Các quy định về lên kế hoạch sử dụng đất đai

22/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Mai
Luật sư Nguyễn Thị Mai
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013, kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm (Khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018). 

I- CÁC NGUYÊN TẮC LẬP QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1- Các nguyên tắc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đến đai

Nguyên tắc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là những phương hướng chỉ đạo, cơ sở chủ yếu để dựa vào đó mà pháp luật điều chỉnh những quy định về lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.. Các nguyên tắc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải quán triệt được các quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá IX về đổi mới chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thể hiện đầy đủ tỉnh thần của Điều ]§ Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật,bảo đâm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách phải có tầm nhìn sân rộng cho sự phát triển đất nước,vừa thể hiện sự tôn vinh quá khử vừa có định hướng lâu đài để mọi sự phát triển có tính bền vững. Vì vậy, tại Điều 35 Luật đất đai năm 2013 đã nêu một cách toàn điện 8 nguyên tắc cơ bản trong việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Trong đó,đòi hỏi mỗi quy hoạch phải phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các quy hoạch phải được lập từ tổng thể đến chỉ tiết, có sự thống nhất cao giữa quy hoạch của cấp trên và cấp dưới thể hiện được đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của từng chủ sử dụng đất. Các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải hướng quá trình sử dụng đất theo tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo việc khai thác nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, góp phần bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và cảnh quan môi trường phù hợp với quan điểm phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường.

2- Các căn cứ lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học của cả quá trình quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, khí xây dựng nó phải thể hiện được đầy đủ các căn cứ có tính định hướng cho việc thực thi quy hoạch và kế hoạch. Cụ thể, căn cứ xây dựng quy hoạch phải xuất phát từ:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội,quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và từng địa phương;

- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước;

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhu cầu thị trường;
- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;

- Định mức sử dụng đất;

- Tiến bộ của khoa học và công nghệ liên quan đến sử dụng đất;

- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước.

Luật đất đai năm 2013 xác định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo đó có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. Trên cơ sở hệ thống đo, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định theo từng cấp độ nhất định. Như vậy, có sự phân biệt căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, quốc phòng, và an ninh.

Từ căn cứ lập quy hoạch nêu trên, các căn cứ kế hoạch sử dụng đất cũng được chỉ tiết hoá và cụ thể hoá, góp phản hiện thực hóa mục tiêu quy hoạch trong từng giai đoạn phát triển. Các cần cử này cũng xuất phát từ quy hoạch mang tính tổng thể đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng cũng như khả năng thu hút đầu tư vào các dự án của Nhà nước trong việc thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

II- NỘI DUNG QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Nếu như trước đây Luật đất đai năm 2003 chỉ để cập nội dung của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là việc khoanh định các loại đất khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tễ-xã hội của đất nước ta hiện nay, từ Điều 38 đến Điều 41 Luật đất đai năm 2013 tiễn một bước mới trong việc xác lập nội dung của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, căn cứ vào hệ thống quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất của từng cấp. nội dung của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được xác định một cách cụ thể. Các nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước tiên gắn với việc điều tra xây dựng cơ bản, các điều kiện vẻ tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình hiện trạng sử dụng đất ở từng địa phương và của cả nước để xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho quá trình phát triển. Nội Dung quy hoạch sử dụng đất bao quát các biện pháp để xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho các nhu cầu khác nhau về quốc phòng, an ninh, nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất phục vụ đầu tư trong nước và nước ngoài. Qua việc xác định các mục tiêu nêu trong, từ đó đưa ra các giải pháp đề hiện thực hóa quy hoạch, đưa quy hoạch vào cuộc sống tránh tình trạng không xem xét đầy đủ mọi yếu tố về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường,làm cho nhiều quy hoạch không mang tính khả thì gây cản trở đời sống và sự phát triển.

Từ những nội dung quy hoạch được ghi nhận trong, việc chi tiết hoá bằng các nội dung cụ thể trong kế hoạch sử dụng đất thông qua phân tích đánh giá các kết quả đạt được trong kỳ kế hoạch sử dụng đất, các nhu cầu cụ thể về phân bổ đất đai cho từng kế hoạch giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng hạ tầng xã hội.

III- KỲ QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Đây là những khái niệm mới, lần đầu tiên được quy định tại Điều 24 Luật đất đai năm 2003 và tiếp tục được thể hiện tại Điều 37 Luật đất đai năm 2013. Kỳ quy hoạch, kỳ kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian vật chất mà mỗi cấp chính quyền, từ trung ương cho đến từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chỉ tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Lượng thời gian vật chất đó không thể quá ngắn cũng không quá dài, vì xét về mặt tổng thể, thời gian quá ngắn sẽ chưa thể hiện đầy đủ ý tưởng xây dựng quy hoạch của người xây dựng chính sách, nếu dài quá sẽ dẫn tới quy hoạch không mang tính khả thi và xa rời cuộc sống. Vì vậy, kỳ quy hoạch sử dụng đất là mười năm và kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh là năm năm ứng với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong một chu kì mười năm và lăm năm đề thực hiện kế hoạch đó đối với cä nước và tất cả các địa phương.Khoản 2 Điều 37 xác định kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm để đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, dưới góc độ khác, nhiều người sử dụng đất, đặc biệt là các doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn trước việc các kỳ quy hoạch được xác định với thời gian không dài, trong khí đó việc giao đất hoặc thuê đất có thể đến 50 năm. Do đó, có thể việc giao đất và một thời gian vật chất gấp 5 lần kỳ quy hoạch và gấp 10 lần kỳ kế hoạch sử dụng đất dẫn tới những thay đổi về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ ảnh hưởng tới quá trình đầu tư kinh doanh làm ăn lâu đài của người sử dụng đất. Vì vậy, nếu trong kỳ quy hoạch đã giao đất cho doanh nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược kinh doanh trong thời gian dài nhưng sau đó, ở một giai đoạn nào đó kỳ quy hoạch mới lại xác định đất đang sử dụng của doanh nghiệp không còn cho mục đích sản xuất kinh doanh, mà được quy hoạch đất khu dân cư ổn định lâu dài. Cho nên, ở góc độ nào đó, kỳ quy hoạch tuy là l0 namsong định hướng có thể rất lâu dài để đảm bảo thời gian vật chất của việc giao đất, cho thuê đất đối với các chủ thể sử dụng đất.

Từ lý do đó nên hiểu kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không những lượng hóa thời gian cho một tổng thể phát triển kinh tế-xã hội mà còn thể hiện tính liên tục và tính kế tiếp trong việc xây dựng chiến lược khai thác sử dụng đất đai. Qua đó, người sử dụng đất hoàn toàn an tâm trước các kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.

IV- LẬP QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bảo đảm cho quy hoạch, kế hoạch hoá đất đai được thống nhất trong cả nước, Luật đất đai năm 2013 quy định một cơ chế mới về lập, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng xác định rõ nhiệm vụ của từng cấp lập quy hoạch, không giao việc lập quy hoạch cho chính quyền phường, thị trấn cũng như đối với những xã thuộc khu vực phát triển đô thị. Nhằm gắn việc quản lý,sử dụng với việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đồng thời có tính đến tính đặc thù của đất quốc phòng và an ninh, Điều 42 Luật đất đai năm 2013 xác định cụ thể là:

- Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước trình Quốc hội quyết định;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung trong lập quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
- UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp của mình

Như vậy, Luật đất đai năm 2013 không cho phép UBND các phường, thị trấn được phép lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai mà tập trung thẩm quyền này cho cơ quan hành chính cấp trên để quy về một mối trong việc lập quy hoạch và nâng cao tính khả thi của các quy hoạch trừ trường hợp đổi với các xã thuộc khu vực không phát triển đô thị;

- Bộ quốc phòng và Bộ công an có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành mình đảm bảo phù hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phù hợp với quy hoạch vùng lãnh thê đã được xác định về mặt nguyên tắc trong Luật đất đai.

- Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương giúp Chính phủ và UBND các cấp trong việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Như vậy, lập quy hoạch bao giờ cũng là thắm quyền và trách nhiệm trong tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước tử trung ương đến cơ sở theo phân cấp, trữ đất sử dụng cho dự đích quốc phòng và an ninh với đặc thù riêng thì phân cấp cho Bộ quốc phòng và Bộ công an. Các cơ quan chuyên môn triệt để tuân thủ các quy trình quy phạm để giúp Chính phủ và UBND các cấp trong việc lập quy hoạch sử dụng đất từ cấp quốc gia đến cấp địa phương.

V- THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ ĐIỂU CHỈNH QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Xét duyệt vừa là thực hiện quyền quản lý đối với đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời làm cho quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới hợp lý, phù hợp với nhau và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung.
Khác với lập, thẩm quyền quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là đảm bảo hiệu lực pháp lý cho việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó. Cho nên quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao giờ cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên cấp lập quy hoạch. Cụ thể, Điều 45 Luật đất đai năm 2013 quy định:

- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đo Chính phủ trình;

- Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hàng năm của từng tỉnh đồng thời phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ quốc phòng và Bộ công an;

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao giờ cũng phải công khai minh bạch và dựa trên các căn cứ pháp lý nhất định, trên cơ sở phê duyệt của chính phủ, UBND cấp có thẩm quyền. Càng công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao nhiêu thì người sử dụng đất càng có cơ hội tiếp cận thông tin về đất đai, xây dựng chiến lược kinh doanh khi sử dụng đất. Nếu không công khai, không được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền thì dẫn tới sự tuỳ tiện trong xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Do đó, Những trở ngại không đáng có đó dẫn đến sự cửa quyền từ phía cơ quan nhà nước,sự lạm đụng thông tin quy hoạch của một số Người để trục lợi là người dân do không được thông tin về quy hoạch nên vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt và gây cản trở cho việc thực hiện quy hoạch. Do đó, khoản l Điều 48 Luật đất đai khẳng định: các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đù ở cấp nào thì sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, điều chỉnh phê duyệt thì phải công bố công khai và xác định luôn trách nhiệm của từng cấp, của Bộ tài nguyên và môi trường trong việc công khai hoá các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc công khai hoá này thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

Bởi vậy, điểm a khoản 3 Điều 48 Luật đất đai năm 2013 quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, kể từ khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

- UBND cấp huyện trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp mình trước khi trình uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thì có thẩm quyền cho phép bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.

Với cơ chế như trên, quá trình xây dựng, lập, quyết định, phê duyệt quy hoạch vừa tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, vừa phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và thẩm quyền chuyên môn của cơ quan tài nguyên và môi trường.

VI- CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ QUY HOẠCH

Từ trước đến nay, người dân thường khó tiếp cận với các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, phần lớn việc làm quy hoạch cho đến trình tự pháp lý để được phê duyệt và có hiệu lực của quy hoạch là do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, người dân không có được đầy đủ thông tin về quy hoạch được phê duyệt,quy hoạch phải công bố công khai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có quy hoạch chi tiết, tại cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành.Việc công hỗ công khai quy hoạch tại trụ sở UBND cấp cơ sở, tại cơ quan quản lý đất đai và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết. Từ đó, người dân có thể tiếp cận đầy đủ thông tin về quy hoạch để biết và thực hiện, các cơ quan nhà nước thể hiện sự công khai và minh bạch trong quá trình xây dựng,lập, phê duyệt và đưa quy hoạch vào đời sống đồng thời thể hiện sự dân chủ, công khai trong công tác quy hoạch.

VII-  THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Các quy định của pháp luật về nguyên tắc, căn cứ, quy trình về lập, xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở quan trọng để hiện thực hoá quy hoạch và kế hoạch. Tuy nhiên, thực hiện quy hoạch là vấn đề hiện đang được cả xã hội rất quan tâm.Từ diễn đàn Quốc hội đến nhiều người dân, chúng ta nghe được những ý kiến xung quanh “quy hoạch treo” ở nhiều dự án và ở nhiều địa phương. Điều đó có thể hiểu là, các quy hoạch được xây dựng đã nhiều năm nhưng đi vào thực hiện thì không có tính khả thi. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể lý giải ở các khía cạnh khác nhau sống dưới góc độ quy hoạch thì đó là khi xây dựng quy hoạch chúng ta chưa tính toán đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng đất và khả năng thực tế nguồn vốn trong nước và vốn vay để thực thi quy hoạch. Các ý tưởng quy hoạch nhiều khi thể hiện quan điểm chủ quan của người làm quy hoạch mà chưa thể hiện được chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quan điểm của người dân góp ý cho các chiến lược đó chưa được lưu tâm một cách đầy đủ. Vì vậy, nhiều dự án bị phá sản do thiếu vốn, thiếu lòng tin ở người dân, không thuyết phục được người bị thu hồi đất để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước thực hiện các dự án đầu tư,

Để không lặp lại những khiếm khuyết đã qua trong việc thực hiện quy hoạch, Luật đất đai năm 2013 đã thể hiện sự chỉ đạo sắt sao của các cơ quan công quyền trong việc thực thi quy hoạch.Điều 49 Luật đất đai năm 2013 giao cho Chính phủ chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch. kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND cấp dưới. Với cơ chế này đã ràng buộc các cấp chính quyền vào cuộc trong chỉ đạo và thực hiện quy hoạch, nhanh chóng phát hiện các biểu hiện vi phạm về quy hoạch để xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

Đối với người sử dụng đất có diện tích đất nằm trong quy hoạch nhưng chưa thực hiện việc thu hồi đất thì họ vẫn tiếp tục sử dụng đất theo mục đích đã được xác định như trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Quyền lợi của người sử dụng đất Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất được Nhà nước Bảo hộ thông qua việc bồi thường và hỗ trợ. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản trong khu vực bị thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, nếu có nhu cầu cải tạo sửa chữa nhà ở, công trình thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của những dự án,công trình mà sau nhiều năm không thực hiện hoặc không thể thực hiện được thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xét duyệt quy hoạch phải có quan điểm, ý kiến rõ ràng về tương lai của những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó, tránh tình trạng “quy hoạch treo” mà người chịu tác động lớn nhất chính là người dân nằm trong vùng quy hoạch. Vì vậy, khoản 3 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 xác định rõ: đối với điện tích ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi đất thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện quyền điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đồng thời công bố cho người sử dụng đất biết. 

0 bình luận, đánh giá về Các quy định về lên kế hoạch sử dụng đất đai

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.76768 sec| 1015.102 kb