Sản phẩm
Tin tức
Tổng hợp hình phạt và quyết định hình phạt - một số vấn đề liên quan
Tổng hợp hình phạt, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là các trường hợp đặc biệt khi Tòa án quyết định hình phạm đối với người phạm tội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các trường hợp này trong bài viết dưới đây.
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với trách nhiệm hình sự
Nhận thức của một người có thể là nhận thức đúng và cũng có thể là nhận thức sai. Khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, chủ thể có thể có nhận thức liên quan đến hành vi này không phù hợp với thực tế hay nói cách khác họ có sai lầm.
Khái niệm quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt phù hợp (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức hình phạt cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự để áp dụng cho người phạm tội. Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng là tiền đề cho việc đạt được mục đích của hình phạt. Vậy khái niệm quyết định hình phạt là gì?
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Như vậy, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là một trong số những căn cứ để quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Vậy cụ thể quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như thế nào?
Các hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự
Các hình phạt bổ sung trong pháp luật hình sự Việt Nam được áp dụng cùng với hình phạt chính, nhằm tăng cường mức độ răn đe và giáo dục đối với người phạm tội.
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tôi, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Như vậy, các căn cứ quyết định đối với người phạm tội cụ thể như thế nào?
Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại theo pháp luật hình sự
Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hình phạt đối với pháp nhân thương mại, bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực, và yêu cầu khắc phục hậu quả. Các hình phạt này nhằm xử lý hiệu quả hành vi phạm tội trong lĩnh vực thương mại.
Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội
Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được áp dụng đối với người phạm tội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt. Cùng với hình phạt, các biện pháp tư pháp thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước.
Hình phạt tử hình theo pháp luật hình sự Việt Nam
Bộ luật Hình sự 2015 quy định tử hình là hình phạt cao nhất, áp dụng cho tội rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, không áp dụng tử hình với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi, và người trên 75 tuổi. Thi hành án bằng tiêm thuốc độc; người bị tử hình có quyền xin ân giảm thành tù chung thân.
Ý nghĩa của cấu thành tội phạm
Nội dung dưới đây sẽ phân tích sâu sắc vai trò của CTTP trong việc xác định TNHS, định tội danh và khung hình phạt theo quy định của BLHS Việt Nam.
Phân loại cấu thành tội phạm
CTTP được trình bày trên là CTTP cơ bản. Tuy nhiên, khái niệm CTTP cơ bản thường chỉ được sử dụng khi cần phân biệt với các CTTP khác còn trong trường hợp bình thường, khái niệm CTTP luôn được sử dụng với nghĩa là CTTP cơ bản. Như vậy, phân loại CTTP được hiểu có thể là phân loại CTTP thành CTTP cơ bản và các CTTP khác. Cách phân loại thứ hai là phân loại các CTTP cơ bản.
Khái niệm, đặc điểm cấu thành tội phạm
Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm nhất định như tội giết người, tội cướp tài sản đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố. Tuy khác nhau như vậy nhưng tất cả các trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định đều có những nội dung biểu hiện giống nhau ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau đó được coi là những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của tội phạm nhất định. Khi quy định tội phạm trong luật, nhà làm luật phải sử dụng các dấu hiệu này để mô tả tội phạm. Trong khoa học luật hình sự, sự mô tả này được gọi là CTТР.
Các yếu tố của tội phạm
Nghiên cứu về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau. Những yếu tố đó, theo khoa học luật hình sự Việt Nam là chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và khách thể của tội phạm. Như vậy, tội phạm được hợp thành bởi 4 yếu tố.
Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
Tội phạm, xét về bản chất pháp lý, cũng là loại vi phạm pháp luật. Do vậy, giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, trước hết là vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật, có những điểm gần giống nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Việc phân biệt này không chỉ có ý nghĩa trong khi áp dụng luật mà có ý nghĩa ngay cả khi xây dựng và giải thích luật.
Nhận thức đầy đủ về tội phạm cũng như về ranh giới giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là cơ sở cần thiết cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng luật hình sự.