Tham gia một số hoạt động điều tra và kỹ năng cần thiết

25/06/2021

Điều tra là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ vụ án.

kỹ năng viết pháp lý Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Theo Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự,người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can; trường hợp bắt tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Theo đó, trong giai đoạn điều tra, Luật sư có thể tham gia một số hoạt động sau đây:

(i) Tham gia hỏi cung bị can:

Khi đã được Cơ quan đi cấp giấy chứng nhận người bào chữa, Luật sư cần nhanh chóng gửi văn bản đề nghị Cơ quan điều tra để Luật sư được tham gia tất cả các buổi hỏi cung và các hoạt động điều tra khác theo quy định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự; đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để Luật sự có mặt khi hỏi cung bị can. Việc Luật mặt để tham gia các buổi hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng để bảo vệ thân chủ, không chỉ là cơ hội để Luật sư nắm được đủ, chính xác nội dung vụ án mà còn có ý nghĩa động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần cho khách hàng và hạn chế vi phạm tố tụng của Điều tra viên khi hỏi cũng góp phần nâng cao tính hợp pháp . khách quan của hoạt động điều tra.

 Đối với nhóm tội vi phạm quy định về an toàn giao thông Luật sự có thể hỏi thêm bị can về khả năng quan sát của bị can trước khi nạn xảy ra, khả năng lựa chọn xử sự trong tình huống cụ thể đó,về lỗi của bị hại... để làm rõ bối cảnh và lỗi của bị can trong vụ án. Đối với vụ án về tội gây rối trật tự công cộng hay tội đánh bạc, Luật sư có thể hỏi thêm để làm rõ hành vi cụ thể của bị can trong vụ việc, bởi lẽ đây là những vụ án thường có nhiều người tham gia, bị can có thể chỉ đứng cùng, quan sát không tham gia hoặc tham gia với vai trò hạn chế nên việc làm rõ vai trò, hành vi cụ thể của bị can rất có ý nghĩa cho việc bào chữa. Đối với các vụ án liên quan tới nơi công cộng như gây rối trật tự công cộng, tổ chức đua xe trái phép với tình tiết ở “nơi tập trung dân cư”, Luật sư cần lưu ý hỏi để xác định địa điểm xảy ra tội phạm có phải là nơi công cộng, nơi tập trung dân cư hay không, bị can tổ chức đua xe trái phép tại nơi tập trung đông dân cư hay chỉ lôi kéo đông người đứng hai bên đường cổ vũ cho đoàn đua đi qua mà đoạn đường đó không phải là nơi đông dân cư. Đối với các tội vi phạm quy định  về quản lý chất cháy ,chất động , vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện,vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh…. Luật sư cần tìm hiểu trước về quy định quản lý ,quy định an toàn có liên quan từ đó hỏi để xác định rõ bị can đã vi phạm quy định cụ thể nào.

Ví dụ :Nguyễn Văn A điều khiển ô tô vượt xe máy của Phạm Văn B đang điều khiển đi phía trước cùng chiều ,A không tuân thủ quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008,nên không xác định điều kiện, khoảng cách an toàn khi tránh vượt,không làm chủ tay lái dẫn đến va chạm, làm Phạm Văn B và xe máy bị ngã đổ ra đường.Bùi Văn C điều khiển xe ô tô đi phía sau cùng chiều khi phát hiện thấy anh B bị ngã nằm trên mặt đường nhưng không tránh kịp, lúc này xe ô tô của Bùi Văn C đã chèn ngang qua người làm anh Phạm Văn B bị chết. Cả A và C đều bị khởi tố về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự. Trường hợp này, là người bào chữa cho Bùi Văn C, Luật sư cần nghiên cứu các quy định liên quan như quy định về khoảng cách an toàn theo quy định tại Điều 11 Luật giao thông đường bộ và Điều 12 Thông tư số 31/2013/ Thông tư-Bộ giao thông vận tải ngày 29/8/2012 của Bộ Giao thông vận tải, hỏi rõ bị can về khoảng cách với xe của Nguyễn Văn A, tốc độ xe khi xảy ra va chạm.

Trong lần hỏi cung đầu tiên, nếu Điều tra viên không phổ biến các quyền và nghĩa vụ của bị can thì Luật sư cần khéo léo đề nghị Điều tra viên phổ biến và giải thích các quyền và nghĩa vụ của bị can khi tham gia tố tụng. Trong trường hợp Điều tra viên đặt những câu hỏi có tính chất mớm cung hoặc bức cung đối với thân chủ, Luật sư không nên phản ứng gay gắt với Điều tra viên vì như vậy sẽ làm mất uy tín của Điều tra viên trước mặt bị can. Trong trường hợp này, Luật sư cần phải khéo léo, tế nhị đề nghị Điều tra viên không nên hỏi những câu hỏi đó hoặc Luật sư xin phép đặt ra những câu hỏi cho khách hàng của mình để phản bác lại câu hỏi của Điều tra viên.

Ví dụ:Trong vụ án đánh bạc, khi tham gia hỏi cung, Luật sư thấy điều tra viên hỏi bị can những cầu mang tính áp đặt như: “tất cả mọi người trong đám bạc đều nói rằng anh đã tham gia đánh xóc đĩa cùng với họ, vậy mà anh còn chối gì nữa...”. Trường hợp này, Luật sư cần đề nghị Điều tra viên không nên hỏi như vậy và nên yêu cầu bị can trình bày cụ thể nguyên nhân tại sao lại bị Cơ quan điều tra bắt, nội dung  sự việc diễn ra như thế nào và các tình tiết liên quan đến việc bắt các đối vụ tham gia đánh bạc ra sao..

(ii)Giao tiếp và giữ bí mật điều tra:

Trong giai đoạn điều tra,Luật sư cần chú ý không nên tạo cho khách hàng ảo tưởng về việc Luật sư có thể tháo gỡ mọi việc. Điều này dễ đem lại sự tự tin thái quá cho  khách hàng hoặc là chỗ dựa để họ có thái độ không hợp tác, né tránh khai báo hoặc khai báo gian dối trong quá trình điều tra.Sau các buổi làm việc với bị can trong trại tạm giam, ngoài việc thông báo cho gia đình thân chủ về tình trạng sức khỏe, tinh thần và những vấn đề thuộc thủ tục chung mà pháp luật không cấm, Luật sư cần tránh đi sâu trao đổi về nội dung của những buổi làm việc có liên quan đến vụ án vì đây là bí mật điều tra cần được tôn trọng. Luật sư chỉ có thể thông qua nắm bắt tình hình, dự kiến cùng gia đình một số nội dung cần cung cấp tài liệu, chứng cứ, vật chứng để làm rõ Trách nhiệm hình sự của khách hàng, tư vấn cho gia đình thực hiện một số công việc để góp phần giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự của khách hàng. Ví dụ: Trong vụ án vi pham về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Luật sư có thể cho gia đình bị can tới thăm hỏi, bồi thường một phần thiệt hại cho đình người bị hại.

(iii)Tham gia một số hoạt động điều tra khác:

Việc Luật sư tham gia vào các hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường thực nghiệm điều tra, xem xét dấu vết trên thân thể khi được Điều tra viên đồng ý cũng là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì, thông qua đó Luật sư có thể phát hiện được những mâu thuẫn trong các tình tiết của vụ án hoặc tình tiết có ý nghĩa minh oan cho bị can trong trường hợp bị can vô tội, hạn chế tình trạng oan sai trong  tố tụng hình sự. Theo quy định pháp luật, Luật sư được quyền tham gia vào các hoạt động điều tra, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,kê biên bản tài sản,khám chỗ ở, đối chất,nhận dạng,..Tuy nhiên ,trên thực tế, với các hoạt động điều tra ban đầu như khám nghiệm hiện trường trong vụ án về giao thông Luật sư thường không được tham gia vì đây là hoạt động được tiến hành ngay sau khi vụ việc xảy ra khi Luật sư chưa tham gia tố tụng. Sau khi tham gia tố tụng, Luật sư bào chữa có thể để xuất được tham gia các hoạt động thực nghiệm điều tra, khám xét, nhận dạng…Trước khi đề xuất, Luật sư cần cân nhắc nên tham gia hoạt động điều tra nào mà Luật sư cho rằng đó là việc làm cần thiết và tốt nhất để bảo vệ khách hàng của mình, tránh tình trạng đề xuất tràn lan, hoạt động điều tra nào cũng đề xuất,gấy mất thời gian cho Luật sư, gây tâm lý không thoải mái cho Cơ quan điều tra mà kết quả không được như mong đợi.Nội dung đơn đề xuất phải nêu rõ tên Luật sư, bào chữa cho ai trong vụ án nào, số giấy chứng nhận người bào chữa, hoạt động điều tra đề xuất tham gia hoạt động điều tra của Luật sư.

Khi tham gia hoạt động điều tra, Luật sư cần chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức pháp luật, các tài liệu cần thiết để kịp thời phát hiện những chứng cứ hợp pháp và những vi phạm pháp luật liên quan đến quá trình thu thập chứng cứ của Điều tra viên. Tại thời điểm thực hiện điều tra, Luật sư cần quan sát việc tiến hành hoạt động điều tra và có ý kiến thể hiện quan điểm của mình trên cơ sở pháp luật. Luật sư cần ghi chép lại đây đủ nội dung liên quan đến việc tham gia hoạt động điều tra,nếu thấy cần thiết có thể đề nghị  Cơ quan điều tra cung cấp cho mình kết quả điều tra.

 Khi tham gia hoạt động thực nghiệm điều tra, Luật sư cần quan sát điều kiện tiến hành thực nghiệm (không gian, ánh sáng, người đóng vai người bị hại...) có tương tự với điều kiện theo lời khai của bị can hay không; việc tiến hành thực nghiệm có theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định hay không.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198,E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tham gia một số hoạt động điều tra và kỹ năng cần thiết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39594 sec| 961.609 kb