Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn phải là một Luật sư tử tế".

- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình (gọi chung là lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.

Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề về tài sản, nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

Liên hệ

VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG:

Am hiểu pháp luật:
Không hiểu rõ các quy định của pháp luật về ly hôn, khách hàng khó để thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình.
Khoảng cách địa lý:
Yếu tố nước ngoài luôn là rào cản, làm cho khách hàng khó thực hiện quyền, nghĩa vụ.
Xung đột pháp luật:
Các quốc gia luôn có những quy định điều chỉnh quan hệ dân sự khác với quốc gia khác.

CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ TƯ PHÁP QUỐC TẾ:

Lĩnh vực dân sự:
Địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân.
Lĩnh vực thương mại:
Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Lĩnh vực lao động:
Tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Lĩnh vực hôn nhân:
Chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Tố tụng dân sự:
Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Tố tụng trọng tài:
Trọng tài thương mại được các bên trong tranh chấp lựa chọn bằng một thỏa thuận trọng tài - trao quyền xét xử cho một hội đồng trọng tài cụ thể.

TƯ PHÁP QUỐC TẾ - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

Tư pháp quốc tế: hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực: dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Sự khác biệt giữa Tư pháp quốc tếLuật dân sự với tư cách là hai ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia là "yếu tố nước ngoài".

Tư pháp quốc tế Việt Nam: không thể hiện ở một văn bản pháp quy như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự hay các bộ luật, luật khác, mà nằm trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật lao động năm 2019, Luật Đầu tư năm 2020..., đều có các quy phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế.

Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế: là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình) có yếu tố nước ngoài.

Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế: (1) Phương pháp thực chất - sử dụng những điều luật có sẵn để giải quyết đúng và chính xác quan hệ đang xảy ra tranh chấp. Các điều luật có sẵn này thường có trong các Điều ước quốc tế mà các Quốc gia thành viên tham gia ký kết hoặc việc chấp nhận và sử dụng Tập quán quốc tế, Án lệ quốc tế; (2) Phương pháp xung đột - áp dụng các quy phạm xung đột - điều luật không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ và chế tài để giải quyết vụ việc, mà chỉ có vai trò là bước đệm, xác định trong vụ việc đó sẽ sử dụng luật nước nào. Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình hoặc các quốc gia ký kết các Điều ước quốc tế. 


NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ: 

Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu: xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Theo Hiến pháp năm 2013, nội dung cơ bản của nguyên tắc thể hiện ở việc Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia trên thế giới.

 Nguyên tắc miễn trừ quốc gia: quyền của một quốc gia sẽ không bị xét xử bởi bất kỳ một cơ quan tài phán nào dù là cơ quan tài phán quốc tế hay cơ quan tài phán của quốc gia khác trong quan hệ tư pháp quốc tế nếu chính quốc gia đó không đồng ý.

 Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài: cho phép công dân nước ngoài khi ở Việt Nam được hướng những quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam. 

 Nguyên tắc tôn trong sự thoả thuận của các bên: các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh vẫn là các quan hệ dân sự, cho nên việc tôn trong sự thoả thuận của các bên là nội dung được thừa nhận. 

 Nguyên tắc có đi có lại: một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài trong phạm vi chế độ pháp lý mà nước đó dành cho thể nhân hoặc pháp nhân nước mình. Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm mục đích bảo hộ một cách tối đa quyền và lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân nước mình tại nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế. 

QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ:

Bước
1
TIẾP NHẬN THÔNG TIN BAN ĐẦU:
Đề nghị với người yêu cầu dịch vụ cung cấp tài liệu, trình bày yêu cầu để có thông tin ban đầu về vấn đề: nội dung, diễn biến, vướng mắc, mong muốn của họ.
Bước
2
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU KHÁCH HÀNG:
Trao đổi với người yêu cầu dịch vụ để xác định mong muốn (thực), thực trạng, thông tin liên quan, nhận thức, năng lực tài chính, mối quan hệ giữa khả năng thực hiện với mong muốn của họ.
Bước
3
HƯỚNG DẪN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
Đưa ra hướng dẫn ban đầu về quy định của pháp luật đất đai, phương án giải quyết sơ bộ (nếu có thể) hoặc tư vấn cho người yêu cầu dịch vụ giải pháp phù hợp khác.
Bước
4
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ:
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung: (a) thông tin khách hàng; (b) nội dung dịch vụ; (c) thời hạn thực hiện; (d) quyền, nghĩa vụ của các bên; (đ) thù lao, chi phí; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (f) phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước
5
ĐỀ XUẤT NỘI DUNG KHÁC:
Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ bổ sung hoặc thuê thêm chuyên gia để giải quyết tốt nhất các vấn đề.
Bước
6
THU THẬP, BỔ SUNG THÔNG TIN:
Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật, xác định người làm chứng, người liên quan... bằng phương thức: (a) làm việc với khách hàng, (b) làm việc với tổ chức, cá nhân, (c) xác minh thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Bước
7
CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:
Cung cấp dịch vụ pháp lý: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư, Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật có liên quan.
Bước
8
THÔNG BÁO, ĐIỀU CHỈNH:
Tổng hợp, thông báo các công việc đã thực hiện với khách hàng đúng thời hạn được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; xác định vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Bước
9
THANH LÝ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ:
Các bên xác nhận những nội dung của hợp đồng đã hoàn thành, những nội dung chưa hoàn thành (nếu có); trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Là sự lựa chọn số 1

Đồng hành cùng Everest, bạn sẽ luôn thấy an tâm.

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP QUỐC TÊ:
  • Người có nhu cầu giải quyết các vướng mắc về quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực: dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, nhưng không am hiểu thủ tục pháp lý.
  • Người có nhu cầu giải quyết các vướng mắc về quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực: dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, nhưng không có đủ quỹ thời gian giải quyết.
  • Người có nhu cầu giải quyết các vướng mắc về quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực: dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, nhưng bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý.
AI NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP QUỐC TÊ:
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc

Mạng lưới rộng khắp:
Mạng lưới rộng khắp:
Công ty Luật TNHH Everest cũng là đơn vị kết nối các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm tại nhiều tỉnh thành, để giải quyết, tiếp nhận các vụ việc một cách nhanh chóng, kịp thời và với chi phí hợp lý.
Công nghệ tiên tiến:
Công nghệ tiên tiến:
Chúng tôi áp dụng công nghệ để tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, giảm chi phí cho khách hàng.
Đội ngũ chuyên nghiệp:
Đội ngũ chuyên nghiệp:
Công ty Luật TNHH Everest với 12 năm hoạt động, quy tụ các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm không chỉ riêng lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ với hàng ngàn vụ việc liên quan đến tư pháp quốc tế.
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.77128 sec| 1121.102 kb