Sản phẩm
Tin tức

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận, và những thỏa thuận này sẽ có hiệu lực pháp luật nếu chúng không trái với các quy định của pháp luật. Ở góc độ thực hiện quyền quản lý các hoạt động kinh doanh, Nhà nước đưa ra một số quy định có tính chất khung về quyển và nghĩa vụ của các bên nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyển lợi chính đáng của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, nhất là một loại hợp đồng mang tính chất phức tạp như hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Nhận diện hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây cũng chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.

Pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Thuật ngữ “giải thể” được Từ điển tiếng Việt giải nghĩa là “không còn tồn tại, làm cho không còn tồn tại như một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi”. Theo cách hiểu ngày, giải thể là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức. Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) định nghĩa: Giải thể doanh nghiệp “là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ”. Giải thể trước hết là hoạt động do doanh nghiệp tiến hành với các công việc chính là thanh lý tài sản và thanh toán nợ, tiến tới chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp để rút khỏi thị trường.

Thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng kí kinh doanh, nhằm “khai sinh” họp pháp cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng kí doanh nghiệp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng kí doanh nghiệp (đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp) để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp.

Mối quan hệ, nguồn của Luật Thương mại Việt Nam
Dù hiểu từ góc độ một ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thì giữa Luật Dân sự và Luật Thương mại cũng chỉ có sự độc lập tương đối và giữa chúng tồn tại mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Luật Thương mại và Luật Dẫn sự đều điều chỉnh các quan hệ tài sản hình thành trên cơ sở quyền tự do thoả thuận của chủ thể, đồng thời, đều quy định về tư cách chủ thể (của tổ chức, cá nhân) trong các giao dịch đó. Trên cơ sở các quy định chung của Luật Dân sự, Luật Thương mại quy định bổ sung hoặc chi tiết hoá phù hợp với đặc thù của giao dịch thương mại có mục đích sinh lợi và đặc thù của các chủ thể là thương nhân - những tổ chức, cá nhân lấy hoạt động thương mại làm chức năng chính và lấy yếu tố sinh lợi là mục đích cơ bản hàng đầu.