xáo trộn mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Các chủ nợ được phân chia thành các nhóm khác nhau và yêu cầu của họ sẽ được xem xét công bằng, tại cùng một địa điểm, thời điểm và theo một thứ tự ưu tiên nhất định.
Việc thanh toán nợ cho các chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản là thanh toán chung chứ không phải cho từng cá nhân riêng biệt. Điều đó nhằm giải quyết quyền lợi của các chủ nợ trên nguyên tắc công bằng và hợp lí.
[b] Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền
Trước đây, theo Điều 30 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 1993 thì Toà kỉnh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành pho trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn giải quỵểt việc phá sản doanh nghiệp.
Luật Phá sản đã quy định cụ thể hơn cơ quan Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Điều 8 Luật Phá sản 2014).
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là Toà án nhân dân địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng kí kinh doanh hoặc có trụ sở.
[c] Thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp
Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở tài sản còn lại của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là nợ bao nhiêu thì trả bấy nhiêu như nợ trong dân sự mà nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ sẽ chấm dứt sau khi dùng toàn bộ tài sản của mình để trả nợ mặc dù có thể thanh toán chưa đủ cho các chủ nợ.
[d] Việc thanh toán các khoản được tiến hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành sau khi có quyết định của Toà án. Đây cũng là một đặc thù so với thủ tục thanh toán nợ thông thường. Thủ tục thanh toán nợ thông thường có thể diễn ra bất cứ khi nào, theo phương thức do hai bên lựa chọn, kể cả khi cần sự can thiệp của Toà án thì Toà ấn vẫn tôn trọng ý kiến của đương sự.
Toà án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định việc phục hồi, xử lí tài sản hoặc tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng Toà án không trực tiếp thanh toán nợ của doanh nghiệp mà việc thanh toán nợ do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản thực hiện (xem các điều 120, 121 Luật Phá sản năm 2014). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, thanh toán nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp phải trên cơ sở quyết định của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí tài sản hay của Toà án,
Quy định việc thanh toán các khoản nợ trong quá trình giải quyết phá sản tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh hoặc nhằm đảm bảo sự công bằng và hợp lí khi xử lí tài sản.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
3-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Phá sản - thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lí nợ đặc biệt được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Phá sản - thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lí nợ đặc biệt có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm