Các dạng tranh chấp phổ biến về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

"Ngày nay, kiếm tiền rất đơn giản. Nhưng kiếm tiền bền vững, trong khi có trách nhiệm với xã hội và cải thiện thế giới thì rất khó".

- Jack Ma

Các dạng tranh chấp phổ biến về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại tranh chấp dân sự rất đa dạng, phức tạp, thể hiện ở nhiều yêu cầu bồi thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Luật sư cần lưu ý trong từng vụ việc cụ thể, các tài liệu, chứng cứ được thu thập để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng là rất khác nhau và hết sức đa dạng, liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời vấn đề xác định thẩm quyền, tư cách tham gia tố tụng của các đương sự... cần được lưu ý để thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Liên hệ

I- THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM: 

Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các khoản bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định từ các căn cứ sau: 

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dường, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, bao gồm: tiền thuê phương tiện đi lại; tiền viện phí; tiền điều trị theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) như việc lắp chân, tay, mắt giả; mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống; tiền điều trị thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phân chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có). 

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Cụ thể được tính như sau: 

Đối với thu nhập bị mất, trước khi sức khỏe bị xâm phạm, nếu người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại là mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian nghỉ việc để điều trị. Trường hợp mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại là mức thu nhập trung bình của 06 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì lấy trung bình của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian nghỉ việc để điều trị. Nếu thu nhập thực tế không ổn định và không thể xác định được, thì khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được áp dụng theo mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường. 

Đối với thu nhập thực tế bị giảm sút: xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không? Tổng thu nhập bao nhiêu? So sánh với thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trước khi sức khỏe bị xâm phạm nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định là bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị giảm sút. Cần lưu ý trên thực tế nhiều trường hợp người bị hại tuy phải nghỉ việc để điều trị nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm, hoặc vẫn được trả lương đầy đủ thì khoản thu nhập này người gây thiệt hại không phải bồi thường. 

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị: nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại, cụ thể là: Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế. Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được tính tương tự như đối với người bị thiệt hại về sức khỏe.

Trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại, mức chi phí chỉ được tính cho một ngươi chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi ngươi bị thiệt hại cư trú. 

Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định người bị thiệt hại được hưởng khoản bồi thường chi phí cho người thường xuyên chăm sóc trong trường hợp này từ khi mất khả năng lao động cho đến khi chết. Quy định này không rõ thời điểm bắt đầu tính, do đó khoản 1 Điều 593 Bộ luật dân sự năm 2015 đã sửa đổi theo hướng “trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần: Khoản tiền này được bồi thường cho chính người bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm. Việc tính toán đưa ra yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần được căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân, để các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được, mức bồi thường được chấp nhận căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định theo hướng ấn định mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Đến Bộ luật dân sự năm 2015 ấn định mức bồi thường bù đắp tốn thất về tinh thần tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 590).

- Thiệt hại khác do luật quy định.

II- THIỆT HẠI DO TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM:

Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng là quyền hiến định của mỗi cá nhân. Trong thực tiễn, yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thường diễn ra rất gay gắt giữa người gây thiệt hại và người đưa ra yêu cầu bồi thường. Về phía gia đình nạn nhân, do quá đau buồn vì mất người thân nên cho rằng, đối với bên bị thiệt hại tính mạng, có bồi thường bao nhiêu tiền cùng không trả lại được sự sống của người thân, dẫn tới tâm lý đưa ra các khoản chi phí với số lượng lớn để yêu cầu bồi thường, hoặc có những khoản đã chi phí trên thực tế rất lớn nhưng lại không phù hợp với các quy định của pháp luật nên không được Tòa án chấp nhận. Vì vậy, Luật sư cần nắm được những căn cứ pháp lý rõ ràng để tư vấn cho khách hàng của mình một cách tốt nhất.

Từ quy định của Bộ luật dân sự đến thực tiễn xét xử cho thấy các căn cứ để xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được chấp nhận gồm các khoản sau:

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015. 

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, mua đất để chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nên, hoa. thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hòa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Thực tê cho thấy, tùy vào hoàn cảnh của gia đình nạn nhân còn có khả nhiêu chi phí mà gia đình nạn nhân đà bỏ ra chi tiêu trên thực tế đê phục vụ cho việc mai táng nạn nhân như việc cúng tế, lề bái, ăn uông, lên chùa, xây mộ, bốc mộ... với một khoản tiền tương đối lớn. nhưng đày là nhừng chi phí không được coi là hợp lý nên không được Tòa án chấp nhận. 

- Khoản tiền cấp dường cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dường trước khi chết: Đây là khoản tiền người gây thiẹt hại phai thực hiẹn nghĩa vụ thay nạn nhân đê nuôi dườns nhừng ngươi ma khi con song nạn nhan co nghĩa vụ phải cung câp tiền nuôi dường, do vậy chi xem xét khoản tiền cấp dường cho nhừng người mà người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dường trước khi tính mạng bị xâm phạm. Thời diêm hưởng cấp dường được xác định kể từ khi tính mạng bị xâm phạm. Khoan tiền cấp dườne này sè chấm dứt khi người được hương cấp dường thuộc một trong các trường hợp quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. Ví dụ, tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình...Đối tượng được hưởng tiền cấp dưỡng trong trường hợp nạn nhân chết cần thỏa mãn hai điều kiện: phải là người được nạn nhân trực tiếp đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và họ phài là những người không có khả năng lao động hoặc tuy có nhưng không đủ nuôi sống bản thân. Trường hợp nạn nhân khi còn sống vẫn phài phụ thuộc về kinh tế vào cha, mẹ, hoặc cha, mẹ vẫn còn độ tuổi lao động đang làm việc có thu nhập thì không được hưởng khoản tiền bồi thường cấp dưỡng này. 

- Khoản tiền bù đẳp tổn thất về tinh thần: Ngoài các khoản bồi thường về vật chất thi người gây thiệt hại còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tôn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trường hợp không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nêu trên, thi người được nhận khoản tiền này là người mà người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. 

Mức độ tổn thất về tinh thân được xác định căn cứ vào địa vị và mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người được hưởng khoản tiền bồi thường này. Khoản bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Luật sư cần lưu ý đây là quy định có sự sửa đổi so với Bộ luật dân sự năm 2005, khắc phục những vấn đề không rõ ràng khi giải quyết bồi thường trong trường hợp một gia đình có nhiều người bị thiệt hại về tính mạng cùng lúc. 

Nếu như Bộ luật dân sự năm 2005 ghi nhận ‘‘mức bồi thường do các bên thỏa thuận: nếu không thỏa thuận được thi mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định" (Khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự 2005), thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định tăng mức bồi thường. Quy định sửa đổi này, một mặt bảo vệ tốt hơn cho người có sức khỏe bị xâm hại hay gia đình của ngươi bị chết, mặt khác, tăng cường tính răn đe của pháp luật dành cho người gây thiệt hại. cũng là quy định sửa đổi hướng tới việc tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và bảo vệ trật tự, công bằng xã hội tốt hơn.

III- THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM: 

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân của mỗi cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Theo quy đinh Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015, người gây thiệt hại phải bồi thường những khoản sau:

- Khoản bồi thường về vật chất: (i) hi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại gồm: các chi phí thu hồi ấn phẩm, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng: các chi phí thực tế cần thiết khác để hạn chế, khẳc phục thiệt hại (nếu có), chẳng hạn như tiền thuê Luật sư, tiền sao chụp tài liệu, tiền in ấn, soạn thảo đơn từ... (ii) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Việc xác định the nhập thực tế, thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của các chủ thể bị xâm phạm được tính tương tự như trường hợp bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm. 

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phầm, uy tín bị xâm phạm là khoản tiền được bồi thường trực tiếp cho chủ thể bị xâm phạm. Mức độ tổn thất về tinh thần của chủ thể bị xâm phạm được xác định căn cứ vào hình thức và mức độ ảnh hưởng của việc xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết, báo hình...), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm... Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho chủ thể bị xâm phạm do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- Thiệt hại khác do luật quy định.

IV- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM:

Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm phải bồi thường cả về vật chất và tinh thần thì trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xâm phạm tài sản chỉ đơn thuần là trách nhiệm bồi thường về vật chất. Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định người gây thiệt hại do có hành vi xâm phạm tài sản phải bồi thường thiệt hại vật chất theo hướng liệt kê những loại thiệt hại khi thiệt hại bị xâm phạm. Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng hoàn thiện các quy định này theo hướng liệt kê, cụ thể là những khoản sau: 

- Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng:  (i) Tài sản bị mất. Nếu tài sản bị mất được thu hồi thì trao trả lại cho người bị thiệt hại, trường hợp không thu hồi được thì tài sản bị mất được bồi thường bằng giá trị tính theo giá thị trường đối với tài sản mới sau đó trừ đi phần khấu hao tương ứng với thời gian tài sản đã sử dụng trên thực tế. (ii) Trường hợp tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng thì khoản bồi thường được xác định tùy thuộc mức độ hư hỏng của tài sản. Nếu tài sản bị hủy hoại toàn bộ đến mức không còn giá trị sử dụng thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị như trường hợp tài sản bị mất không thu hồi được. Nếu tài sản chỉ bị hư hỏng hoặc hủy hoại một phần thì phải bồi thường khoản chi phí để sửa chữa, khôi phục lại giá trị sử dụng tài sản đó. Trường hợp tài sản bị hư hỏng nặng, người bị thiệt hại có quyền từ chối nhận lại tài sản bị hư hỏng và yêu cầu bồi thường toàn bộ giá trị như trường hợp tài sản bị mất không thu hồi được.

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. Nếu tài sản bị xâm hại làm mất đi lợi ích mà chủ sở hữu đang khai thác thì người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường các khoản lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản đó. Cần lưu ý đó phải là những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị xâm hại mà chủ sở hữu đang được hưởng trên thực tế. Chẳng hạn xe ô tô đang khai thác kinh doanh vận tải có thu nhập trước khi bị xâm hại, hoặc nhà ở đang cho thuê do bị hư hỏng nên không cho thuê được...

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Đây là những chi phí bắt buộc để ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra hoặc hạn chế, khắc phục thiệt hại đã xảy ra. Chẳng hạn. chi phí để gia công móng nhà tránh việc đổ sập toàn bộ nhà, tiền thuê thiết kế sửa chữa nhà, tiền thuê nhà để ở trong trường hợp công trình xây đựng liền kề làm hư hỏng nhà phải sửa chữa... 

- Thiệt hại khác do luật quy định.

V- BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA:

Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phụ thuộc vào yếu tố lỗi nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ buộc họ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

Nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm: phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động vũ khi, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Các khoản bồi thường trong trường hợp này cũng bao gồm những bồi thường thiệt hại về vật chât và khoản bù đắp tổn thất về tinh thần tương ứng với thiệt hại thực tế xảy ra. Mức bồi thường và cách thức tính toán các khoản bồi thường được chấp nhận tương tự như các trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản đã nêu ở trên.

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguôn nguy hiêm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, họ chỉ thoát khỏi trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ, A là chủ sở hữu xe mô tô loại phân khối lớn giao xe cho B sử dụng làm phương tiện đi lại khi B chưa có giấy phép lái xe mô tô, nếu B gây thiệt hại thì A là chủ sở hữu xe mô tô phải bồi thường (xe mô tô phân khối lớn là phương tiện giao thông vận tải cơ giới, khi điều khiển phải có giấy phép lái xe theo quy định của Luật Giao thông đường bộ).

Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Nếu chủ sở hừu và người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiệt hại.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các dạng tranh chấp phổ biến về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.23581 sec| 1150.195 kb