Trái phiếu - Một số vấn đề pháp lý

"Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ".

- Peter Ferdinand Drucker, Nhà tư vấn quản trị

Trái phiếu - Một số vấn đề pháp lý

Trái phiếu là một trong bốn loại tài sản chứng khoán hợp pháp theo quy định Luật Chứng khoán năm 2019. Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

Cùng với sự suy giảm kinh tế, thị trường trái phiếu cũng đang đóng băng dẫn đến việc doanh nghiệp thì đang chật vật tìm nguồn vốn để đáo hạn trái phiếu đến hạn. Còn trái chủ thì hoảng sợ, lo lắng về việc tài sản của mình không được trả đúng hạn và có nguy cơ mất trắng.

Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ pháp lý đồng hành cùng khách hàng trong việc đề nghị tổ chức phát hành và công ty chứng khoán thanh toán nợ gốc, lãi đúng hạn. Đồng thời, kiến nghị, phản ánh tới cơ quan có thẩm quyền về những vi phạm trong việc phát hành trái phiếu.

Liên hệ

I- KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRÁI PHIẾU

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ.

Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền...

Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.

Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức - là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ cho người nắm giữ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu...

Phân loại theo chủ thể phát hành:

Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc các chương trình, dự án thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất thấp nhưng ít rủi ro nhất so với các loại chứng khoán khác.

Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phát hành với kỳ hạn từ một năm trở lên nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. Nguồn tiền hoàn trả trái phiếu thường là nguồn thu ngân sách địa phương.

Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp (trong đó bao gồm ngân hàng) phát hành để đáp ứng nhu cầu vốn theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.

Phân loại theo tính chất trái phiếu:

Trái phiếu chuyển đổi (chỉ có ý nghĩa khi chủ thể phát hành là doanh nghiệp) là loại có thể chuyển thành cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai. Trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp nhưng thu hút nhà đầu bởi tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn.

Trái phiếu không chuyển đổi có tính chất ngược lại.

Phân loại theo lợi tức trái phiếu:

Trái phiếu lãi suất cố định là loại trái phiếu đã xác định lợi tức (%) và các đợt trả lãi trong suốt kỳ hạn trái phiếu trên hợp đồng giao dịch trái phiếu.

Trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có một mức lợi tức xác định trước, cộng thêm một khoản lợi tức biến động theo lãi suất tham chiếu. Các doanh nghiệp trong nước thường chọn lãi suất tham chiếu là lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.

Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà trái chủ không nhận lợi tứ, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.

Phân loại theo phương thức đảm bảo:

Trái phiếu có tài sản đảm bảo là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành dùng tài sản như bất động sản, máy móc – thiết bị, cổ phiếu để đảm bảo cho việc phát hành. Thông thường tài sản cầm cố có giá trị thị trường lớn hơn mệnh giá trái phiếu đã phát hành. Trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, trái chủ có quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền còn nợ.

Trái phiếu không có tài sản đảm bảo có tính chất ngược lại nên mức độ rủi ro cao hơn.

II- RỦI RO KHI ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

Một số bài báo đưa tin:

"Từ đầu tháng 5 tới nay, đã có hàng chục doanh nghiệp thông báo chậm trả gốc, lãi trái phiếu hoặc gia tăng thêm kỳ hạn trái phiếu. Cụ thể, Hưng Thịnh Land, Novaland, Hưng Phát, Đất Xanh miền Nam, Hưng Thịnh Investment… thông báo chậm trả gốc lãi trái phiếu. Ngoài ra, một loạt doanh nghiệp như: Kita Invest, Phát Đạt, Viễn thông Trịnh Gia Nguyễn… thông báo kéo dài kỳ hạn trái phiếu.

Hiện tại, rất ít doanh nghiệp công bố kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2023. Tiêu biểu là CTCP Thuận Đức đã thông qua nghị quyết chào bán trái phiếu ra công chúng với giá trị tối đa 300 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại các khoản nợ, thanh toán lãi, gốc và các nghĩa vụ tài chính đến hạn của tổ chức phát hành. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 11.2%/năm cho 4 kỳ đầu và thả nổi ở những kỳ sau".

Khách hàng của Công ty Luật TNHH Everest cũng bức xúc vì:

Tại thời điểm giao kết Hợp đồng, đại diện Công ty chứng khoán trao đổi với nhà đầu tư: Tổ chức phát hành trái phiếu cam kết mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, thời hạn trả coupon và thời hạn mua lại trái phiếu trước hạn được Công ty chứng khoán gửi cho khách hàng kèm Hợp đồng mua bán trái phiếu (Bảng tính lợi tức và lịch thanh toán và Đề nghị chuyển nhượng). 

Tại Đề nghị chuyển nhượng có chữ ký và xác nhận của khách hàng, Công ty chứng khoán và các bên cam kết: Trong mọi trường hợp, Tổ chức phát hành và Công ty chứng khoán là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán gốc và/hoặc lãi Trái phiếu cho Người Sở Hữu Trái Phiếu và cam đoan chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, tính hợp pháp của nguồn tiền thanh toán gốc và/hoặc lãi cho Người Sở Hữu Trái Phiếu.

Đến nay, đã quá thời hạn cam kết, nhà đầu tư chưa nhận được đảm bảo từ phía Công ty chứng khoán và Tổ chức phát hành về thời điểm mua lại trái phiếu trước hạn, cũng như xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp Công ty chứng khoán và Tổ chức phát hành không có khả năng thanh toán.

III- Ý KIẾN TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ VÀ CHUYÊN GIA

Ý kiến của Luật sư Công ty Luật TNHH Everest:

Trong trường hợp Công ty chứng khoán và Tổ chức phát hành vi phạm cam kết đã thỏa thuận với Nhà đầu tư, căn cứ Điều 17 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về thanh toán gốc, lãi trái phiếu:

"1. Doanh nghiệp phát hành bố trí nguồn trả nợ lãi, gốc trái phiếu từ các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho nhà đầu tư theo các điều khoản, điều kiện của trái phiếu.

2. Đối với trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản, khi doanh nghiệp phát hành không trả được nợ lãi, gốc trái phiếu thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm của trái phiếu theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm".

Đến thời điểm mua lại trái phiếu trước hạn, dù Nhà đầu tư đã gửi yêu cầu Công ty Chứng khoán, Tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ mua lại trước hạn nhưng việc chậm trễ gây thiệt hại trực tiếp cho Nhà đầu tư: không thể thu hồi được tiền đầu tư. Đối chiếu với quy định của Điều 17 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP nêu trên, Nhà đầu tư có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ lãi, gốc trái phiếu cho các mã trái phiếu đã ký kết.

Ý kiến của chuyên gia Nguyễn Văn Thuân:

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinGroup nhận xét về việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định 08, có hiệu lực từ 5/3, cho phép tổ chức phát hành trái phiếu kéo dài kỳ hạn và thanh toán gốc, lãi bằng tài sản khác ngoài tiền mặt: "Các quy định mới có giá trị tích cực và là cơ sở cho việc đẩy mạnh các biện pháp nhằm 'hạ cánh mềm' cho trái phiếu hiện nay, nhất là trái phiếu bất động sản".

Đối với thực trạng: Kéo dài kỳ hạn đang được doanh nghiệp thực hiện theo cách đàm phán giãn thời gian thanh toán gốc, lãi. Trong khi đó, cho phép thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện gần đây, đặc biệt là nhóm bất động sản. Tuy nhiên, các giao dịch này mới dừng ở mức là các thỏa thuận riêng giữa trái chủ và tổ chức phát hành. Ông Nguyễn Quang Thuân cũng nhận xét: "Việc có một quy định chuyên ngành rõ ràng sẽ làm cơ sở pháp lý để thúc đẩy xử lý nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp".

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Trái phiếu - Một số vấn đề pháp lý

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.73135 sec| 1104.93 kb