Biến cố - Dấu mốc của sự thành công

"Thành công bao gồm việc đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất lòng nhiệt huyết"

- Winston Churchill -

Biến cố - Dấu mốc của sự thành công

Người ta thường nói: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu nói này không sai nhưng cũng không đúng. Bởi hiện thực đã chứng kiến rất nhiều người khởi nghiệp sau khi vấp ngã đã không thể gượng nổi dậy để đi tiếp.

Mỗi lần thất bại trong việc kinh doanh riêng, chúng ta sẽ mất đi rất nhiều nguồn lực từ thời gian, tiền bạc đến tâm lý. Trải nghiệm thất bại sau đó phục hồi và thành công là điều tốt. Nhưng tốt hơn cả là quan sát, học hỏi để tránh khỏi thất bại cần thiết. Chúng ta không nhất thiết phải hút thuốc để biết thuốc lá có hại. 

Những biến cố cũng vậy, có nhiều biến cố trong lĩnh vực khởi nghiệp được lặp đi lặp lại và nếu quan sát một cách kỹ càng, học hỏi một cách chân thành, chúng ta sẽ tránh được biến cố và điều này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được những nguồn lực khổng lồ về mặt thời gian cũng như tiền bạc.

Liên hệ

Khi bắt đầu một công việc startup, những điều bạn nghĩ đến và quan tâm nhất là gì? Liệu có phải là vốn, là mối quan hệ, là sản phẩm, khách hàng... hay không? Và liệu có mấy ai quan tâm đến việc khi trở thành một nhà sáng lập khởi nghiệp cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của mình sẽ phải đánh đổi những hoặc phải đối mặt với những biến cố gì hay không?

Bạn có thể thất bại do thiếu kỹ năng, thiếu may mắn hay thiếu cả hai, cổ đông có thể chê trách bạn nhưng bạn sẽ vẫn có cơ hội làm lại bởi con đường kinh doanh còn dài với những người đam mê khởi nghiệp nhưng trên con đường chạy đua không dành cho những người bỏ cuộc giữa chừng khi đối diện với biến cố.

"Thành công bao gồm việc đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất lòng nhiệt huyết" (Success consists of going failure to failure without loss of enthusiasm).

- Winston Churchill -

I- CÔNG THỨC CỦA SỰ THÀNH CÔNG

Khởi nghiệp là một quá trình đầy gian nan và thử thách. Bởi vậy, điều cần nhất ở các sáng lập viên là tinh thần và suy nghĩ tích cực. Họ cần tập trung khắc phục, dự trù trước những khó khăn dù là nhỏ nhất. Trong cuốn sách về khởi nghiệp trong nghành luật của mình, tác giả, Luật sư Nguyễn Hữu Phước có đưa ra một công thức cho sự thành công như sau: 

[Thành công = Sự cố gắng + May mắn + Cách vượt qua biến cố]

Theo Luật sư Nguyễn Hữu Phước, để có được ngày hôm nay cùng Công ty Phuoc & Partners thì từ những ngày đầu tiên khởi nghiệp, sự cố gắng và cả một chút may mắn là quan trọng nhưng không đủ, mà còn là việc ông đã vượt qua những biến cố lớn của cuộc đời ra sao và phục hội lại sau khi biến cố qua đi như nào cũng quan trọng không kém. Bởi đối với ông cũng như đối với nhiều doanh nhân khác, nếu ông ngần ngại không dám vượt qua những biến cố, khủng hoảng đó, chắc chắn là ông đã bỏ lỡ những trải nghiệm tuyệt vời mà tiền bạc cũng không thể nào mua được. Có thể nói, điều này đã giúp luật sư Phước có được những bài học lớn, thêm nhiều kinh nghiệm sống quý báu trong cuộc đời và trong sự nghiệp của ông.

Hành trình khởi nghiệp chắc chắn không thiếu những khó khăn. Có những nhà khởi nghiệp thậm chí đã từng gánh khoản nợ hàng trăm triệu trong một lần thất bại đau đớn. Nhưng từ chính biến cố đó, họ học được những điều quan trọng mà không trường lớp hay sách vở nào có thể dạy. Đây được coi là những điều “bắt buộc cần có" trước khi bắt tay vào kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực gì. Với những bài học đắt giá, những nhà khởi nghiệp sẽ có hành trang tốt hơn, đủ đầy hơn để tái khởi động niềm đam mê của mình.

II- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÁNG LƯU TÂM KHI KHỞI NGHIỆP

1- Việc từ bỏ các sự nghiệp đang có

Biến đam mê thành một doanh nghiệp nhưng nếu bạn đang có ý định tự mình xây dựng và phát triển sự nghiệp bền vững của riêng mình và thành công, bạn gần như không thể cùng lúc quản lý một công việc khác. Nếu vẫn còn đang làm cho một doanh nghiệp khác, bạn chỉ có thể quản trị việc kinh doanh còn non nớt của bản thân mình vào khoảng thời gian cuối tuần. Nhưng nếu bạn muốn có một sự nghiệp thành công, bạn buộc phải quyết định từ bỏ những công việc đang làm hằng ngày. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật thận trọng và ra quyết định một cách hợp lý. 

Có thể nói, từ bỏ các sự nghiệp khác là một trong những khó khăn khi khởi nghiệp mà doanh nghiệp hay gặp phải. Khi nghỉ việc, không chỉ nguồn thu nhập của bạn bị gián đoạn, thậm chí là không có, mà còn có thể gây ảnh hưởng tới việc duy trì và vận hành doanh nghiệp mới.

2- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm

Các doanh nghiệp thường xuyên bị rơi vào ngõ cụt và phá sản. Lý do là vì các bạn bắt đầu mà không có một kế hoạch định hướng cụ thể và rõ ràng hoặc kế hoạch của bạn không đủ thực tiễn.

Muốn khởi nghiệp thành công, bạn cần phải có một bản kế hoạch đủ chi tiết. Từ chiến lược, những khó khăn có thể sẽ gặp cho đến lộ trình. Trau dồi những kiến thức về quản trị và kinh doanh, từ thiết kế sản phẩm, marketing, quản lý, quản trị, điều hành, vận hành…Lý thuyết không là chưa đủ, nó cần phải kết hợp với kiến thức thực tiễn. Riêng trong ngành luật, khi tự dựng lên một cơ sở hành nghề riêng ngoài kiến thức về quản trị doanh nghiệp, bạn cần phải tự đào tạo bản thân vào những vấn đề pháp lý chuyên sâu khác bởi lúc này, bạn không có lựa chọn từ chối khách hàng với yêu cầu không phải sở trường của mình. 

Ngoài ra, việc hình thành một cấu trúc doanh nghiệp nhất quán và phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là tối ưu hiệu quả trong việc kinh doanh, tăng năng suất và hiệu suất công việc. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải xác định cả những mục tiêu lâu dài thay vì chỉ có trước mắt. Xây dựng thật vững các quy tắc trong kinh doanh, gắn kết những thành viên. Việc này sẽ hạn chế mâu thuẫn và giúp doanh nghiệp đi lên.

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm là một trong những vấn đề “nan giải” mà hầu hết dự án khởi nghiệp đều gặp phải, đặc biệt đối với những chủ dự án là người trẻ tuổi, thậm chí với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thì kiến thức cũng chưa bao giờ là đủ. Thế nhưng thực trạng chủ doanh nghiệp khởi nghiệp khép kín vòng quan hệ của bản thân, ngại học hỏi và giao lưu kiến thức với những người có kinh nghiệm hơn cũng là lý do khiến các dự án khởi nghiệp dù mọc lên “như nấm sau mưa” nhưng lại không đem lại nhiều hiệu quả.

Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực mà bạn khởi nghiệp, việc học quản trị kinh doanh là điều bắt buộc trước khi tham gia vào khởi nghiệp. Hãy dành thời gian từ 3 - 6 năm đi làm tại các công ty hoặc tập đoàn lớn để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng mềm, giao tiếp cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường trước khi có kế hoạch khởi nghiệp.

3- Khó khăn về nguồn vốn

Nhiều người vẫn nói rằng chỉ cần có niềm tin và đam mê là có thể thành công, nhưng đó là những lời nói sáo rỗng chỉ để động viên tinh thần cho nhau mà thôi. Điều quan trọng khi khởi nghiệp là bạn phải có TIỀN

Để khởi nghiệp thành công thì bạn cần phải có một nguồn vốn để thực hiện hoá nên ý tưởng đó. Nếu bạn không có vốn thì mọi việc bạn làm sẽ không thể làm được gì vững chắc. Hơn nữa, kể cả khi bạn có tài chính trong tay để khởi nghiệp nhưng làm thế nào để quá trình hoạt động sinh ra lợi nhuận nhanh nhất vẫn là vấn đề lớn được đặt ra và không có gì đảm bảo trong tháng đầu tiên bạn sẽ thu được tiền ngay lập tức.

Thế nên, điều đầu tiên cần làm chính là tích luỹ một nguồn vốn vững chắc. Điều này sẽ giúp bạn an tâm khi đầu tư hay kinh doanh bất cứ một cái gì đó. Bạn sẽ không phải mắc nợ hay lăn tăn, xoay xở về vấn đề tiền bạc. 

4- Khó khăn về nguồn nhân lực và quản lý nhân sự

Tuy vốn là một vấn đề quan trọng để hoạt động, thế nhưng có một yếu tố cũng quan trọng không kém, đó chính là nguồn nhân lực chính của một công ty. Đây có thể là một thách thức vô cùng khó khăn mà bạn cần vượt qua. Nếu bạn muốn khởi nghiệp thì việc có những người nhân viên tài giỏi là điều cần thiết.

Hiểu được tầm quan trọng của những cộng sự. Một doanh nhân giỏi luôn hiểu rằng bản thân không thể làm tất cả mọi thứ. Và thực tế có những công việc nằm ngoài khả năng của người sáng lập. Vì thế, có được một cộng sự hay sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm điều hành là điều rất cần thiết và quan trọng.

Thông thường, với ứng cử viên giỏi không chỉ tìm kiếm công việc phù hợp mà còn đặt ra tiêu chí khắt khe về chính sách đãi ngộ, vị trí làm việc,… Vì vậy, các công ty khởi nghiệp sẽ khó có thể tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng, chấp nhận với những rủi ro. Nhưng nếu người đồng hành non kinh nghiệm, không có nhiều chuyên môn thì dự án khởi nghiệp khó có thể thành công. 

Mặc dù vậy cũng đừng quá lo lắng. Bạn sẽ gần như phải làm mọi việc trong một khoảng thời gian đầu, nhưng doanh nghiệp thành công sẽ thu hút người giỏi, và người giỏi sẽ góp sức xây dựng một doanh nghiệp thành công. Ở thời điểm bắt đầu, chẳng nhà khởi nghiệp nào có được cả hai cái này. Bạn không cần tìm người tốt nhất, nhưng phải tìm đúng người để phát triển, bồi dưỡng họ. Để làm kinh doanh, điều quan trọng nhất không phải là tiền, mà là những người chia sẻ ý tưởng đó cùng bạn. Không ai tự thành công được, không ai bước đi xa được mà đi một mình.

Hãy làm tốt nhất có thể với những gì bạn có. Khi doanh nghiệp phát triển và sẽ có nhiều người muốn tham gia cùng bạn.

5- Khó khăn trong tiếp cận khách hàng

Hiểu thị trường và Hiểu khách hàng là hai loại kiến thức mà bạn cần có nếu mong muốn có thể tiếp cận được với nguồn khách hàng tiềm năng.

Trên thực tế, ở nước ta có nhiều dự án khởi nghiệp chỉ biết cắm cúi làm ra sản phẩm mà không biết cách quảng bá, giới thiệu chúng đến tay người tiêu dùng như thế nào cho hiệu quả. Chính điều này đã khiến cho khả năng thành công của dự án không được cao.

Không những thế, có những doanh nghiệp mặc dù đã có sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận các quỹ đầu tư thì việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính lại không thuận lợi. 

Ngoài ra, việc thiếu mối quan hệ cũng là một điểm bất lợi đối với doanh nghiệp trẻ. Trở thành một doanh nghiệp khởi nghiệp, mối quan hệ là điều không thể thiếu. Các mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng, nhà báo,... giúp ích rất nhiều cho công việc và hoạt động kinh doanh của công ty khởi nghiệp.

6- Phạm sai lầm khi đưa ra các quyết định quan trọng 

Khởi nghiệp là một quyết định quan trọng, đưa quyết định trong quá trình khởi nghiệp còn quan trọng hơn. Là một nhà quản lý, lãnh đạo bạn thường xuyên phải đưa ra quyết định của tất cả mọi việc dù nhỏ hay lớn cho công ty của mình. Bạn phải làm quen dần với việc đưa ra những quyết định kịp thời trong những lúc nguy cấp. Đồng thời chịu trách nhiệm với những quyết định đó. Đó chính là áp lực mà hầu như người kinh doanh nào cũng phải trải qua. 

Luôn duy trì một tầm nhìn xa và dài hạn là yếu tố quan trọng để đưa ra các quyết định lớn. Hầu hết doanh nhân đều cần đến một mục tiêu dài hạn nếu muốn việc kinh doanh phát triển. Doanh nghiệp Meetro của Paul Bragiel, một trong những cơ sở mạng xã hội đầu tiên là một ví dụ. Cứ dần dần trải nghiệm, bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm khi va chạm. Từ đó giúp công ty phát triển đúng hướng.

III- BIẾN CỐ LÀ DẤU MỐC CỦA SỰ THÀNH CÔNG

"Nếu bạn chỉ biết than phiền, bạn sẽ không có cơ hội đâu. Khi người khác than phiền, đó chính là cơ hội của bạn" - Jack Ma -

Mặc dù xử lý được những biến cố trong sự nghiệp là một trong những điều phần nào được xem là thành công trong việc khởi nghiệp, tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng khả năng phục hồi sau biến cố cũng đóng một vai trò quan trọng. Mỗi khi bị những biến cố đánh phủ đầu, bạn lại có cơ hội tôi luyện được ý chí và nghị lực kiên cường để có thể tiếp tục đứng lên, bật ngược trở lại và tiến nhanh hơn về phía trước.

Thường xây dựng khả năng phục hồi sau biến cố, khủng hoảng của mình bằng việc học cách đối phó với các biến cố, khủng hoảng cả trong cuộc sống lẫn trong nghề nghiệp. Về cơ bản, bạn có thể cho rằng bị vấp ngã vì một biến cố hay một khủng hoảng nào đó trong cuộc đời của mình để từ đó học cách đón đầu những cơ hội hiếm có là điều rất tốt đối với bản thân. Theo thời gian, bạn sẽ không chỉ học được cách vượt qua mà còn chủ động đón nhận những biến cố, khủng hoảng đó với tinh thần cầu thị và luôn nghĩ rằng mọi biến cố, khủng hoảng mà bạn đã và sẽ đối mặt thật sự là những cơ hội để học hỏi nhằm hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn. Vì vậy, khả năng phục hồi thật sự là một kỹ năng quan trọng giúp nhà khởi nghiệp tiếp tục gặt hái được thành công với nghề của mình.

Có nhiều bài viết nói về việc khi startup, bạn cần bắt đầu làm ra sản phẩm được người dùng yêu thích, rồi bạn sẽ thành công. Nhưng liệu có cuốn sách nào thực sự đưa ra được giải pháp với những sang chấn về cả tâm lý lẫn tài chính của bạn khi gặp phải biến cố? Hãy luôn nhớ rằng: Biến cố có thể mang tới “sang chấn tâm lý” về viễn cảnh của sự thất bại, nhưng cũng là cơ hội để học những bài học lớn.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Biến cố - Dấu mốc của sự thành công

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.83917 sec| 1140.039 kb