Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Nội dung bài viết
Doanh nghiệp có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác trong 4 trường hợp sau đây: Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần; chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
Theo Điều 196 Luật Doanh nghiệp năm 2014, một công ty TNHH có thể được chuyển đổi thành một công ty cổ phần theo một trong 4 phương thức sau đây:
(i)Thứ nhất: Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm cá nhân, pháp nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho cá nhân, pháp nhân khác;
(ii)Thứ hai: Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm cá nhân, pháp nhân khác góp vốn;
(iii)Thứ ba: Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số cá nhân, pháp nhân khác;
(iv)Thứ tư: Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách kết hợp các hình thức nói trên.
Công ty cổ phần sau khi được chuyển đổi đương nhiên kế thừa hoàn toàn các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản gồm cả nợ thuê, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty trước khi được chuyển đổi.
Chuyển công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo Điều 197 Luật Doanh nghiệp năm 2014, một công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo một trong 3 phương thức sau đây:
(i)Thứ nhất: Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
(ii)Thứ hai: Một cá nhân hoặc pháp nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty
(iii) Thứ ba: Công ty chỉ còn lại 1 cổ đông (pháp luật chưa quy định trường hợp chỉ còn lại 2 cổ đông), mà đã vượt quá 15 ngày phải bảo đảm số lượng tối thiểu 3 cổ đông
Công ty TNHH sau khi được chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty cổ phần trước khi được chuyển đổi.
Chuyển công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Theo Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2014, một công ty cổ phần có thể được chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo một trong 4 phương thức sau:
(i) Thứ nhất: Chuyển đổi thành công ty TNHH mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân, pháp nhân khác.
(ii) Thứ hai: Chuyển đổi thành công ty TNHH đồng thời với huy động thêm cá nhân, pháp nhân khác góp vốn;
(iii) Thứ ba: Chuyển đổi thành công ty TNHH đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần có phần cho cá nhân, pháp nhân khác góp vốn;
(iv) Thứ tư: Chuyển đổi thành công ty TNHH bằng cách kết phương thức nói trên.
Công ty TNHH sau khi được chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty cổ phần trước khi được chuyển đổi.
Chuyển doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm
Theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp tư nhân có thể được chuyển đổi thành công ty TNHH theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ 5 điều kiện sau đây:
(i) Thứ nhất: Có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
(ii) Thứ hai: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên):
(iii) Thứ ba: Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
(iv) Thứ tư: Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thực hiện xong về việc công ty TNHH được chuyển đổi có nghĩa vụ tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó,
(v) Thứ năm: Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (trước 01/7/2015 là sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhà nước đang là công ty TNHH thành công ty cổ phần. Việc có phần hóa doanh nghiệp nhà nước không được đề cần đến trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, mà được quy định tại khoản 1 Điều 37 về “Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp", Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh từ doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, “cổ phần hóa được quy định là một trong các hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Một công ty TNHH 100% vốn nhà nước có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần theo một trong 3 hình thức như sau:
(i) Thứ nhất: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
(ii) Thứ hai: Bản một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
(iii) Thứ ba: Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 còn gọi việc có phần hóa cùng với việc bản một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm