Xử lý dân sự - Hủy việc kết hôn trái pháp luật
1 - Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Về các chủ thế có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:
“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật Về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cả nhân, tố chức quy định tại Khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trải pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại 1 điểm b Khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật Về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trải pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d Khoản1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chổng của người đang có vợ, có chỏng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trải pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước Về gia đình;
c) Cơ quan quản ly nhà nước Về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác Khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d Khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật”.
Quy định chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật là cơ sở để Tòa án thụ lý, xem xét giải quyết việc dân sự. Chỉ khi nào chủ thể có quyền yêu cầu có đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án mới có căn cứ thụ lý, giải quyết.
Luật Hôn nhân và gia đình đã có sự phân hóa Về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, căn cứ vào tính chất của việc kết hôn và hành vi vi phạm. Theo đó, đối với trường hợp có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn thì chỉ người bị cưỡng ép, người bị lừa dối mới có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật (cá nhân khác, cơ quan, tổ chức chỉ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết trên cơ sở đề nghị của người bị cưỡng ép, bị lừa dối). Quy định này xuất phát từ thực tế có những trường hợp người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn biết Về hành vi đó nhung thông cảm với bên kia và chung sống bình thưòng, có con chung, tài sản chung nên không có yêu cầu hủy việc kết hôn. Trong trường hợp này, cần để người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn quyết định. Đối với những trường hợp vi phạm các điều kiện kết hôn khác thì chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định rộng hơn.
Đối với chủ thể là cơ quan quản lí nhà nước, theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 08/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội Về việc giải thể ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chuyển các chức năng của ủy ban này sang các Bộ có liên quan thực hiện thì chức năng quản lí nhà nước Về gia đình được cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chức năng quản lí nhà nước Về trẻ em được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, để phát huy vai trò của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi kết hôn trái pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thực hiện trách nhiệm yêu cầu Tòa án giải quyết.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
2 - Căn cứ để hủy việc kết hôn trải pháp luật và việc giải quyết trong những trường hợp cụ thể
Theo nguyên tắc pháp chế, mọi trường hợp kết hôn trái pháp luật đều phải bị xử hủy. Tuy nhiên, do hủy việc kết hôn trái pháp luật dẫn đến những hậu quả nặng nề đối với các bên kết hôn, nhất là người phụ nữ và con của họ nên pháp luật hôn nhân và gia đình đã có những quy định giải quyết vấn đề này một cách mềm dẻo nhằm bảo vệ quyền lợi cho con và các bên liên quan. Kế thừa và phát triển các quy định hợp lí của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trải pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bền yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này ” (Khoản 2 Điều 11).
Theo quy định này, không phải trong mọi trường hợp, Tòa án đều hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tòa án không hủy việc kết hôn trái pháp luật mà ra quyết định công nhận hôn nhân khi thỏa mãn hai điều kiện:
- Tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thi cả hai bên đã đủ tuổi kết hôn;
- Hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân của họ.
Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là hợp lý, tránh việc Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn một cách máy móc, không đem lại lợi ích cho gia đình. Ví dụ, anh A kết hôn với chị B khi anh A chưa đủ 19 tuổi; anh chị chung sống bình thường, có con chung và tài sản chung; 02 năm sau, Hội liên hiệp phụ nữ huyện phát hiện việc kết hôn trái pháp luật nên có công văn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn. Trường hợp này, anh A và chị B vẫn muốn duy trì quan hệ của họ thì cần phải công nhận quan hệ vợ chồng đối với họ mà không thể máy móc xử hủy việc kết hôn.
Do đó, để xem xét có hủy việc kết hôn trái pháp luật hay không thì Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Nếu không đáp ứng đủ hai điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án mới quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư lyen tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo Thông tư này, thuật ngữ “thời điểm Tòa án giải quyết” được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được hiểu là ngày Tòa án mở phiên hợp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn giải quyết trong hai trường hợp cụ thể sau đây:
(1) Trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết, hai bên đã đủ điều kiện kết hôn thì giải quyết như sau:
- Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn;
- Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Trường hợp hai bên cùng yêu cầu cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
(2) Trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết mà hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật, cụ thể như sau:
- Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
“Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
3 - Hậu quả pháp lí Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật
Về bản chất, với việc đưa ra chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật, Nhà nước xử lí các cá nhân đã thực hiện hành vi trái pháp luật và không thừa nhận quan hệ của các bên là quan hệ vợ chồng. Do đó, khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, các bên phải chịu những hậu quả không mong muốn.
[a] Về quan hệ nhân thân
Khi việc kết hôn bị Tòa án hủy, hai bên nam, nữ bị coi là chưa từng có quan hệ vợ chồng. Giữa các bên không có bất cứ quyền, nghĩa vụ nào của vợ, chồng. Mặt khác, do việc kết hôn và chung sống của nam, nữ là trái pháp luật nên “hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.
Nếu đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính Về hành vi này nhưng nam, nữ vẫn cố tình duy trì quan hệ chung sống như vợ chồng trái pháp luật thì họ có thể bị xử lí Về hình sự với tình tiết định khung tăng nặng (xem mục Về xử lí Về hành chính, hình sự).
[b] Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng
Giữa các bên kết hôn trái pháp luật không có quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Do đó, các quan hệ tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng phát sinh trong thời gian nam, nữ chung sống với nhau không được giải quyết theo các quy định Về chế độ tài sản của vợ chồng mà theo các quy định chung của Bộ luật Dân sự. Về vấn đề này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lựa chọn giải pháp là giải quyết giống như đối với các quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn (được quy định tại Điều 16). Theo đó, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai bên kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp này, nếu các bên có tranh chấp Về tài sản thì phải đưa ra chứng cứ Về tài sản riêng, Về công sức đóng góp của mình đối với khối tài sản chung. Đồng thời, Luật Hôn nhân và gia đình còn đưa ra quy định ngoại lệ để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và con. Cụ thể, ‘‘việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan đê duy trì đời sống chung được co1 như lao động có thu nhập”. Thực tế, quy định này có nội dung rất gần với quy định giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
[c] Quan hệ giữa cha, mẹ và con
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con không phụ thuộc vào quan hệ của cha, mẹ (có hôn nhân hay không, kết hôn hợp pháp hay trái pháp luật). Do đó, khi việc kết hôn bị hủy thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con đuợc giải quyết theo quy định Về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con khi ly hôn.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
4 - Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Xử lý dân sự - Hủy việc kết hôn trái pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Xử lý dân sự - Hủy việc kết hôn trái pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm