Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

11/05/2023
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường là hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên.

1- Dấu hiệu pháp lý 

[a] Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm 

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi:

- Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường: Đây là hành vi của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã được quy định tại Điều 108 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:

+ Không lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

+ Không lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;

+ Không đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;

+ Không tuân thủ thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;

+ Không có biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.

- Vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường: Đây là hành vi không thực hiện trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường đã được quy định tại Điều 109 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:

+ Không thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; không tổ chức cứu người, tài sản; không thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cổ;

+ Không thực hiện trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cổ kịp thời...

- Vi phạm quy định về khắc phục sự cố môi trường: Đây là hành vi không thực hiện trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường đã được quy định cụ thể tại Điều 112 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:

+ Không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

+ Không tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;

+ Không thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

+ Không tuân thủ thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;

+ Không có biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.

- Vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường: Đây là hành vi không thực hiện trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường đã được quy định tại Điều 109 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:

+ Không thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; không tổ chức cứu người, tài sản; không thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cổ;

+ Không thực hiện trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cổ kịp thời...

- Vi phạm quy định về khắc phục sự cố môi trường: Đây là hành vi không thực hiện trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường đã được quy định cụ thể tại Điều 112 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể:

 + Không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

+ Không tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;

+ Không thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

+ Không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường ...

Dấu hiệu hậu quả của tội phạm được điều luật quy định là:

-       Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng;

-      Tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

-       Thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên,

[b] Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm 

Chủ thể của tội phạm là người có nghĩa vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của Luật môi trường. Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm là lỗi cố ý nhưng đối với hậu quả đã gây ra là lỗi vô ý.

2- Hình phạt 

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS.

Khung hình phạt cơ bản. có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tống tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

- Gây thiệt hại từ 03 tỷ đồng đến dưới 07 tỉ đồng.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

-  Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;

- Gây thiệt hại 07 tỷ đồng trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đổi với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS được quy định:

  •  Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1, thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng;
  • Nếu  hành vi phạm tội thuộc khoản 3, thì bị phạt tiền từ 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
  •  Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 của BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại từ 03 tỷ đồng đến dưới 07 tỷ đồng.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

  •  Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 03 người 'trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại 07 tỷ đồng trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đổi với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS được quy định:

  •  Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1, thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3, thì bị phạt tiền từ 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 của BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:

 Hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm

0 bình luận, đánh giá về Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.23038 sec| 971.195 kb