Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Niềm tin và sự nghi ngờ cùng đồng hành, chúng bù đắp lẫn nhau. Người không bao giờ nghi ngờ sẽ không bao giờ thực sự tin tưởng".
- Hermann Hesse
Quan hệ cung cấp dịch vụ pháp lý giữa Luật sư và khách hàng trong đời sống và trong tố tụng là quan hệ mang tính dịch vụ. Tuy nhiên, Luật sư hành nghề không chỉ quan tâm đến tính “dịch vụ" hay thù lao của khách hàng và những lợi ích vật chất, tinh thần, mà còn phải quan tâm đến yếu tố “phục vụ”, không đến yếu tố dịch vụ lấn át tính chất phục vụ của nghề nghiệp Luật sư.
Về mặt pháp lý, thực chất quan hệ cung cấp dịch vụ pháp lý giữa Luật sư với khách hàng trong đời sống và trong tố tụng là quan hệ mang tính dịch vụ. Tuy nhiên, như đã được nhấn mạnh trong Chương II về hành nghề Luật sư, Luật sư hành nghề không chỉ quan tâm đến tính “dịch vụ" hay thù lao của khách hàng và những lợi ích vật chất, tinh thần, mà còn phải quan tâm đến yếu tố “phục vụ”, không đến yếu tố dịch vụ lấn át tính chất phục vụ của nghề nghiệp Luật sư.
Đó chính là giá trị cốt lõi tạo ra vị thế và hình ảnh “hiệp sĩ” trong trái tim công chúng. Những yếu tố phi vật chất, phi dịch vụ còn thể hiện trong hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, các đối tượng thuộc diện chính sách, bào chữa theo chỉ định của Tòa Án hoặc tham gia với tư cách là Luật sư của tổ chức, cơ quan, chính quyền, từng bước phủ kín nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý cho đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ý nghĩa, tính chất trong việc phục vụ cho lợi ích cộng đồng, giúp lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. hòa giải các xung đột về lợi ích giữa các cá nhân và chủ thể xã hội khác, nâng cao vị thế của người Luật sư như một cái nối chuyển tải pháp luật là những vấn đề thuộc về quan niệm, nhận thức liên quan đến chức năng xã hội của Luật sư.
Xác định ranh giới điều chỉnh pháp luật đối với các loại quan hệ xã hội nào tùy thuộc vào mức độ điển hình, phổ biến của quan hệ xã hội cần điêu chính và bản thân đối tượng điều chỉnh. Nói tới phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động Luật sư là nói tới ranh giới của việc Nhà nước sử dụng pháp luật nhằm can thiệp công khai và tác động đến các quan hệ này sinh trong quá trình hoạt động hành nghề của Luật sư. Xác định ranh giới này là một công việc khó khăn, vị phụ thuộc vào nhu cầu điều chỉnh và tính cấp thiết của phương thức điều chỉnh. Vì vậy, cần xem xét đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh của pháp luật về Luật sư là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của Luật sư.
Hiện nay, về mặt lý luận, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý chưa có được sự thống nhất trong việc phân loại các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của Luật sư . Trong hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống hóa pháp luật và áp dụng pháp luật, một số cơ quan chưa có sự nhất quán về quan niệm và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về Luật sư ,chưa định hình rõ nét địa vị pháp lý của Luật sư là một chủ thể tư pháp độc lập hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác nhím bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức. Nguyên nhân của tình trạng trên là quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Luật sư phụ thuộc vào sự tham gia của các chủ thể tư pháp trong các quan hệ xã hội và mức độ quan tâm của Đảng và Nhà nước về xây dựng pháp luật liên quan đến hoạt động của Luật sư. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về Luật sư gồm các nhóm quan hệ như sau:
- Nhóm quan hệ phát sinh giữa các Luật sư với nhau tạo thành tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức hành nghề, trong đó bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh về điều kiện, tư cách, phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của Luật sư , tổ chức hành nghề và tổ chức xã hội nghề nghiệp, thù lao và xử lý vi phạm...
- Nhóm quan hệ phát sinh giữa Luật sư với khách hàng, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh về cách thức tiếp cận và thỏa thuận giữa Luật sư và khách hàng, thù lao, các diêu cám và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong quan hệ với khách hàng được pháp lý hóa.
- Nhóm quan hệ phát sinh giữa Luật sư với các Cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan có thẩm quyền khác trong hoạt động nghề nghiệp, bao gồm các quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong tố tụng (hình sự, dân sự. kinh tế, hành chính, lao động...); các quy phạm xác định quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, dương sự liên quan đến quá trình tố tụng với Luật sư và với các Cơ quan tiến hành tố tụng.
- Nhóm quan hệ phát sinh về mật quản lý nhà nước và sự tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh từ mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và Tổ chức hành nghê Luật sư.
Như vậy, pháp luật về Luật sư cần được hiếu trong hai bình diện:
Một là, xét ở phạm vi rộng thì pháp luật về Luật sư được hiểu là toàn bộ các yếu tố và chế định pháp luật liên quan, không bị giới hạn bởi ngành hay phân ngành luật nào. Đối với các quan hệ xã hội có Luật sư tham gia nhưng chưa có một ngành luật nào điều chỉnh trực tiếp thì do pháp luật về điều chỉnh, của các quan hệ khác đã có ngành luật điều chỉnh “gián tiếp" hoặc cụ thể hóa chế định về Luật sư thì cần được hoàn thiện, không san sẻ, chỉa cắt, biệt lập chúng. Có thể nêu ra ví dụ thuyết phục là các ngành luật thương mại, kinh tế đều được hoàn thiện trên cơ sở và điều kiện đã có Bộ luật Dân sự và các nghĩa vụ dân sự cũng phát sinh trong quản lý hành chính, trong tố tụng hình sự, dân sự, thương mại. kinh tế...
Hai là, xét ở phạm vi hẹp, pháp luật về Luật sư là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của Luật sư, tổ chức, hoạt động và cơ chế quản lý đối với Luật sư. Như vậy, cho dù xét trên phạm vi rộng hay hẹp thì các yếu tố cấu thành nên pháp luật về Luật sư bao gồm các nguyên tắc, định hướng cơ bản về phát triển Nghề Luật sư ở Việt Nam; các quy phạm pháp luật thực định điều chỉnh trực tiếp hoạt động của Luật sư trong các phạm vi hành nghề theo quy định; và các thiết chế pháp lý liên quan hỗ trợ vẽ quản lý, giám sát, xử lý vi phạm. Có thể nhận thấy “hạt nhân” cơ bản là các quy phạm pháp luật được hình thành từ nhiều ngành, phân ngành và chế định pháp luật khác nhau. Nguồn của pháp luật về Luật sư không chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật trong nước được quy định trong Hiến pháp. Luật Luật sư và các vấn bản dưới luật, mà còn có các quy phạm pháp luật trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam tham gia ký kết, cũng như sự chuyển hóa của một số quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư thành điều cấm của pháp luật.
Từ những điểm phân tích nêu trên, có thể coi pháp luật về Luật sư là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động nghề nghiệp giữa Luật sư với khách hàng, các CQTI ITT và cơ quan có thẩm quyền khác, về việc quản lý nhà nước và sự tư quận cầu tó chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư do Nhà nước đặt ra, thừa nhận và bảo đảm thi hành.
Liên quan đến mối quan hệ với khách hàng, pháp luật xã mình định tính tự nguyện trong giao dịch, thỏa thuận, quy định rõ rằng quyền và nghĩa vụ của khách hàng, cũng như của Luật sư kể và vấn đề thù lao tư vấn, bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Từ chỗ quan niệm về nhận thức bản chất mối quan hệ với khách hàng, pháp luật về Luật sư đã điều chỉnh về mặt pháp lý mối quan hệ này tại Luật Luật sư năm 2006, cụ thế:
Điều 24. Nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng:
1- Luật sư tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng; cho nhận vụ, việc theo khả nóng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
2- Khi nhận vụ. việc, Luật sư thông báo cho khách hàng võ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
3- Luật sư không chuyên giao vụ, việc mà mình đã đảm nhận cho Luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.
Điêu 25. Bí mật thông tin:
1- Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trữ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2- Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào muc dich xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyến, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3- Tổ chức hành nghề Luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.
Các quy định nói trên của Luật Luật sư đã điều chỉnh tổng quát các nguyên tắc và hành vi ứng xử chung của Luật sư khi nhận và thực hiện vụ,việc của khách hàng trên cơ sở tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng; ghi nhận vụ, việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng. Khuôn khổ pháp lý này là nền tảng đề Luật sư biết được những giới hạn mà pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng, trong đó có một nghĩa vụ, đồng thời là một bổn phận đạo đức rất quan trọng là phải thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng; không chuyên giao vụ, việc mà mình đã đảm nhận cho Luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.
Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao pháp luật về Luật sư đã quy định về mối quan hệ với khách hàng mà vẫn cần xây dựng các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong mối quan hệ với khách hàng? Khi đề cập vấn dí này, các quan niệm nổi tới phạm vi của các quy tắc đạo đức là nói đến những chuẩn mực ứng xử mang tính khuyến cáo. định hướng và phân ánh tính mục đích trong hoạt động nghề nghiệp Luật sư ,tạo ra khoảng không gian rộng rãi cho việc lựa chọn ứng xử trong từng hành vi của Luật sư áp dụng cho một tình huống cụ thể.
Trên thế giới, cũng như trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay. vien đề xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư đang còn nhiều ý kiến và cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu về “tính pháp lý" của Bộ Quy tắc cũng chưa cỏ được sự thống nhất. Theo một kết quả nghiên cứu, cách thức xác định “mô hình" của quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư rất khác nhau trên thế giới: Một số nước có Bộ Quy tắc ứng xử của HS (code of conduct of lawyers), một số nước khác có quy định về đạo đức nghề nghiệp Luật sư (lawyers professional ethics). Tuy nhiên, nội dung vẫn chủ yếu tập trung vào các quy tắc ứng xử của Luật sư trong khi hành nghề và trong quan hệ xã hội. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ở các nước khác nhau do các cơ quan khác nhau ban hành, có thế do Hiệp hội Luật sư (như ở Australia, Singapore...) hoặc do Đoàn Luật sư thông qua như ở Canada.' Cộng đồng châu Âu đã thông qua Bộ luật về đạo đức nghề nghiệp Luật sư và được coi là Phụ lục I trong “Nội quy và niên giám luật sư tại Tòa án ParLS"năm 1998 còn ở Hoa Kỳ, Đoàn Luật sư từng mảng có thể ban hành Quy chế trách nhiệm nghề nghiệp riêng của mình?
1- Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (Bộ Tư pháp), Tap bAi piling dao tao luat sư,tp, Hà NỘI. 2001.tr. 17.
2- Ordre đes avocats à ta cour de Parts, Règlement inclineur et annuaire des avocats à la Cour de ParLS, Publication dữ 1 Ordre des avocats à la Cour de ParLS, France, 1998.
3 The New York State Bar Association, the Lawyer's Code of Professional Responsibility, Adopted by the New York Slate Bar Association. Effective January 1. 1970. As Amended Effective January ), 2002, http7/www.nysba.org.
Ở dây, cần đề cập mối quan hệ giữa pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp là xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật với nhu cầu điều chỉnh hoạt động Luật sư bằng các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Nhu cầu này có mối liên hệ mật thiết với việc xử lý quan hệ giữa yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước với phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư. Biểu hiện của tính tự quản không chỉ là tạo ra tư thê độc lập và phương thức hành nghề tự do, mà còn là tinh “tư điều tiết” hoạt động nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư . Có ý kiến lo ngại việc phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư và đề cao vai trò của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp sẽ làm cho hoạt động Luật sư xa rời việc quản lý của Nhà nước hoặc thiếu tin tưởng vào khả năng tự quản của đội ngũ Luật sư . Ý kiến này không phân ánh đặc điểm của Nghề Luật sư là một nghề luật, trong đó bắt buộc phải có những tiêu chuẩn, quy tắc làm khuôn mẫu cho việc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống. Sức mạnh nội tại của đội ngũ Luật sư chỉ có thế phát huy trong điều kiện tăng cường tính kết nối và tự làm trong sạch đội ngũ của mình thông qua các cuộc xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn cao về mặt đạo đức và kỷ luật.
Mặt khác, hiện nay cùng với chiến lược cải cách tư pháp và yêu cầu phát triển nhanh chóng đội ngũ Luật sư., nếu không chặt chẽ về tiêu chuẩn “đầu vào”, trau dồi phẩm chất cá nhân, uy tín và đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và quy tắc đạo đức thì chắc chắn hoạt động Luật sư sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Trong một số trường hợp, việc hành nghề của Luật sư còn thiếu những chuẩn mực đề đánh giá và xử lý khi có vi phạm, đóng thời Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành năm 2011 cũng chưa phản ánh hết những đặc điểm của hoạt động Luật sư phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Nhu cầu xây dựng và hoàn thiện Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp đã trở nên cấp thiết, dẫn đến việc Hội đồng toàn quốc đã thông qua và ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp mới vào tháng 11/2019, hướng đến việc tạo lập sức mạnh nội tại của đội ngũ Luật sư Việt Nam.
Quy tắc đạo đức gồm Lời nói đầu, 06 chương và 32 quy tắc, trong đó Chương II (Quan hệ với khách hàng) là một chương rất quan trọng, điều chỉnh trực tiếp, phổ biến và thường xuyên đối với hoạt động hành nghề Luật sư.
Luật sư là hoạt động nghề nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng trên các lĩnh vực tố tụng, tư vấn, đại diện ngoài tố tụng, thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Công việc hành nghề của Luật sư luôn gắn với khách hàng và là quan hệ thường xuyên, phổ biến nhất trong các quan hệ liên quan đến nghề nghiệp Luật sư. Do đó, quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là quan hệ cơ bàn nhất trong hoạt động nghề nghiệp Luật sư.
Từ ý nghĩa đó, Bộ Quy tắc đã dành ra một chương (Chương II) được thiết kế thành 04 mục với 12 quy tắc (từ Quy tắc 5 đến Quy tắc 16), đã được rà soát, bổ sung những nội dung còn thiếu, loại bỏ những quy ty đã được pháp luật quy định, thể hiện sự ngắn gọn, cô đọng, súc tích hơn. Chương này quy định những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ giữa LES với khách hàng, làm khuôn mẫu cho môi Luật sư ứng xử, rèn luyện, tu dưỡng để giữ gìn uy tín đội ngũ Luật sư và tôn vinh nghề nghiệp Luật sư.
Chương II được chia thành 4 mục nhỏ:
- Mục 1 (từ Quy tắc 5 dính Quy tắc 9): là những quy tắc cơ bản trong quan hệ giữa Luật sư với khách hàng, những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng.
- Mục 2 (Quy tắc 10 và Quy tắc 11): là những quy tắc về ứng xử cụ thế của Luật sư khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng, những trường hợp Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc;
- Mục 3 (từ Quy tắc 12 đến Quy tắc Luật sư ): Quy định về ứng xử của Luật sư khi thực hiện vụ việc của khách hàng; các trường hợp Luật sư có quyền từ chối hoặc phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng; ứng xử của Luật sư khi đơn phương chấm dứt thực hiện vụ việc đã nhận của khách hàng và giải quyết khi có xung đột lợi ích trong quá trình nhận, thực hiện vụ việc của khách hàng.
- Mục 4 (Quy tắc 16): Quy định về ứng xử của Luật sư với khách hàng khi kết thúc vụ việc.
Sở dĩ Bộ Quy tắc chia Chương 11 thành 04 mục nhỏ là trên cơ sở tham khảo Bộ Quy tắc của liên đoàn Luật sư Nhật Bản và cán cứ vào thực tế quan hệ giữa LES với khách hàng trải qua 03 giai đoạn: Nhận vụ việc, thực hiện vụ việc, kết thúc vụ việc để xác định các quy tắc ứng xử của Luật sư trong từng giai đoạn, tránh bị trùng lặp và dễ áp dụng trong quá trình thực hiện. Những vấn đề chung của mối quan hệ giữa LES với khách hàng được đưa vào Mục 1. "Những quy tắc cơ bản". Phần ứng xử còn lại có những quy tắc tương ứng với nội dung và tính chất của từng giai đoạn.
Trong Chương II,vấn đề xung đột lợi ích là vấn để được đại đa số Luật sư quan tâm. Vì vậy,Bộ Quy tắc đã thể hiện cụ thể trong Quy tắc 15.1 định nghĩa về xung đột lợi ích, bảo dám tính khái quát, khắc phục được sự liệt kê cụ thể về xung đột lợi ích mà trong thực tế kỹ thuật lập pháp không thể liệt kê. Khi giải quyết các trường hợp xung đột về lợi ích nhân bảo đảm một cách tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, vẫn cần tôn trọng quyền tự định đoạt của khách hàng trong việc chọn lựa Luật sư bảo vệ cho mình. Vì vậy, Bộ Quy tắc mở có quy định một số trường hợp xung đột về lợi ích nhưng khách hàng vẫn tự nguyện chấp nhận bằng văn bản thì sẽ không còn là điều cấm đổi với Luật sư trong các trường hợp có xung đột về lợi ích. Tất nhiên, sự chấp thuận của khách hàng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm