Tâm lý bị hại trong điều tra truy tố và chuẩn bị xét xử

15/05/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Ở giai đoạn này, do hành vi phạm tội của bị can vừa xảy ra quả, tâm lý còn nặng nề, theo đó, bị hại lúc này chất chứa nhiều có xúc, thể hiện ra rất mạnh mẽ, quyết liệt.

quyền lợi hợp pháp                            Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527

Tâm lý chung ở giai đoạn này thường là hoang mang, căm hận đạt ngưỡng đỉnh điểm hoặc cao hơn là sự xuất hiện rối loạn tâm lý khiến trạng thái tâm lý đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai báo, cung cấp đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Nếu bị hại ở trạng thái bức xúc, bực tức cao độ (Ví dụ: các vụ án trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cướp tài sản; Cướp giật tài sản; Công nhiên chiếm đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Cố ý gây thương tích...) thì họ sẽ tích cực khai báo, hợp tác với Luật sư, với các cơ quan tiến hành tố tụng để mong muốn tìm ra kẻ phạm tội, cũng như trừng trị nghiêm người đã thực hiện hành vi phạm tội và yêu cầu họ phải bồi thường thiệt hại cho bị hại. Trái lại, với tâm lý lo sợ bị trả thù, bị ám ảnh về hành vi phạm tội man rợ, hoặc bị hại rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý... thì hầu như không có sự hợp tác hoặc hợp tác không chính xác về lời khai. Do đó gây nhiều bất lợi cho khách hàng của Luật sư. Hiểu được tâm lý này, Luật sư cần đưa ra phương án và kế hoạch bảo vệ cho khách hàng phù hợp. Nếu là cũng cần có phương án bào chữa làm sao để tránh gây xung đột thêm với bị hại trong những trường hợp diễn biến tâm lý xấu như trên.

Bị hại bị thiệt hại về sức khỏe thường liên ở được quy định tại Chương XIV BLHS năm 2015, sửa đổi sổ sung năm 2017 (gọi chung là BLHS năm 2015) như các tội về cố ý thương tích gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc các tội phạm quy định trong các chương khác nhưng có hậu quả liên quan đến sức khỏe con người.

Trong các vụ án xâm phạm về sức khỏe, nếu cần thường chính bị hại, người trực tiếp bị thiệt hại về sức khỏe do hành vi phạm tội gây ra sẽ đến mời Luật sư. Trong các vụ án xâm phạm về sức khỏe được thực hiện với lỗi cố ý, như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi bị hại tìm đến với Luật sư, họ thường ở trạng thái tâm lý căng thẳng, tâm trạng đầy ấm ức, bức xúc, căm tức tột độ vì bị hành hung, đánh đập gây thương tích, theo đó họ mong muốn phải xử lý thật nghiêm người phạm tội theo đúng quy định pháp luật và được bồi thường thỏa đáng với thương tích mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, diễn biến tâm lý của bị hại và đương sự thường có nhiều thay đổi theo diễn biến của tiến trình giải quyết vụ án và thái độ cũng như cách ứng xử của phía bên bị can, bị cáo đối với họ và gia đình họ. Khi sự việc mới xảy ra, tâm lý bị hại thường rất bức xúc, chỉ mong muốn xử lý hình sự thật nặng đối với người phạm tội, tuy nhiên, qua thời gian giải quyết vụ án, sự bức xúc thường giảm đi, đến khi xét xử, thường bị hại quan tâm nhiều đến vấn đề bồi thường trách nhiệm dân sự. Tùy theo địa vị tố tụng của Luật sư khi tham gia vụ án, hiểu được diễn biến tâm lý của bị hại trong các vụ án xâm phạm sức khỏe nói riêng cũng như các diễn biến tâm lý bị hại trong các vụ án hình sự khác, Luật sư có thể tư vấn, xác định phương pháp, định hướng bào chữa, cũng như bảo vệ cho khách hàng của mình hiệu quả nhất.

Trong thực tiễn, có nhiều vụ án về tội cố ý gây thương tích xảy ra do lỗi của cả hai bên khi đánh nhau, cùng gây thương tích cho nhau dẫn đến cả hai bên đều bị khởi tố, truy cứu TNHS. Các đối tượng liên quan vừa là người phạm tội, vừa là bị hại trong cùng một vụ án. Khi được mời tham gia vụ án, Luật sư cần hiểu rõ tâm lý của các bên để có hướng bào chữa, bảo vệ có lợi nhất cho khách hàng của mình.

Ví dụ: Trong vụ án Cố ý gây thương tích xảy ra tại huyện TL thành phố HP, A và B là hàng xóm, có đầm nuôi tôm cạnh nhau. Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mâu thuẫn, dẫn đến xô sát, đánh nhau. A dùng dao chém B bị thương, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 27%; B cũng dùng gậy sắt đánh lại A gây thương tích cho A, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 2%, sau đó, cả hai bên đều có đơn đề nghị xử lý hình sự người đã gây thương tích cho mình. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện TL đã khởi tố cả A và B về tội Cố ý gây thương tích theo 134 BLHS năm 2015. Trong quá trình giải quyết vụ án, cả A và B với tư cách là bị hại đã gửi nhiều đơn đến các cơ quan chức yêu cầu phải xử lý nghiêm người đã gây thương tích cho mình. Tòa án huyện TL xử sơ thẩm tuyên A mức án 26 tháng tù, B mức án 3 tháng tù. Sau phiên tòa sơ thẩm, cả A và B đều làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo. Sau khi được bị cáo B (đồng thời là bị hại) mời tham gia vụ án với tư cách là người bào chữa, bảo vệ cho B trong giai đoạn phúc thẩm, qua nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với các bên liên quan, Luật sư nhận thấy một trong những lý do Toa sơ thẩm xử A và B mức án tù giam, không cho hưởng án treo là vì cả trong suốt quá trình giải quyết vụ án, cả A và B đều có thái độ rất căng thẳng với nhau, đơn gửi nhiều nơi. Luật sư đã tiếp xúc với cả A và B, qua trao đổi nhận thấy sau khi bị xử án giam, cả A và B đều đã nhận ra sai lầm của mình và chỉ mong được hưởng án treo. Nhận thấy, cả A và B đều có nhân thân tốt, lần đầu pham tội, nơi cư trú rõ ràng và cùng có con nhỏ ..., Luật sư đã giúp hai bên hòa giải, với tư cách là bị hại cùng gửi đơn đến Tòa phúc thẩm xin giảm nhẹ hình phạt cho nhau. Kết quả là Tòa phúc thẩm đã xét xử và tuyên cho cả A và B cùng được hưởng án treo. Mấu chốt của vụ án là phải hiểu được tâm lý của các đối tượng, khúc mắc của họ, giúp họ hiểu được, nhân thức được sai lầm để việc giải quyết vụ án đạt hiệu quả cao nhất.

0 bình luận, đánh giá về Tâm lý bị hại trong điều tra truy tố và chuẩn bị xét xử

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.30000 sec| 942.273 kb