Các quy định về quản lý địa giới và điều tra về đất đai

Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất.

- Aristotle -

Các quy định về quản lý địa giới và điều tra về đất đai

Đất đai là bề mặt bao trùm toàn bộ chủ quyền quốc gia trên đất liền và các hải đảo. Vì vậy, quản lý địa giới hành chính nhà nước cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai,Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ số 119/CP ngày 16/9/1994 ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp, Luật đất đai năm 2013 đã luật hóa trách nhiệm của Chính phủ, Bộ nội vụ, Bộ tài nguyên và môi trường, UBND các cấp trong việc xác định địa giới hành chính các cấp, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Cụ thể, Điều 29 Luật đất đai năm 2013 quy định:

Liên hệ

I- CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐỊA GIỚI 

Đất đai là bề mặt bao trùm toàn bộ chủ quyền quốc gia trên đất liền và các hải đảo. Vì vậy, quản lý địa giới hành chính nhà nước cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai,Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ số 119/CP ngày 16/9/1994 ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp, Luật đất đai năm 2013 đã luật hóa trách nhiệm của Chính phủ, Bộ nội vụ, Bộ tài nguyên và môi trường, UBND các cấp trong việc xác định địa giới hành chính các cấp, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Cụ thể, Điều 29 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Bộ tài nguyên và môi trường quy định vệ kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

2. UBND các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương ”

Như vậy, để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, việc xác định trách nhiệm nói trên của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng, không những thực hiện đầy đủ chức năng đối ngoại trong việc xác định biên giới với các nước trong khu vực đồng thời giảm thiểu những tranh chấp về QSDĐ liên quan đến địa giới hành chính nhà nước. Điều đó giải thích tại sao Nhà nước rất nỗ lực trong việc xác định biên giới trên bộ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương Quốc Campuchia thông qua nhiều hiệp định quan trọng về phân định và cắm mốc địa giới giữa Việt Nam và các nước liên quan.

Bên cạnh đó, một số tỉnh có những vướng mắc về địa giới cần quan tâm giải quyết, ví dụ như các tôn tại về ranh giới đất đai giữa tỉnh Bình Thuận với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chòng lân về phía Bình Thuận hơn 2500 ha nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để. Mặt khác, hiện nay có những xã quá rộng cần chia tách như xã Tân Minh diện tích khoảng 23.242 ha, xã Tân Thắng huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận với diện tích khoảng 22.289 ha tone gần bằng 1⁄3 tỉnh Bắc Ninh.
Qua những thực tế nêu trên, để quản lý đất đai có hiệu quả thì việc xác lập hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính là rất cần thiết, Các công việc đó có sự phân công, phân cấp rõ về trách nhiệm của từng bộ, ngành và các cấp chính quyền để các địa phương chủ động quản lý địa giới, phòng ngừa vi phạm trong quản lý địa giới.

II-  ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT  ĐAI

Để đánh giá đúng số lượng, chất lượng đất phải thông qua việc điều tra các yếu tổ tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến đất đai như: điều tra, khảo sát và phân hạng đất đai. Trong đó, công tác điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích hàm lượng thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, vi lượng có trong đất, xác định những yếu tố thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng đất đai là biện pháp chủ yếu để nắm chất lượng đất, từ đó, phân hạng đất cho từng mục đích sử dụng (trồng trọt, xây dựng) của từng lô, khoảnh, khu đất nhất định.

Đây là việc làm rất quan trọng vì nó tạo cơ sở ban đầu (công tác điều tra cơ bản về đất phục vụ việc quản lý đất đai trên hai phương diện: lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xác định giá đất.. Số liệu diện tích, chất lượng đất chính xác thì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới đảm đảm tính khả thi. Số lượng diện tích đất và việc xác định những yếu tố thuận lợi cho trồng trọt, xây dựng chính xác là một trong những điều kiện quyết định hình thành giá đất sát với thực tế.
Khác với các tư liệu sản xuất khác, đất đai có vị trí cố định,Số lượng diện tích đất và việc xác định những yếu tố thuận lợi cho trồng trọt, xây dựng chính xác là một trong những điều kiện quyết định hình thành giá đất sát với thực tế.
Khác với các tư liệu sản xuất khác, đất đai có vị trí cổ định,cho nên các số liệu của nó xuất xứ từ một vị trí không gian cố định, vị trí không gian này được thể hiện trên bản đồ (trước hết là bản đồ địa chính và đề thuyết minh cho bản đồ địa chính phải có số địa chính kèm theo}. Vì vậy, một tài liệu địa chính hoàn chỉnh bao giờ cũng bao gồm ba phần: số liệu, bản đề và thuyết minh kèm theo.. Điều 30 Luật đất đai năm 2013 quy định giao cho Bộ tài nguyên và môi trường chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thông nhất trong phạm vi cả nước, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình. Cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành có trách nhiệm ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã,phường, thị trần và bản gốc được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, UBND xã,phường, thị trấn. Bản sao hoàn toàn có giá trị như bản gốc.

Cùng với bản để địa chính là thành phần cơ bản trong hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai thì các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản để quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc nắm chắc tình hình đất đai thông qua những cuộc tổng kiểm kê đất đai của Nhà nước.

Như vậy, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản để quy hoạch sử dụng đất hợp thành hệ thống các bản đồ chuyên ngành góp cho Nhà nước nắm được tình hình hiện trạng sử dụng đất trong từng thời kỳ nhất định, vừa phục vụ cho các cuộc tổng kiểm kê đất đai năm năm một lần để điều chỉnh những biến động về đất đai theo hướng có lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nước giao cho Bộ tài nguyên và môi trường cũng như UBND các cấp tổ chức, chỉ đạo và thực hiện việc lập các loại bản đồ, việc kiểm kê đất đai và kiểm tra việc thực hiện nội dung quản 
 

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thị Mai, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụa án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các quy định về quản lý địa giới và điều tra về đất đai

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.68304 sec| 1088.945 kb