Pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài
Nội dung bài viết
- 1- Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
- 2- Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài
- 3- Thành phần hội đồng xét đơn yêu cầu
- 4- Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị
- 5- Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận
- 6- Gửi quyết định và thông báo kết quả xét đơn yêu cầu của toà án
- 7- Chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài
1- Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
(i) Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 423 BLTTDS năm 2015 thì bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được yêu cầu toà án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bao gồm:
- Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của toà án nước ngoài được quy định tại các điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Từ quy định này có nghĩa là toà án Việt Nam chỉ xem xét và công nhận cho thi hành tại Việt Nam những bản án, quyết định dân sự của toà án của nước mà nước đó và Việt Nam đã kí kết và gia nhập điều ước quốc té trong đó có quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án mỗi nước đã kí kết. Như vậy, tính đến nay, toà án Việt Nam sẽ xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án các nước đã kí kết với Việt Nam hiệp định tương trợ tư pháp như nước Cộng hoà Liên bang Nga, nước Cộng hoà Slô-va- ki-a, nước Cộng hoà Séc, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, nước Cộng hoà Cu Ba, nước Cộng hoà Hunggari, nước Cộng hoà Bungari, nước Cộng hoà Ba Lan, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, nước Cộng hoà Pháp v.v.. Với những nước mà Việt Nam và nước đó chưa cùng là thành viên, tức là chưa kí kết, gia nhập điều ước quốc tế thì bản án, quyết định của những nước đó không đương nhiên thuộc diện được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành, trừ trường họp pháp luật có quy định khác.
- Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của toà án nước ngoài được quy định tại các điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của của điều ước quốc tế có quy định vê việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của toà án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Đây là những bản án, quyết định của toà án nước mà giữa nước đó và Việt Nam chưa kí kểt, gia nhập điều ước quốc tể nhưng dựa trên nguyên tắc có đi có lại nên vẫn được toà án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành.
- Bản án, quyết định dân sự khác của toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.
Ngoài những bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nêu trên, khoản 2 Điều 423 BLTTDS năm 2015 còn bổ sung và giải thích rõ: quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét và công nhận tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài.
Đặc điểm cơ bản của những bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được yêu cầu toà án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nêu trên thường là những bản án, quyết định dân sự mang tính tài sản do toà án nước ngoài tuyên khi giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, ỉao động và các việc khác. Mặt khác, các bản án, quyết định của toà án nước ngoài được yêu cầu toà án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành tại Viêt Nam thường phải dựa trên cơ sở cùa điều ước quốc tế đã kí kết hoăc trên cơ sở có đi có lại.
(ii) Phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thỉ hành tại Việt Nam
Theo quy định tai khoản 1 Điều 424 BLTTDS năm 2015, các phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Narn bao gồm:
- Các phán quyết của trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Điều này có nghĩa là toà án Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho thi hành đối với những phán quyết của trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định đó được tuyên tại nước hoặc của trọng tài của nước mà nước đó với Việt Nam đã kí kểt hoặc gia nhập điều ước quốc tể có quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
- Các phán quyết của trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nhưng trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Đây là những phán quyết của trọng tài nước ngoài mà nước đó với Việt Nam chưa kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tể có quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nhưng dựa trên nguyên tắc có đi có lại nên vẫn công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài đó (nước đó công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tại Việt Nam trên lãnh thổ nước đó thì Việt Nam cũng công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước đó trên lãnh thổ Việt Nam).
- Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 424 BLTTDS năm 2015, những phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. Các khái niệm trọng tài nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được xác định theo quy định của LTTTM của Việt Nam, theo đó trọng tài nước ngoài là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam; phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận lựa chọn (khoản 11, khoản 12 LTTTM).
Như vậy, các quy định của BLTTDS năm 2015 quy định về phán quyết của trọng tài nước ngoài được yêu cầu toà án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vừa khái quát được về phán quyết của trọng tài nước ngoài, vừa cụ thể hoá được đầy đủ các phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Các quy định này vẫn được xây dựng đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, kết hợp cả hai tiêu chí lãnh thổ và quốc tịch của trọng tài để xác định tính từ “nước ngoài”. Theo đó, các quyết định trọng tài được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam là rất rộng, bao gồm cả các quyết định trọng tài được tuyên tại các nước đã kí kết điều ước quốc tể với Việt Nam (các nước là thành viên Công ước New York) và các nước không phải là thành viên Công ước New York năm 1958. Cũng theo quy định đó, toà án Việt Nam không chỉ có thẩm quyền xem xét công nhận và cho thi hành những quyết định của trọng tài nước ngoài giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh, thương mại mà còn cả những quyết định của trọng tài nước ngoài giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động. Tuy nhiên cũng như các bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài dược xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, các phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu theo pháp luật của nước có trọng tài tuyên bản án, quyết định thì bản án, quyết định đó đang có hiệu lực pháp luật.
2- Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài
Theo quy định tại khoản 1 Điều 425 BLTTDS năm 2015, người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền làm đơn yêu cầu toà án Việt Nam xem xét để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài trong những trường hợp sau:
- Người phải thi hành án là cá nhân đang cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc là cơ quan, tổ chức đang có trụ sở chính tại Việt Nam;
- Tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.
Ngược lại, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự trong tố tụng dân sự, khoản 2 Điều 425 BLTTDS năm 2015 quy định người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền làm đơn yêu cầu toà án Việt Nam xem xét để không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 425 BLTTDS năm 2015 còn ghi nhận quyền yêu cầu toà án Việt Nam xem xét để không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Như vậy, quyền yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài là quyền tố tụng rất quan trọng của công dân, pháp nhân Việt Nam cũng như công dân, pháp nhân nước ngoài trong tố tụng dân sự. Với những quyền tố tụng này họ có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên lãnh thổ Việt Nam.
3- Thành phần hội đồng xét đơn yêu cầu
Theo quy định tại Điều 438 BLTTDS năm 2015, việc xét đơn yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành tại phiên họp do một hội đồng gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán được chánh án chỉ định làm chủ toạ phiên họp.
Trong trường họp quyết định của toà án Việt Nam về việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài bị kháng cáo, kháng nghị thì hội đồng xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của chánh án toà phúc thẩm TANDTC theo quy định tại khoản 2 Điều 443 BLTTDS năm 2015.
4- Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị
Theo quy định tại Điều 426 BLTTDS năm 2015, đương sự có quyền kháng cáo lên toà án cấp cao theo quy định của pháp luật đối với quyết định của toà án Việt Nam về việc công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài, nếu không đồng ý với quyết định này.
Cùng với việc ghi nhận quyền kháng cáo của đương sự, Điều 426 BLTTDS năm 2015 còn ghi nhận viện kiểm sát nhân dân cẩp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp cao cũng có quyền kháng nghị, yêu cầu toà án cấp cao xem xét lại quyết định công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu không đồng ý với quyết định này.
Việc công nhận quyền kháng cáo, kháng nghị và bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể trong Điều 426 BLTTDS năm 2015 có ý nghĩa rẩt quan trọng nhằm bảo đảm việc giải quyết yêu cẩu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được đúng đắn, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do vậy, khi có kháng cáo, kháng nghị, toà án Việt Nam có thẩm quyền phải tiến hành thủ tục phúc thẩm lại quyết định công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
5- Hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận
Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài hoặc ngược lại là không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài sẽ do toà án có thẩm quyền của Việt Nam quyết định. Nếu toà án có thẩm quyền của Việt Nam quyết định công nhận và cho thi hành thì bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài sẽ có hiệu lực tại Việt Nam và được bảo đảm hiệu lực tại Việt Nam. Nếu toà án có thẩm quyền của Việt Nam quyết định không công nhận thì bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài không có hiệu lực và không được bảo đảm thi hành trên lãnh thổ Việt Nam. Dựa trên tinh thần này, Điều 427 BLTTDS năm 2015 đã quy định rõ: bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài sau khi được toà án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì cũng có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật, được bảo đảm thi hành trên lãnh thổ Việt Nam theo thủ tục thi hành án án dân sự. Ngược lại, Điều 427 BLTTDS năm 2015 cũng khẳng định: bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài không được toà án Việt Nam công nhận thì đương nhiên không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 427 BLTTDS năm 2015 nhấn mạnh: Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài đã được toà án Việt Nam ra quyết định công nhận và cho thi hành chưa được thi hành tại Việt Nam ngay mà chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
Việc thi hành quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án dân sự.
6- Gửi quyết định và thông báo kết quả xét đơn yêu cầu của toà án
Ngay sau khi ra quyết định về việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài, toà án phải gửi cho các chủ thể liên quan như đương sự, viện kiểm sát... quyết định đó. Theo quy định tại Điều 428 BLTTDS năm 2015, toà án đã ra quyết định có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua Bộ tư pháp quyết định của toà án cho người được thi hành, người phải thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài hoặc người đại diện họp pháp của họ, cho viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015.
Cụ thể hơn, Điều 441 BLTTDS năm 2015 còn quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định xét đơn yêu cầu, toà án Việt Nam đã ra quyết định đó phải gửi quyết định xét đơn yêu cầu cho các đương sự,người đại. diện hợp pháp của họ, Bộ tư pháp và viện kiểm sát cùng cấp. Nểu có đương sự đang ở nước ngoài thì việc gửi quyết định của toà án cho đương sự ở nước ngoài được thực hiện theo các phương thức quy định tại Điều 474 BLTTDS năm 2015.
7- Chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài
Nhằm đảm bảo cho việc thi hành các bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài đã được toà án Việt Nam công nhận, từ đó bảo đảm được quyền, lợi ích của chủ thể có quyền, lợi ích trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, trong phán quyết của trọng tài nước ngoài, Nhà nước Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản phải thi hành án từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định tại Điều 429 BLTTDS năm 2015, không ai có quyền cản trở người được thi hành án chuyển tiền, tài sản của họ theo quyết định của toà án Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 429 BLTTDS năm 2015 cũng quy định rõ việc chuyển tiền, tài sản này phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm