"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn cần là một Luật sư tử tế".
Luật sư Phạm Ngọc Minh,
Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest
Dịch vụ Luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ khách hàng tuân thủ pháp luật về nội dung và hình thức của hợp đồng. Chuyên gia hợp đồng có kinh nghiệm hỗ trợ đàm phán hiệu quả, hài hòa lợi ích các bên, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực hiện hợp đồng, giảm thiểu tranh chấp, hạn chế rủi ro cho khách hàng.
Luật sư hợp đồng hỗ trợ khách hàng các công việc: (1) soạn thảo hợp đồng, (2) đàm phán ký kết hợp đồng, (3) giám sát tuân thủ hợp đồng, (4) xử lý các vấn đề pháp lý khi thực hiện, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng, (5) thực hiện thủ tục hành chính liên quan, (6) giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua đàm phán, thương lượng hoặc tại tòa án, trọng tài.
CÁC 'RẮC RỐI' THƯỜNG GẶP
LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG LÀM GÌ
I- HỢP ĐỒNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Các nguyên tắc cơ bản: trong quan hệ hợp đồng (a) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật; (b) Tự do, tự nguyện thoả thuận, nhưng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; (c) Xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ một cách thiện chí, trung thực; (d) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; (đ) Áp dụng thói quen trong hoạt động được thiết lập giữa các bên; (e) Áp dụng tập quán; (f) Bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; (f) Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu tương đương văn bản.
Hợp đồng có hiệu lực: Khi có đủ các điều kiện (a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập; (b) Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện; (c) Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp luật có quy định.
Hợp đồng vô hiệu: khi không có một trong các điều kiện của Hợp đồng có hiệu lực (nêu trên).
Nội dung của hợp đồng: Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: (a) đối tượng của hợp đồng; (b) số lượng, chất lượng; (c) giá, phương thức thanh toán; (d) thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; (đ) quyền, nghĩa vụ của các bên; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (g) phương thức giải quyết tranh chấp.
Hình thức của hợp đồng: Được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Nghĩa vụ hợp đồng: Là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền).
Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ: Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Thỏa thuận phạt vi phạm: Là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Chế tài trong hợp đồng: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm; (c) Buộc bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (đ) Đình chỉ thực hiện hợp đồng; (f) Huỷ bỏ hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng: Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng, liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp: Tranh chấp trong hợp đồng được giải quyết thông qua các hình thức (a) Thương lượng giữa các bên; (b) Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải; (c) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
II- MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG PHỔ BIẾN
Hợp đồng dân sự: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là phương thức giao dịch phổ biến nhất trong đời sống dân sự.
Hợp đồng thương mại: là sự thỏa thuận giữa các bên (hoặc một bên) là thương nhân, nhằm mục đích sinh lợi (còn gọi là 'mục đích thương mại' như: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác). Sự khác biệt giữa hợp đồng (kinh doanh) thương mại và hợp đồng dân sự chủ yếu ở 'mục đích sinh lợi'.
Hợp đồng đầu tư: là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư về việc bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Những loại hợp đồng đầu tư phổ biến: (a) Hợp đồng đầu tư thành lập doanh nghiệp; (b) Hợp đồng đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; (3) Hợp đồng liên danh; (4) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).
Hợp đồng đối tác công tư (PPP): được ký kết giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công, bao gồm: (a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT); (b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO); (c) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT); (d) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO); (đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL); (e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT); Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M).
Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Hợp đồng xây dựng: là sự thỏa thuận giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, theo đó bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư đúng tiến độ, nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ. Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến: (a) Hợp đồng tư vấn xây dựng; (b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình; (c) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng; (d) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, (đ) Hợp đồng chìa khoá trao tay.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
QUY TRÌNH DỊCH VỤ
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
- Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch hợp đồng,
- Công ty Start-up,
- Nhà đầu tư Việt Nam,
- Nhà đầu nước ngoài đầu tư tại Việt Nam,
- Đơn vị công lập, cơ quan nhà nước.
KHÁCH HÀNG CHỌN CHÚNG TÔI
Khách hàng nói gì về chúng tôi
Áp dụng đối với khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm