Tin tức
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà
Vì cả bên thuê và bên cho thuê đều có những vấn đề khó khăn của riêng mình dẫn tới các bên không đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng, từ đó phát sinh tranh chấp hợp đồng thuê nhà. Do đó, với mục đích giúp các bên nhận thấy được các vấn đề của mình dưới góc độ pháp lý, chúng tôi xin cung cấp một số nội dung được trình bày ngay trong bài viết này.
Hợp đồng thuê nhà - Theo quy định pháp luật hiện hành
Hợp đồng cho thuê nhà là một trong những văn bản quan trọng thể hiện ý chí, sự thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và người cho thuê nhà về: Mục đích cho thuê nhà (để ở, kinh doanh ...), giá thuê nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê nhà, nghĩa vụ cải tạo, sửa sang nhà ở,...Bài viết dưới đây, Luật Everest sẽ chia sẻ cho các bạn về những quy định hiện hành, căn cứ pháp luật đối với hợp đồng cho thuê nhà.
Hợp đồng thuê nhà - Những điều cần phải biết trước khi kí hợp đồng
Trước khi đặt bút ký vào bản Hợp đồng thuê nhà, chủ nhà và khách thuê cần nắm rõ đầy đủ các thông tin trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
Hợp đồng thuê nhà - Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng
Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn thỏa thuận và bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê nhà - Những lưu ý sau khi ký hợp đồng
Người thuê nhà và bên cho thuê khi lập hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về trách nhiệm sửa chữa, điều chỉnh giá thuê, yêu cầu bồi thường,..Theo đó, hợp đồng phải có thông tin đầy đủ của bên thuê và cho thuê, mô tả đặc điểm nhà cho thuê: diện tích sử dụng chung, riêng, mục đích sử dụng..., giá thuê, thời hạn thuê, phương thức thanh toán, thời gian giao nhận nhà, phương thức bảo trì, sửa chữa nhà.
Hợp đồng phải làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên; các cam kết và thỏa thuận khác; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên; nếu là tổ chức, phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Khi lập hợp đồng, chủ nhà cần cung cấp cho bên thuê một số giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người thuê nhà. Hai bên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, các bên nên thực hiện công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý.