Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law

26/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Civil law bao gồm ba giai đoạn: Giai đoạn pháp luật tập quán (La période du droit coutumier) - Giai đoạn trước thế kỷ XIII; Giai đoạn pháp luật thành văn (La période du droit legislatif) từ thế kỷ xIII đến cuối thế kỷ XVIII; Giai đoạn pháp điển hoá pháp luật và phát triển ra ngoài châu Âu - từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đến nay.

1- Giai đoạn pháp luật tập quán 

Đây là thời kỳ pháp luật như tên gọi của nó hình thành từ các tập quán địa phương vì vậy còn mang tính biệt lập, phân tán, thiếu thống nhất. Tồn tại các luật tập quán của Pháp, Đức, của các dân tộc Slavian, luật La Mã. Đặc biệt, phần lớn các bộ tộc ở Tây Âu đã bị người La Mã đô hộ trong suốt 04 thế kỷ nên luật La Mã cổ đại đã có ảnh hưởng lớn ở đây. Mặc dù đế chế Tây La Mã đã sụp đổ vào năm 476 nhưng đế chế Đông La Mã (có thủ phủ là Constantinopol) vẫn tồn tại.

Năm 528, Hoàng đế Đông La Mã Justinian đã ra lệnh hệ thống hoá và củng cố luật La Mã. Kết quả là đã tạo nên công trình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris Civilis có nghĩa là Tập hợp các chế định luật dân sự. Corpus Juris Civilis bao gồm 4 phần: Code, Digeste, Institutes và Novels, được công bố từ năm 529 đến nãm 534.

- Code là phần hệ thống hoá tất cả các luật của các hoàng đế La Mã cổ đại đã ban hành, trong đó các điểm không rõ ràng hoặc chồng chéo bị loại bỏ;

- Digest là tập hợp các luận thuyết về pháp luật có giá trị nhất của các học giả La Mã cổ đại;

- Institutes là cuốn sách giáo khoa về pháp luật được viết bởi các cố vấn pháp luật La Mã cổ đại;

- Novels bao gồm các luật mới ban hành bởi hoàng đế Justinian.

Nhìn chung, giai đoạn này pháp luật còn giản đơn, còn lẫn lộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật. Đặc biệt trong thời kỳ mà người phương Tây gọi là “the Dark Ages” (thời kỳ đen tối) từ khoảng thế kỉ V đến thế kỷ X, pháp luật mặc dù đã tồn tại nhưng chưa phải thực sự là công cụ chủ yếu để đảm bảo cồng lí trong xã hội. Với những quan điểm về chứng cứ hoặc duy tâm (phụ thuộc vào ý chí của thượng đế) hoặc không hợp lý (phụ thuộc vào sự may rủi) hoặc thiếu sự khách quan (bị kẻ có uy quyền chi phối) phương pháp giải quyết các tranh chấp thời kì này có thể là đấu súng, đấu gươm, đấu vật, cá cược, lời thề trước Chúa, chịu thử thách với lửa, nước V.V.. Các tranh chấp giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm xã hội được giải quyết hoặc bằng luật của sức mạnh cơ bắp hoặc bằng sức mạnh quyền uy của các tộc trưởng.

Luật pháp thời kỳ này chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng tôn giáo, nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thờ làm luật lệ nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Giai đoạn pháp điển hoá pháp luật và phát triển mở rộng ra ngoài lục địa châu Âu

Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng những văn bản pháp luật quan trọng, là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp luật của nhân loại. Trước hết phải kể đến Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp. Những quy định cơ bản của Bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thành những nguyên tắc cơ bản của các bản hiến pháp của các quốc gia lục địa châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới. Đó là các quy định sau đây:

- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

- Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Đó là các quyền: tự do, sở hữu, an toàn và chống lại áp bức.

- Nguyên tắc tất cả chủ quyền nhà nước thuộc về dân tộc. Không một tổ chức hay cá nhân nào được vi phạm chủ quyền của dân tộc.

- Tự do là khả năng được làm tất cả những gì không hại đến người khác. Việc thực hiện quyền tự nhiên của con người được giới hạn bởi những quy định nhằm đảm bảo cho mọi thành viên khác trong xã hội cũng được thực hiện quyền đó. Những giới hạn này chỉ có thể được xác định bởi văn bản luật.

- Chỉ có luật mới có thể cấm đoán các hành vi mà nó xác định là có hại cho xã hội. Không ai có thể ngăn cản con người thực hiện hành vi mà luật không cấm và không ai có thể bắt buộc người khác thực hiện một hành vi mà luật không bắt buộc thực hiện.

- Luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể công dân. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để góp phần xây dựng luật. Luật pháp chỉ là một cho tất cả mọi người dù là bảovệ hay trừng phạt. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

- Không ai có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam giữ những quy định của luật.

- Luật chỉ thiết lập các hình phạt một cách nghiêm khắc khi điều đó là thật sự cần thiết và không ai bị áp dụng hình phạt theo luật, nếu lụật đó ban hành sau khi hành vi đã xảy ra.

- Tất cả mọi người đều được coi là vô tội khi chưa có bản án của toà án có thẩm quyền kết tội.

- Không ai có thể bị truy bức vì quan điểm của họ, kể cả khi đó là quan điểm tôn giáo, miễn là sự biểu hiện quan điểm đó không gây ra sự rối loạn trật tự xã hội mà pháp luật đã thiết lập.

- Tự do giao lưu tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Công dân có quyền tự do nói, viết, in ấn, ngoại trừ sự lạm dụng quyền tự do đó trong những trường hợp mà luật quy định.

- Sự đảm bảo các quyền con người và quyền công dân cần thiết một sức mạnh nhà nước. Sức mạnh này được thiết lập vì lợi ích chung của mọi người chứ không phải vì lợi ích của những người được trao sức mạnh đó.

- Để duy trì quyền lực công cộng và những chi phí hành chính, mỗi công dân tuỳ theo khả nãng của mình phải đóng góp một khoản nhất định cho Nhà nước.

- Tất cả mọi công dân có quyền tự mình xác lập sự cần thiết về đóng góp công cộng, về cơ sở xác lập, về xác định định suất về việc thu và thời hạn.

- Xã hội có quyền đòi hỏi tất cả các viên chức nhà nước phải thẩm kế về chi tiêu hành chính của mình.

- Mọi xã hội mà trong đó quyền con người và công dân không được đảm bảo, không có sự phân chia quyền lực thì không thể có hiến pháp.

- Quyền sở hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Khi xã hội cần thiết vì lợi ích chung với sự đền bù thoả đáng, sở hữu tư nhân buộc phải chuyển thành sở hữu công cộng.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền năm 1789 của Pháp đã đặt nền móng cho một ngành luật mới ra đời đó là luật hiến pháp. Những quy định trong bản tuyên ngôn nổi tiếng này trở thành những nguyên tắc cơ bản của quá trình đấu tranh vì chế độ dân chủ trong lịch sử lập hiến các nước lục địa châu Âu. Ngày 3/9/1791 bản hiến pháp đầu tiên của nước Pháp ra đời. Bản tuyển ngôn nhân quyền và công dân quyền được đưa vào phần đầu của bản hiến pháp.

Do Pháp có nhiều thuộc địa ở Bắc Phi, Trung Phi, Tây Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ nên pháp luật của Pháp đã vượt ra ngoài lãnh thổ châu Âu vươn tới châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, đặc biệt là cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Pháp luật của Đức (chủ yếu là Bộ luật dân sự năm 1896) do tính khoa học và hợp lí của nó cũng đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ngoài châu Phi. Ngoài một số quốc gia trước đây là thuộc địa của Đức như Namibia, Burundi và một phần của Cameroon, Tanzania ở châu Phi, Tây Samua tại Nam Thái Bình Dương, pháp luật của Đức còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hi Lạp và một phần Trung Quốc.

Hệ thống pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật này có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao nhất trong các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật này xây dựng được khá nhiều bộ luật trên các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, ở Pháp người ta đã xây dựng được khoảng 40 bộ luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

3- Sự phát triển pháp luật thuộc dòng họ Civil law ra ngoài châu Âu 

Do nhiều quốc gia Tây Âu như Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đao Nha, Hà Lan, Italia có nhiều thuộc địa ở các châu lục khác nên dòng họ pháp luật Civil law đã có điều kiện thuận led để phát triển sang các châu lục khác.

Theo Rene Đavid, pháp luật thuộc dòng họ Civil law phổ biến ở châu Phi và Madagaska. Trước khi người Tây Âu đô hộ, những nước này không có hệ thống pháp luật phát triển nên họ dễ dàng tiếp nhận pháp luật của những người đô hộ như tiếp nhận một nền văn hoá pháp luật cao hơn. Những nước trước đây là thuộc địa của Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều tiếp nhận hệ thống Civil law, đảo Mavriky và quần đảo Ceishell mặc dù nằm trong thành phần Liên hiệp Anh cũng thuộc hệ thống pháp luật này. Các nước Bắc Phi thuộc về hệ thống Civil law vì các nước Bắc Phi tiếp nhận các đạo luật của Pháp hoặc Ý do quá trinh thuộc địa hoá hoặc dưới ảnh hưởng chính trị và văn hoá Pháp, mặc dù pháp luật Hồi giáo vẫn giữ vai trò quan trọng ở những nước này.

Ở châu Mỹ, những thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Pháp và Hà Lan là những vùng lãnh thổ đã tiếp nhận các chế định pháp luật thuộc dòng họ Civil law và xây dựng các bộ luật theo các hình mẫu của châu Âu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của châu Mỹ, hệ thống pháp luật án lệ đã thống soái ở đây.

Các lãnh thổ thuộc quyền cai trị của Tây Ban Nha trước đây, hiện nay là các tiểu bang của Hoa Kỳ như Florida, California, New-Mexico, Arizona, Texas chỉ giữ lại được vài ba chế định của hệ thống Civil law, còn về cơ bản đã thuộc về hệ thống pháp luật án lệ (Common law). Cá biệt, một số khu vực lãnh thổ như bang Luisiana của Hoa Kỳ, bang Quebek của Canada, Pueto-Rico do nhiều chế định pháp luật của dòng họ Civil law vẫn còn tồn tại nên ở những khu vực lãnh thổ này hiện nay hai dòng họ pháp luật Civil law và Common law cùng tồn tại.

Ở châu Á, dòng họ Civil law cũng được tiếp nhận ở nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ năm 1839 các bộ luật châu Âu đã được coi là mô hình để họ cải cách hệ thống pháp luật. Năm 1926, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận Bộ luật nghĩa vụ của Thụy Sĩ và gia nhập dòng họ Civil law mặc dù đây là quốc gia Hồi giáo và trước đó không lâu pháp luật Hồi giáo vẫn còn thống trị. Các nước khác như Ai Cập, Iraq, Israel, Jordanie, Koweit cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật lục địa châu Âu và trong quá trình phát triển pháp luật, các chế định pháp luật lục địa châu Âu được cấy ghép xen kẽ với pháp luật Hồi giáo thành các hệ thống pháp luật pha trộn.

Các nước Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc các chế định pháp luật của dòng họ Civil law trong lĩnh vực công pháp cũng như tư pháp. Hầu như tất cả các nước nói trên đều chịu ảnh hưởng không những các học thuyết, các tư tưởng pháp luật mà còn chịu ảnh hưởng các chế định phắp luật cụ thể như hợp đồng, thừa kế, sở hữu, pháp nhân... trong luật tư và các chế định nghị viện, tổng thống, chính phủ, hệ thống toằ án, chính quyền địa phương trong lĩnh vực luật công. Các hiến pháp, các bộ luật dân sự, hình sự, thương mại, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự của các nước lục địa châu Âu cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của các nước châu Á cũng như các châu lục khác

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.28118 sec| 858.156 kb