Tổng quan và cách thức tra cứu điều ước quốc tế

13/06/2021
Trương Hoàng Hà
Trong pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế là thỏa thuận được kí kết giữa các quốc gia. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nhưng vấn đề cơ bản và kiến thức chung về điều ước quốc tế.

1- Tổng quan về điều ước quốc tế

(i) Tổng quan

Trong pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế là thỏa thuận được kí kết giữa các quốc gia, giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hình thức văn bản, được thể hiện trong một hay nhiều văn bản và điều chỉnh bởi luật quốc tế. 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.”

Các điều ước quốc tế có thể phân loại thành điều ước quốc tế song phương, điều ước quốc tế đa phương. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, luật quốc tế ngày càng trở nên quan trọng đối với quan hệ công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Trong xu hướng đó đòi hỏi các luật sư cần phải hiểu và thông thạo các kỹ năng tra cứu các điều ước quốc tế.

Việc tra cứu điều ước quốc tế có liên quan mật thiết đến việc công bố điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế được công bố công khai và mọi quốc gia đều có thể tiếp cận bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,...

(ii) Để có thể tra cứu các điều ước quốc tế hiệu quả, luật sư cần lưu ý những vấn đề sau

Thứ nhất, luật sư phải thực sự hiểu biết lĩnh vực pháp luật quốc tế mà họ cần nghiên cứu. Các kiến thức pháp luật quốc tế của lĩnh vực tra cứu là cơ sở nền tảng quan trọng để luật sư có thể tra cứu đúng và hiệu quả.

Thứ hai, luật sư phải có định hướng tra cứu. Việc tra cứu có thể chỉ cần đạt mục đích tiếp cận thông tin văn bản thuần túy như một điều khoản của điều ước quốc tế. Điều này đơn giản bởi lẽ có rất nhiều nguồn tài liệu dạng văn bản in và cơ sở dữ liệu chứa đựng các loại điều ước quốc tế. 

Tùy theo mục đích tra cứu, khi tra cứu các điều ước quốc tế cần bao quát các thông tin cơ bản như: Tên điều ước quốc tế; các thông tin liên quan đến mỗi quốc gia thành viên như: điều khoản bảo lưu (Reservation), thời điểm có hiệu lực cho điều ước quốc tế (Entry to force); thay đổi, bổ sung điều ước quốc tế; và thực tiễn áp dụng điều Ức quốc tế qua các án lệ.

(iii) Ví dụ về tra cứu điều ước Quốc tế

Tra cứu Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - CISG 1980) có thể dễ dàng thực hiện thông qua công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, khi yêu cầu tra cứu đặt ra cao hơn như cần phải tìm hiểu hiện nay có bao nhiêu quốc gia tham gia Công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Để biết được các nước này, xem bảng “Các nước thành viên Công ước” hoặc truy cập vào website của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Bộ phận Hiệp ước Liên hợp quốc công bố danh sách các nước thành viên Công ước trên Internet cho những những người đăng ký. 

Nhưng cũng có trường hợp việc tra cứu cần đặt ra mua chuyên sâu như tra cứu nội dung và cách giải thích các điều khoản áp dụng các điều ước quốc tế. Ví dụ, một luật sư Việt Nam cần hướng dẫn áp dụng Điều 79 Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Đây sẽ là một nhiệm vụ tra cứu phức tạp.

Bởi vì người phải biết cơ sở tin cậy của các nguồn tài liệu giải thích Điều 79 của Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế những nguồn tài liệu nào: phân tích khoa học pháp lý, bình luận phán quyết trọng tài hay các phán quyết trọng tài giải thích Điều 79 Công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế.

Theo khoản 1 Điều 79 Công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài dự liệu của các bên. Hay để hiếu án lệ, các phân tích pháp lý về việc áp dụng Điều 79 Công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, chúng ta có thể tiếp cận thông tin trên Website Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế cho người Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ tư pháp quốc tế

2- Cách thức tra cứu điều ước quốc tế

(i) Tra cứu điều ước quốc tế thông qua sách in, công báo quốc tế

Hiện nay, có rất nhiều các điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực khác nhau như Luật thương mại quốc tế, Luật hàng không dân dụng Luật nhân quyền... được xuất bản trong các ấn phẩm tập hợp.

Các ấn phẩm ở nhiều quốc gia có thể được dịch thuật ra ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam có nhiều sách đã được phát hành, trong đó có công bố Hệ thống những điều ước quốc tế trong một số lĩnh vực. Ví dụ, cuốn sách “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người” của trung tâm Nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội,

Để thuận lợi cho việc tra cứu các thông tin liên quan đến điều ước quốc tế, trong hệ thống xuất bản phẩm ở nước ngoài có nhiều cuốn sách dạng văn bản điều ước, vụ việc và các tài liệu có liên quan. Chẳng hạn, luật gia của Việt Nam có thể tìm hiểu và cập nhật các thông tin về Luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU) thông qua cuốn sách “Alison Jones and Brenda Sufira, EU Competition Law Text, cases and materials, Oxford 2014”.

Thuận lợi của việc tra cứu điều ước quốc tế thông qua các ấn phẩm đã được xuất bản và đã được dịch thuật rất thuận tiện cho những luật sư chưa có nhiều kinh nghiệm tra cứu điều ước quốc tế và có trình độ ngoại ngữ hạn chế. Tuy nhiên, điểm hạn chế của kênh thông tin tra cứu qua các loại ấn phẩm tập hợp các điều ước quốc tế theo kênh sách tuyển tập (bản dịch thuật) là sự cập nhật thông tin về điều ước quốc tế có thể không kịp thời.

Ngoài ra, những hạn chế về trình độ dịch thuật điều ước quốc tế có thể làm cho nguồn tài liệu điều ước quốc tế cần tra cứu và áp dụng đem lại hiệu quả không cao trong áp dụng thực tiễn cho những mục đích khác nhau.

Việc tra cứu các điều ước quốc tế trong các ấn phẩm bằng tiếng Anh, hay các ngôn ngữ quốc tế khác thông qua các ấn phẩm quốc tế là cách rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, các luật sư cần chú ý đến các thông tin cập nhật về điều ước quốc tế.

(ii) Tra cứu trực tuyến

Cũng như các hình thức công bố phổ biến với các nguồn luật khác, nguồn luật điều ước quốc tế được công bố phổ biến trên internet.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các điều ước quốc tế được công bố công khai và tự do tiếp cận trên website của liên hợp quốc (www.un.org) và các website của các tổ chức quốc tế.

Về cơ bản, thông qua công cụ tìm kiếm phổ biến như google, các luật sư Việt Nam có thể tìm kiếm các thông tin tóm tắt vụ điều ước quốc tế qua các địa chỉ Website khác nhau. Tuy cầu về đăng ký (subscription) có thể được đặt ra để người tra tiếp cận văn bản đầy đủ (full text) của các điều ước quốc tế.

Ví dụ, sự đòi hỏi đăng ký là bắt buộc khi chúng ta cần tra văn bản như Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ( Assembly) hay Hội đồng bảo an (Security Council), Hội đồng Kinh, Xã hội của Liên hợp quốc.

Các nhà cung cấp dịch vụ văn bản pháp lý như LEXIS hay Westlaw cung cấp văn bản đầy đủ của các điều ước quốc tế cho người sử dụng có đăng ký trả phí hàng năm hay theo hạn định thời gian.

Việc tra cứu trực tuyến điều ước quốc tế không nên hiểu đơn thuần là sự tìm kiếm văn bản điều ước quốc tế. Việc tra cứu nên được hiểu mở rộng tới những thông tin quan trọng về điều ước quốc tế như các bài báo, bài viết, bài bình luận, các án lệ của các thiết chế giải quyết tranh chấp liên quan đến điều ước quốc tế.

Các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế có thể được giải thích thông qua các nguồn án lệ. Sự tiếp cận đơn thuần nội dung của điều ước quốc tế có thể không thỏa mãn mục đích tìm kiếm thông tin của mỗi luật sư. Những bài bình luận khoa học, các án lệ là nguồn tài liệu hữu ích để các luật sư mở hiểu biết về nội dung của điều ước quốc tế cần tra cứu.

Ví dụ 1: 

Tra cứu Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (the Universal laration of Human Right 1948), học viên thực hiện trực tiếp trên địa chỉ http:/www.un.org/en/universal-declaration-human-rights/, đây là website của Liên hợp quốc. Thông thường, các tổ chức quốc tế phổ tiến sẽ cung cấp miễn phí nội dung điều ước quốc tế dưới hình thức ăn bản dạng  “doc” và “pdf” để người tra cứu tải miễn phí.

Ví dụ 2:

Tra cứu văn bản là điều ước quốc tế của Liên minh châu Âu (EU. Học viên có thể tra cứu toàn văn hay một điều khoản của The Maastricht Treaty 1992 trên EUR-Lex database of EU law.

Ví dụ 3:

Tra cứu điều ước quốc tế trên website của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Học viên có thể tra cứu Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994.

Học viên có thể tra cứu mở rộng thông tin về các văn bản liên quan đến Hiệp định GATT theo số văn bản, theo thời gian, theo nội dung tiêu đề trên địa chỉ Website của WTO

Ví dụ 4:

Cách đọc các thông tin tra cứu được.

U.N. Convention on contract for the int'l Sale of Good, April,11, 1980 art 7,U.N. Doc.A/Conf 97/18 (1980). Điều này được giải thích là Văn bản pháp lý đã viện dẫn đến Điều 7 Công ước Viên của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980. Khi một điều ước quốc tế đã được Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế này sẽ được gắn với số hiện theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.

Ví dụ 5:

U.N. Convention on contract for the int'l Sale of G. 1980 art 7,U.N. Doc.A/Conf 97/18 (1980), reprinted at App.53 (2002). Điều này có nghĩa là Công ước Viên của quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 đã được in lại trong tập 15 của Bộ luật Hoa Kỳ năm 2002.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...

0 bình luận, đánh giá về Tổng quan và cách thức tra cứu điều ước quốc tế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.13441 sec| 850.406 kb