Trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trò của Luật sư trong thực hiện nguyên tắc tranh tụng

05/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Các quy định về sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố đã được quy định chi tiết tại Chương V Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Theo đó, những kỹ năng cụ thể sau đây các Luật sư có thể tham khảo trong quá trình tham gia tổ tụng nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng.

 

 

Xin xóa án tích Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của Luật sư và vai trò trong thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

 

 

Những năm gần đây, phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và những điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nhiều vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (các vụ đại án liên quan Ngân hàng Đại Tín, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Ngân hàng Đại Dương OceanBank, Ngân hàng Toàn Cầu - GP Bank, Ngân hàng Đông Á), trong kinh doanh - thương mại (buôn lậu, vận chuyển trái phép, sản xuất hàng giả là xăng dầu, thuốc chữa bệnh  khi đưa ra xét xử đã tạo được bước chuyển mới trong tranh tụng. Điểm nổi bật nhất là thông qua các phiên tòa nói trên, vị trí, vai trò quan trọng của nghề Luật sư trong chỉnh thể vận hành thống nhất cùng các chủ thể tư pháp khác đã được khẳng định.

 

 

Rõ ràng, trong một chừng mực nhất định với đòi hỏi của công dân và xã hội ngày càng cao, thông qua việc thực hiện chức năng xã hội của mình, đội ngũ Luật sư đã từng bước thực sự là chỗ dựa của người dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Do đó, việc nâng cao chất lượng tranh tụng của đội ngũ Luật sư nhằm thực hiện và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam.

 

 

Liên quan  đến nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo đã được quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, các Luật sư cần có nhận thức đúng đăn và hiếu sâu sắc về nguyên tắc này được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó việc tranh tụng dược thực hiện xuyên suốt trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

 

 

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đây đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

 

 

Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Về phần mình, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác cũng có trách nhiệm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, đưa ra các chứng cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phản bác hoặc chấp nhận tội danh, căn cứ để quyết định mức hình phạt, bồi thường thiệt hại và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án. Trên cơ sở đó, Tòa án tạo cơ hội cho các bên trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa trước khi Hội đồng xét xử quyết định tội danh, hình phạt đối với bị cáo.

 

 

Có thể khẳng định, tăng cường tranh tụng trong hoạt động tố hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, được xác định là một trong những vấn để quan trọng nhất của cải cách tư pháp, bắt nguồn từ Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị. Thông qua việc thực hiện và bảo đảm nguyên tắc tranh tung, các Luật sư có cơ hội bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

 

 

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trò của Luật sư trong thực hiện nguyên tắc tranh tụng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.44994 sec| 942.758 kb