Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư

06/03/2021
Phạm Nhật Thăng
Luật sư không chỉ mang trên vai mình trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp mà còn có trách nhiệm đạo đức đối với khách hàng và xã hội.

1- Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức của luật sư

Luật sư không chỉ mang trên vai mình trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp mà còn có trách nhiệm đạo đức đối với khách hàng và xã hội. Mục đích hành nghề của luật sư là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong sự phù hợp giữa lợi ích công và lợi ích cá nhân, góp phần duy trì công bằng xã hội. Nói đến trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư không chỉ dừng lại ở trách nhiệm pháp lý, dù xã hội thường đòi hỏi ở luật sư trách nhiệm pháp lý cao hơn đối với công dân bình thường khác.

Trách nhiệm pháp lý của luật sư là nghĩa vụ bắt buộc, là sự ràng buộc trực tiếp và cụ thể của luật sư . Trách nhiệm pháp lý của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp được thể hiện trong các quy định của pháp luật về luật sư và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều quan trọng cần đề cập là yếu tố đạo đức của trách nhiệm của luật sư, là trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư

- Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư gồm:

Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư bao gồm trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức. Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm luật sư phải chịu khi vi phạm các quy định của pháp luật về hành nghề luật sư, còn trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp thể hiện lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của luật sư được quy định trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư do tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư ban hành.

Trách nhiệm là một loại nghĩa vụ, tương ứng với quyền, trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư không thể tách rời quyền lợi nghề nghiệp của luật sư. Luật sư là một nghề mang tính chuyên nghiệp và độc lập. Do tính chuyên nghiệp cho nên khách hàng cũng như những người khác khó có thể hiểu những hoạt động nghiệp vụ của luật sư, cũng như đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghề nghiệp của luật sư. Do tính độc lập hoặc tự do của nghề luật của luật sư.

Tự do không có nghĩa tuỳ theo ý thích cá nhân mà cần có sự ràng sư cho nên phải có những ràng buộc thích hợp đối với hoạt động nghề nghiệp, buộc trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Chính do đặc thù nghề nghiệp của luật sư đòi hỏi luật sư phải có tính tự giác và tính tự quản giám sát của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sự.

Bên cạnh đó, luật sư còn chịu sự quản lý trực tiếp của các tổ chức hành nghề luật sư và sự phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước. Luật sư hành nghề chịu sự quản lý của cơ quan hành chính tư pháp và sự giám sát của tổ chức xã hội nghị nghiệp luật sư  Trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư là quan trọng nhất đối với luật sư. Hành nghề luật sư có yêu cầu cao như phải có chứng chỉ hành nghề, phải hành nghề ở một tổ chức hành nghề hoặc các hình thức đã được luật quy định, nhận vụ việc và thu phí phải thông qua tổ chức hành nghề luật sư.

Tất cả các điều đó đều là những yêu cầu mà luật sư phải tuân thủ khi hành nghề. Trách nhiệm pháp lý của luật sư không giống với trách nhiệm đạo đức là có các quy phạm cụ thể, người nào vi phạm sẽ bị xử phạt. Một vấn đề được đặt ra là trong hoạt động nghề nghiệp của mình khi nào luật sư phải chịu trách nhiệm pháp lý và cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm của luật sư? Luật sự vi phạm các quy phạm đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp phải chịu một hình thức kỷ luật nào và do ai xử lý ?

Ở các nước khác nhau, luật sư vi phạm quy tắc hành nghề việc xử lý có thể thuộc thẩm quyền của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư hoặc cơ quan nhà nước hoặc cả hai tuỳ thuộc vào quy định của từng nước về quy tắc hành nghề luật sư.

Ở Việt Nam, Đoàn luật sư có thẩm quyền xử lý kỷ luật luật sư, còn cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính đối với luật sư. Khi sống như công tán Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp bảo đảm việc hành nghề an toàn và hữu hiệu. Phần lớn những quy tắc này mang tính hướng dẫn, theo đó luật sư phải thực hiện phán quyết của riêng mình. Nếu như pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ của luật sử mang tính bắt buộc thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư mang tính hướng dẫn, khuyến cáo giúp cho luật sư lựa chọn cách ứng xử trong tình huống cụ thể khi hành nghề luật sư.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư khác so với quy tắc hành nghề của luật sư đã được pháp luật quy định, vì thế vấn đề xử lý vi phạm cũng hoàn toàn khác nhau. Pháp luật mang tính cưỡng chế cao nên hành vi vi phạm pháp luật có thể xử lý bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự. Còn quy tắc đạo đức được các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành nên không mang tính cưỡng chế cao như các quy phạm pháp luật. Vì vậy, khi luật sư vi phạm các quy tắc này, Nhà nước không can thiệp vào việc xử lý mà chính tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư sẽ xử lý trường hợp vi phạm đó với hình thức luật thích hợp.

Nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức, làm rõ sự khác biệt và môi tương quan giữa hai dạng vi phạm, hai dạng trách nhiệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng Quy tắc và xuất hiện khả năng sau: Vi phạm pháp luật đồng thời vi phạm đạo đức;  Vi phạm đạo đức có thể không vi phạm pháp luật hay nói cách khác là hành vi hợp pháp nhưng có thể không hợp đạo đức.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ  thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.39773 sec| 818.156 kb