Sáp nhập, hợp nhất công ty luật: thuận lợi và khó khăn

"Hãy để công lý được thực hiện cho dù bầu trời có sụp đổ".

- John Adams 

Sáp nhập, hợp nhất công ty luật: thuận lợi và khó khăn

Việc quyết định sáp nhập, hợp nhất các công ty luật có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Tạm thời chưa bàn đến những lý do từ góc độ phù hợp về tính cách hay văn hóa thì việc sáp nhập, hợp nhất thường xuất phát từ việc nó mang lại cho công ty luật nhận sáp nhập hoặc hợp nhất những thuận lợi. Và ngược lại, mặc dù việc sáp nhập, hợp nhất mang lại cho bạn và các luật sư thành viên rất nhiều thuận lợi để phát triển công ty luật của bạn. Tuy nhiên, ẩn đằng sau đó nó cũng tạo ra một số bất lợi và khó khăn nhất định làm cho việc sáp nhập, hợp nhất công ty luật của bạn không mang lại được những kết quả như bạn mong muốn hoặc thậm chí là đổ vỡ giữa chừng.

Liên hệ

I- THUẬN LỢI KHI SÁP NHẬP, HỢP NHẤT CÔNG TY

(I) Gia tăng quy mô, năng lực hoạt động trên cơ sở chiểu rộng và chiều sâu của công ty luật của bạn, bao gổm:

(i) Về mặt địa lý, công ty luật của bạn sẽ có thể có thêm văn phòng hoạt động ở các địa phương khác mà trước khi sáp nhập, hợp nhất công ty luật của bạn chưa có thể mở văn phòng tại đó. Ngoài ra, cùng với việc gia tăng
tiềm lực kinh tế và nguồn nhân lực, sau khi sáp nhập hay hợp nhất, công ty luật của bạn thậm chí cũng có thể mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương khác ở Việt Nam hoặc thậm chí là ở nước ngoài mà các bên riêng lẻ trước đó chưa có điểu kiện tài chính và nhân lực để có thê’ hiện diện pháp lý ở các nơi đó;

(ii) Về mặt chuyên môn pháp lý, sau khi sáp nhập, hợp nhất, công ty luật của bạn sẽ có thêm chuyên môn sâu ở một số lĩnh vực pháp luật mới. Ví dụ, nếu công ty luật của bạn chuyên về lĩnh vực ngần hàng và sở hữu trí tuệ trong khi công ty luật kia lại chuyên về lĩnh vực hình sự và dần sự thì việc sáp nhập, hợp nhất sẽ giúp cho công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất có chuyên môn sâu ở tất cả các lĩnh vực pháp luật nêu trên;

(iii) Về mặt khách hàng, công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất sẽ có được một số lượng khách hàng là tổng hợp các khách hàng của các công ty luật trước khi sáp nhập, hợp nhẵt. Trên thực tế, do có thể xảy ra tình huống các công ty luật có chung một số khách hàng nào đó, hoặc có sự xung đột lợi ích hoặc có trường hợp một số khách hàng chủ động chia tay vì không cảm thấy thoải mái về sự sáp nhập, hợp nhất của các công ty luật, số lượng khách hàng của công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất nhìn chung sẽ không thể đạt được số lượng cao nhất nhưng cũng sẽ gia tăng lên rất nhiều; 

Ngoài ra, số lượng nhân viên của công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất cũng tăng thêm nhiều do thu nhận hoặc thừa kế toàn bộ nguồn nhân lực của các công ty luật trước đó.

(II) Tạo ra một công ty luật mới với thực lực mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn với các hoạt động chăm sóc khách hàng và phát triển kinh doanh đa dạng và phong phú để bắt kịp với nhu cẩu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng hiện tại và dễ dàng hơn trong việc thu hút thêm những khách hàng mới;

(III) Sự sáp nhập, hợp nhất công ty luật sẽ ít nhiều làm giảm áp lực cho công ty luật của bạn trong việc bị tụt hậu so với các công ty luật khác và giảm bớt khả năng bị đe dọa thôn tính từ đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hành nghề;

(IV) Mở rộng và tận dụng tối đa cơ hội để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thay vì trước đầy mỗi công ty luật riêng lẻ phải từ chối một số khách hàng do không có chuyên môn trong các lĩnh vực pháp luật mà khách hàng yêu cẩu;

(V) Cùng với sự bổ trợ, bù đắp những khiếm khuyết cho nhau về mặt chuyên môn và có thêm một số nhân sự chủ chốt có trình độ kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghê' cao, công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất sẽ tăng cường được vị thế và danh tiếng của mình trên thị trường pháp lý, hoặc thậm chí là được các tổ chức đánh giá độc lập đánh giá và xếp hạng ở vị trí cao hơn hẳn trước đầy;

(VI) Với thực lực tăng cao ở mọi khía cạnh sau khi sáp nhập, hợp nhất, công ty luật của bạn sẽ chiếm được nhiều ưu thế khi tham gia thương lượng, đấu thầu các công việc pháp lý của khách hàng lớn so với trước khi sáp nhập, hợp nhất và phí dịch vụ pháp lý cũng theo đó mà sẽ tăng lên đáng kể;

(VII) Với nguồn lực tài chính dồi dào, công ty luật của bạn sau khi sáp nhập, hợp nhất sẽ có nhiều ngân sách hơn cho việc chi trả lương thưởng, huấn luyện nhân viên để thu hút và giữ chân các nhân viên giỏi. Việc gia tăng ngân sách cũng giúp công ty luật của bạn thực hiện các hoạt động quảng bá doanh nghiệp mà trước đây
chưa thể thực hiện được vì nhiêu lý do khác nhau; thiết kế, sửa sang lại văn phòng cho khang trang, ấm cúng, chuyên nghiệp, lịch sự hơn; mua sắm các trang thiết bị văn phòng với chất lượng tốt hơn và nhiều tính năng hơn để phục vụ cho các công việc pháp lý ngày càng đa dạng của khách hàng;

(VIII) Việc sáp nhập, hợp nhất còn giúp cải thiện báo cáo tài chính của công ty luật của bạn theo hướng tốt lên so với trước đây và giúp gia tăng ít nhiều thu nhập của các luật sư thành viên. Trong khi doanh thu chung của công ty luật của bạn được tăng lên do doanh thu của các công ty luật gộp lại và do sự tận dụng tối đa các cơ hội cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở các lĩnh vực pháp luật mà các công ty luật trước đây không thể cung cấp vì không có đủ trình độ năng lực chuyên môn, thì chi phí hoạt động chung của công ty luật lại giảm xuống đáng kể so với chi phí của các công ty luật riêng lẻ trước đây do giảm được chi phí tiền lương và phúc lợi do một số nhân viên nghỉ việc do tái cơ cấu công ty luật, giảm chi phí thuê văn phòng do sử dụng chung phòng họp, tiếp tân, phòng đựng hồ sơ khách hàng, các chi phí phát triển kinh doanh bị trùng lắp cũng sẽ được bỏ bớt, V.V.;

(IX) Ngoài ra, việc sáp nhập, hợp nhất cũng giúp công ty luật của bạn thoát khỏi bẫy phát triển trung bình mà phần lớn các công ty luật Việt Nam thường gặp phải khi phát triển đến một giai đoạn nào đó. Bởi lẽ, vào những giai đoạn đó, nếu công ty luật của bạn không có nguồn lực đủ mạnh để giải quyết được các vấn vê' như nhân tài rời đi, khách hàng không ổn định, chi phí hoạt động tăng cao ngoài ý muốn, V.V., thì dù cho bạn có hết sức cố gắng trong một thời gian dài thì công ty luật của bạn cũng không thể có những bước phát triển ổn định, bền vững và mang tính đột phá so với các công ty luật khác.

Xem thêm: Những vấn đề khi công ty luật đang phát triển: Sáp nhập, hợp nhất công ty luật.

II- KHÓ KHĂN KHI SÁP NHẬP, HỢP NHẤT CÔNG TY

(I) Sự khác biệt văn hóa của từng công ty luật làm cho việc sáp nhập, hợp nhất có thể hòa nhập nhưng không dễ hòa tan sau khi sáp nhập, hợp nhất. Ví dụ, văn hóa doanh nghiệp của công ty luật của bạn là phong cách làm việc theo kiểu gia đình, không hình thức, xuề xòa, để cao tính kế thừa và mức độ thâm niên của luật sư trong khi công ty luật của luật sư đối tác thì theo phong cách làm việc chuyên nghiệp, dựa trên hiệu quả công việc là chính để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên; hoặc trường hợp công ty luật của bạn tập trung làm các công việc pháp lý cho khách hàng dựa trên cơ sở tính phí dịch vụ theo sự thành công của các công việc pháp lý được giao trong khi công ty luật của luật sư đối tác thì làm việc theo cách tính phí dịch vụ pháp lý theo số giờ thực tế phát sinh của các nhân viên thực hiện công việc. Sự khác biệt này, ít nhiều cũng tạo nên sự chệch choạc, không đổng nhất trong hoạt động của công ty luật của bạn sau khi được sáp nhập, hợp nhất mà
nếu không có hướng xử lý phù hợp ngay từ đẩu thi sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ, các nhân viên của những công ty luật trước đó sẽ hợp tác và làm việc với nhau không hiệu quả;

(II) Sự sáp nhập, hợp nhất đôi khi còn làm cho vị trí lãnh đạo trong công ty luật của bạn không còn mạnh mẽ như trước khi sáp nhập, hợp nhất vì có sự hiện diện của những nhóm luật sư thành viên với những lợi ích nhóm khác nhau. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các quyết định quản trị và phát triển kinh doanh của công ty luật của bạn sau khi sáp nhập, hợp nhất thường là sự thỏa hiệp giữa các nhóm lợi ích. Trong một chừng mực nào đó, tình trạng này có thể làm chệch hướng hay làm chậm đi sự phát triển vốn có công ty luật của bạn theo những định hướng, mục tiêu phát triển ban đẩu của bạn;

(III) Các quyết định quản trị trong công ty luật của bạn có nguy cơ bị trì trệ, mất nhiêu thời gian hơn để đưa ra được các quyết định quản trị do bộ máy quản lý cồng kềnh sau khi sáp nhập, hợp nhất. Bởi lẽ, khi có thêm nhiều người thì chắc chắn là sẽ có thêm nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, mà khi có thêm nhiều ý kiến, quan điểm như vậy thì thời gian dành cho việc thảo luận để thống nhất ý kiến và ra quyết định cũng phải kéo dài theo. Hệ quả là các quyết định quản trị trong công ty luật của bạn thường bị chậm, không nhanh chóng bắt kịp những thay đổi, đòi hỏi của tình hình tại từng thời điểm. Điểu này ít nhiều làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên và gián tiếp làm cho năng suất làm việc của nhân viên bị sụt giảm;

(IV) Một số luật sư thành viên trong các công ty luật trước khi sáp nhập, hợp nhất không đồng ý với việc sáp nhập, hợp nhất vì họ cho rằng việc đó sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí, lợi ích của họ trong công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất. Thậm chí, họ còn gián tiếp đe dọa sẽ ra đi cùng với một số khách hàng, nhân viên và có
thể là cả một lĩnh vực hành nghề pháp lý của công ty luật của bạn;

(V) Cũng có trường hợp nhằm gia tăng vị thế cho công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất, các bên sáp nhập, hợp nhất lại để cử vào hội đồng luật sư thành viên sau khi sáp nhập, hợp nhất một số luật sư thành viên hiện hữu của công ty luật của họ mặc dù những cá nhân này cho thấy là làm việc không hiệu quả tương xứng với vị
trí của họ, không có năng lực chuyên môn và quản trị thật sự. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng công ty luật của bạn sau khi sáp nhập, hợp nhất phải mang gánh nặng chi trả chi phí tiền lương cao hơn cho những nhân sự này trong khi lại không được hưởng lợi gì từ hiệu quả công việc của họ mang lại;

(VI) Có thể vì những lý do khác nhau, sẽ có một số khách hàng lại không thích sự sáp nhập, hợp nhất công ty luật của bạn ví dụ như họ không thích một vài luật sư của công ty luật kia do trước đầy những người đó có đại diện cho một số khách hàng khác giải quyết tranh chấp với họ hay phí dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn sau khi sáp nhập, hợp nhất tăng cao làm cho khách hàng không thể chịu được, V.V., hoặc trường hợp công ty luật của bạn sau khi sáp nhập, hợp nhất bị xung đột lợi ích mà phải từ bỏ một số khách hàng quan trọng nào đó;

(VII) Sự chênh lệch về thu nhập quá lớn giữa các luật sư thành viên trong công ty luật của bạn và của các luật sư thành viên từ những công ty luật kia cũng có thể tạo nên sự đố kỵ, không hài lòng giữa các nhóm luật sư thành viên mà hệ quả của nó là làm gia tăng căng thẳng trong nội bộ;

(VIII) Yêu cầu về số giờ làm việc hằng năm có tính phí khách hàng tối thiểu cho từng luật sư thành viên trong từng công ty luật có sự khác biệt quá lớn giữa các bên trước khi sáp nhập, hợp nhất mà không có cách nào thỏa hiệp được sau khi sáp nhập, hợp nhất;

(IX) Cách tính thu nhập cho các luật sư thành viên trong từng công ty luật quá khác biệt mà không thể dung hòa được. Chẳng hạn, một công ty luật thì trả thu nhập cho luật sư thành viên theo phương thức tính điểm trong khi công ty luật còn lại thì chi trả thu nhập dựa trên thâm niên và tuổi tác của từng luật sư thành viên;

(X) Một trong các công ty luật lại yêu cầu các luật sư thành viên mới phải góp vốn vào công ty luật trong khi công ty luật còn lại thi không có yêu cầu như vậy;

(XI) Việc đàm phán về sáp nhập, hợp nhất với công ty luật đối tác khác không được thông báo đẩy đủ và kịp thời cho các luật sư thành viên trong công ty luật của bạn khiến cho mọi người không có đầy đủ thông tin và thời gian để cần nhắc thiệt hơn trước khi quyết định; 

(XII) Tên của công ty luật sau khi sáp nhập, hợp nhất là sự trộn lẫn quyến và lợi ích của các bên công ty luật cho nên tên mới đó không còn phản ánh được tầm nhìn và giá trị cốt lõi ban đầu của công ty luật của bạn.

(III) KHUYẾN NGHỊ CỦA CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST

(i) Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Sáp nhập, hợp nhất công ty luật: thuận lợi và khó khăn

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.02519 sec| 1130.523 kb