Các vấn đề diễn biến phát sinh trong quá trình tranh tụng

02/05/2021

 

Quá trình tranh tụng, luật sư phải hết sức chú ý đến các vấn đề diễn biến phát sinh tại phiên tòa phúc thẩm . Ví dụ: Luật sư đã thống nhất với bị cáo định hướng bào chữa không có tội nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, có tình huống phát sinh mới, bị cáo lại khai nhận tội, việc nhận tội của bị cáo phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác, viện kiểm sát cấp phúc thẩm đã chấp nhận lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt cho bị cáo.

 

 

diễn biến phát sinh Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Các vấn đề diễn biến phát sinh trong quá trình tranh tụng

 

 

Quá trình tranh tụng, luật sư phải hết sức chú ý đến các vấn đề diễn biến phát sinh tại phiên tòa phúc thẩm . Ví dụ: Luật sư đã thống nhất với bị cáo định hướng bào chữa không có tội nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, có tình huống phát sinh mới, bị cáo lại khai nhận tội, việc nhận tội của bị cáo phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác, VKS cấp phúc thẩm đã chấp nhận lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt cho bị cáo. Trong trường hợp này, luật sư phải nhanh chóng chuyển hướng bào chữa từ không phạm tội mà luật sự đã chuẩn bị trước sang quan điểm đồng ý với quan điểm đề nghị của đại diện VKS tại phiên tòa, đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

 

 

Trong trường hợp luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, nguyên đơn dân sự, luật sư có thể đưa ra yêu cầu theo khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015 về sửa bản án sơ thẩm. Cụ thể, trong trường hợp VKS kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì HĐXX phúc thẩm có thể :

 

 

- Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

 

 

- Tăng mức bồi thường thiệt hại;

 

 

- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

 

 

- Không cho bị cáo hưởng án treo .

 

 

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại

 

 

Như vậy , theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015 nêu trên , luật sư khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại có quyền đưa ra định hướng bảo vệ tốt nhất cho bị hại , từ đó có thể làm xấu hơn tình trạng của bị cáo theo chiều hướng nặng hơn như đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xử bị cáo với tội danh nặng hơn tội mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét quyền đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xử bị cáo theo kháng cáo của bị hại xử . Ví dụ : Tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo tội cưỡng đoạt tài sản , luật sư có về tội danh nặng hơn đó là tội cướp tài sản hoặc đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tăng mức hình phạt cao hơn mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xử , đề nghị tăng mức bồi thường thiệt hại .

 

 

Về trách nhiệm bồi thường dân sự của vụ án , luật sư phải căn cứ vào Điều 48 BLHS năm 2015 quy định về trả lại tài sản , sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại ; buộc công khai xin lỗi . Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp , phải sửa chữa , bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra . Khi bảo vệ quyền lợi cho bị hại , luật sư cần phân tích tính chất nghiêm trọng , hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hành vi thực hiện tội phạm của bị cáo để đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xử bị cáo theo hướng tội danh nặng hơn , hình phạt nặng hơn hoặc đồng ý về tội danh và mức hình phạt Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử là có căn cứ , đúng pháp luật , chỉ yêu cầu tăng mức bồi thường cho bị hại căn cứ trên cơ sở thiệt hại về vật chất , tinh thần , tài sản do tội phạm gây ra kèm theo là các tài liệu , chứng cứ về trách nhiệm dân sự để đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét , quyết định .

 

 

Khi tham gia phân tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm , căn cứ vào yêu cầu kháng cáo của thân chủ , luật sư phải đưa ra được những đề xuất có căn cứ để đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét và chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo hoặc yêu cầu kháng cáo của bị hại . Để thực hiện việc bào chữa , bảo vệ tốt nhất cho thân chủ , luật sư phải nắm vững các quy định của BLTTHS về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm được quy định tại Điều 355 BLTTHS năm 2015 .

 

0 bình luận, đánh giá về Các vấn đề diễn biến phát sinh trong quá trình tranh tụng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.74155 sec| 934.516 kb