Các loại nguồn khác của pháp luật

27/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Nguồn của pháp luật là tất cả những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, thực hiện pháp luật cũng như áp dụng để giải quyết những vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tiễn. Theo quan điểm này, nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức. Trong đó, nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, căn nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ thể của pháp luật. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa, ngược lại nguồn hình luôn được quan tâm.

1- Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật qưy định, trong đó có chứa đựng các quỵ tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức pháp luật quan trọng bậc nhất. Đây là hình thức pháp luật thành văn, thể hiện rõ nét nhất tính xác định về hình thức của pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung, đó là những khuôn mẫu ứng xử cho một loại (một nhóm) đối tượng chung nhất định, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Pháp luật của các nhà nước hiện đại đều quy định cụ thế về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

Với những ưu điểm như chính xác, rõ ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi, dễ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng..., văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng loại nguồn này trên thực tế còn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, truyền thống của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, ở một số nước, văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng là nguồn chủ yếu, một số nước khác lại không coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu của họ.

Ở mỗi nước, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, dựa trên truyền thống pháp luật của đất nước, có những quy định riêng về tên gọi, hiệu lực, thẩm quyền và trình tự thủ tục ban hành đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật. Trong nhà nước chủ nô, phong kiến, chỉ nhà vua mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với các tên gọi như bộ luật, chiếu, chỉ, sắc, dụ... Sau khi nhà nước tư sản ra đời, hiến pháp trở thành đạo luật cơ bản của đất nước, nền tảng pháp lí của toàn bộ đời sống xã hội, là luật gốc, xương sống của hệ thống pháp luật. Ngày nay, nhìn chung, trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều bao gồm luật quy định, trong đó có chứa đựng các quỵ tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

2- Các loại nguồn khác của pháp luật

Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế là những văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc xử sự do các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia cùng nhau thoả thuận ban hành. Điều ước quốc tế thường được thể hiện dưới dạng các hiến chương, công ước, định ước, hiệp định..., chúng ngày càng trở thành nguồn pháp luật quan trọng, nhất là trong điều kiện hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Các điều ước quốc tế có thể được “nội luật hoá”, trở thành các quy định pháp luật quốc gia, đó là việc các quốc gia tham gia, kí kết điều ước quốc tế ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi những quy định trong pháp luật hiện hành của quốc gia mình nhằm cụ thể hoá các điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế cũng có thể được áp dụng một cách trực tiếp mà không cần thông qua hoạt động “nội luật hoá”. Trong các trường hợp đó, các quốc gia thường có quy định cụ thể về việc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế.

Các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội không chỉ là cơ sở để hình thành nên các quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, trong nhiều trường hợp chúng còn là nguồn quan trọng bổ sung cho những hạn chế trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Khi có những vụ việc xảy ra trong cuộc sống nhưng chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhà chức trách phải dựa vào các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhất là quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng trong cuộc sống mà mọi người đều công nhận để làm căn cứ giải quyết các trường hợp đó. Nhìn chung, pháp luật các quốc gia đều thừa nhận các chuẩn mực đạo đức xã hội là loại nguồn quan trọng, bổ sung cho những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật.

Ở nhiều quốc gia, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền được coi là một loại nguồn pháp luật quan trọng. Trong nhiều trường hợp, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền có thể được viện dẫn trực tiếp, thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, ở Việt Nam trước đây, Chỉ thị số 100- CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong họp tác xã nông nghiệp, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lí kinh tế nông quan trọng, nhất là trong điều kiện hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Các điều ước quốc tế có thể được “nội luật hoá”, trở thành các quy định pháp luật quốc gia, đó là việc các quốc gia tham gia, kí kết điều ước quốc tế ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi những quy định trong pháp luật hiện hành của quốc gia mình nhằm cụ thể hoá các điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế cũng có thể được áp dụng một cách trực tiếp mà không cần thông qua hoạt động “nội luật hoá”. Trong các trường hợp đó, các quốc gia thường có quy định cụ thể về việc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế.

Các quan điểm, tư tưởng, học thuyết của các nhà khoa học pháp lí không chỉ là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các bộ luật, trong nhiều trường hợp, khi gặp phải những tình huống, những sự việc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, để có cơ sở giải quyết chúng, nhà chức trách phải dựa vào các quan niệm, quan điểm, lập luận của các nhà khoa học, nhất là các giáo sư danh tiếng trong các trường đại học luật. Đây là một thực tế ở các nước phương Tây thời cận đại.

Ở nhiều nước trên thế giới, trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc, trong các làng xã tự trị tồn tại một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội khá quan trọng, đó là hương ước. Ớ Việt Nam, “Trong quá trình phát triển, hương ước từ chỗ là những quy ước do cộng đồng cư dân trong mỗi làng Việt tự đặt ra đế tố chức và quản lí có hiệu quả các mặt của đời sổng làng xã đã dần trở thành công cụ để nhà nước phong kiến vươn dài bàn tay cai trị xuống các làng xã cổ truyền ”. Nói cách khác, hương ước đã được nhà nước sử dụng như một loại nguồn quan trọng của pháp luật.

Tín điều tôn giáo cũng được coi là một loại nguồn của pháp luật, nhất là ở những quốc gia mà một tôn giáo nào đó được coi là quốc giáo. Ở những nước này, nhiều khi tín điều tôn giáo còn đứng trên cả pháp luật của nhà nước, được viện dẫn và áp dụng trực tiếp thay thế cho các quy định trong hệ thống pháp luật của nhà nước.

Pháp luật nước ngoài. Hiện nay, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, các quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình... có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống pháp lí quốc gia. Để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể có nhiều cách, trong đó các nhà nước có thể ban hành những quy định dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nước thừa nhận và cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài. Đây là một đòi hỏi thực tế khách quan, đáp ứng nhu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế. Tất nhiên, việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân thủ những điều kiện cũng như thủ tục, quy trình do pháp luật quy định. Những quy định của pháp luật nước ngoài được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được coi là nguồn của pháp luật trong nước.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Các loại nguồn khác của pháp luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.69052 sec| 954.633 kb