Các vấn đề lý luận cơ bản về ngành luật Đất đai

"Nơi không có quyền lực cộng đồng thì không có pháp luật, nơi không có pháp luật thì không có gì gọi là công bằng."

Oliver Wendell Holmes (Mỹ)

Các vấn đề lý luận cơ bản về ngành luật Đất đai

Khi nói và viết về khái niệm Luật đất đai, học viên và người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy sẽ hiểu khái niệm này với tính cách là một ngành luật, trong khi đó các nhà quản lý, người xây dựng chính sách, đa số doanh nghiệp và người dân sẽ hiểu khái niệm này với tính cách là văn bản luật. Để hiểu rõ về ngành luật này cần phải nắm rõ về các vấn đề lý luận cơ bản bao gồm: khái niệm ngành luật đất đai, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai.

Liên hệ

I- KHÁI LƯỢC VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI

Tùy từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể để hiểu khái niệm luật đất đai với tính cách là một ngành luật trong hệ thống ngành luật của nhà nước ta hoặc là văn bản pháp luật quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai, Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu từng khía cạnh cụ thể của nó theo hai mặt sau đây:

1- Ngành luật đất đai

Dưới góc độ là một ngành luật, Luật đất đai trước đây còn có tên gọi là Luật ruộng đất. Cách hiểu như vậy là thiếu chính xác, vì khái niệm “đất đai” hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các loại đất như: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong mỗi nhóm đất lại được chia thành từng phân nhóm đất cụ thể theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013, Khái niệm “ruộng đất” theo cách hiểu của nhiều người thường chỉ loại đất nông nghiệp, đất tạo lập nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy, nói Luật ruộng đất tức là chỉ một chế định của ngành luật đất đai, cụ thể là chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp. Cho nên, không thể có sự đánh đồng giữa khái niệm một ngành luật với khái niệm một chế định cụ thể của ngành.

Theo cách phân chia ngành luật truyền thống, các ngành luật có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng. Ngành luật đất đai có nhóm quan hệ xã hội chuyên biệt được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh và các chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai được Nhà nước dùng pháp luật tác động vào cách xử sự của họ với các phương pháp và cách thức khác nhau. Nói tóm lại, ngành luật đất đai có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng (phần này sẽ được trình bày tại phần II chương này).

Môn học Luật đất đai có thể chia thành 2 phần, phần chung và phần riêng. Phần chung gồm các chế định cơ bản tạo thành phần lý luận chung của ngành luật, như chế định các vấn đề lý luận cơ bản về ngành luật đất đai, quan hệ pháp luật đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, chế định chế độ quản lý Nhà nước về đất đai. Phần riêng gồm chế định địa vị pháp lý của người sử dụng đất, thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai, các chế độ pháp lý về nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp.

Ngành luật đất đai gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai để từ đó xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất. Nếu như Hiến pháp năm 1946 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, sau đó đến Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sử hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân thì Hiển pháp năm 1959 tuyên ngôn cho ba hình thức sở hữu về đất đai là: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Đến Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013, chế độ sở hữu đất đai được quy định là: chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và định danh vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thẻng nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.

Quan hệ đất đai hiện nay không thể hiện mối quan hệ truyền thống giữa các chủ sở hữu đất đai với nhau mà được xác lập trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

Nói cách khác, các quan hệ này xác định trách nhiệm và quyền hạn của Nhà nước trong vai trò người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai. Từ vai trò và trách nhiệm đó, Nhà nước không ngừng quan tâm đến việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển một cách bền vững nguồn tài nguyên đất đai cho hiện tại và tương lai. Với đặc trưng cơ bản là xác lập quyền cho người chủ sử dụng đất cụ thể nhằm tránh tình trạng vô chủ trong quan hệ đất đai như trước đây, việc chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là thiên chức cơ bản trong hoạt động của Nhà nước phù hợp với vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người quản lý. Quan hệ đất đai ở Việt Nam trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu được thiết kế có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Quá trình hợp tác giữa người sử dụng đất với nhau trên cơ sở sự bảo hộ của Nhà nước khi thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng là yếu tố linh hoạt nhất và đa dạng nhất trong quan hệ đất đai.

Vì vậy, có thể định nghĩa Luật đất đai với tư cách ngành luật như sau: Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

2- Các văn bản Luật đất đai

Cần có sự phân biệt giữa văn bản Luật đất đai với hệ thống văn bản pháp luật về đất đai. Luật đất đai với tính cách là một văn do Quốc hội ban hành là một trong các văn bản pháp luật về đất đai nhưng là văn bản quan trọng bậc nhất trong số các văn bản pháp luật về đất đai.

Vì vậy, trước yêu cầu quản lý đất đai một cách toàn diện bằng pháp luật, Nhà nước ta có chủ trương xây dựng các dự thảo Luật đất đai từ năm 1987. Qua nhiều lần chỉnh lý, sửa đổi, tiếp thu ý kiến từ cuộc trưng cầu dân ý cho dự thảo luật quan trọng này, ngày 29/12/1987, văn bản Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra đời và được Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố ngày 08/01/1988. Vì vậy, Luật đất đai đầu tiên gọi là Luật đất đai năm 1987.

Văn bản luật này ra đời đánh dấu một thời kỳ mới của Nhà nước ta trong việc quản lý đất đai bằng quy hoạch và pháp luật. Tuy nhiên là văn bản luật được thông qua ở thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, Luật đất đai năm 1987 vẫn còn mang nặng các dấu ẩn của cơ chế cũ và chưa xác định đầy đủ các quan hệ đất đai theo cơ chế mới, Vì vậy, sau khi đánh giá, tổng kết việc thực thi Luật đất đai sau 5 năm thực hiện, Nhà nước ta đã xây dựng văn bản mới thay thế cho Luật đất đai năm 1987.

Luật đất đai thứ hai được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực chính thức từ ngày 15/10/1993 (Luật đất đai năm 1993) là đạo luật quan trọng góp phần điều chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với cơ chế mới. Luật đất đai năm 1993 điều chỉnh các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, xoá bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất, xác lập các quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế- xã hội, các quan hệ đất đai không ngừng vận động trong nền kinh tế thị trường đã khiển các quy định được dữ liệu trong Luật đất đai năm 1993 có những vẩn để không còn phù hợp.

Ngày 02/12/1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993 đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua. Luật này được gọi tắt là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và nội dung chủ yếu nhằm luật hoá các quyền năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, đồng thời xác định rõ các hình thức giao đất và cho thuê đất để làm căn cứ quy định các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Tuy nhiên, lần sửa thứ nhất vào năm 1998 chí đề cập một số vấn đề về hình thức sử dụng đất và tiền tệ hoá quyền sử dụng đất. Vì vậy, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X đã thông qua việc sửa đổi lần thứ hai tập trung vào việc hoàn thiện chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, phân công, phân cấp trong quản lý đất đai. Văn bản luật này được gọi tắt là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/10/2001.

Các luật đất đai nêu trên đã góp phần to lớn trong việc khai thác quỹ đất, việc quản lý đất đai đã đi vào nề nếp, tạo sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian qua cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhiều lần như vậy cho thấy hệ thống pháp luật đất đai có tính chắp vá, không đồng bộ, nhiều quy định tỏ ra lạc hậu so với thời cuộc và gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Vì vậy, việc xây dựng Luật đất đai mới để thay thế Luật đất đai năm 1993 và các Luật đất đai sửa đổi, bổ sung là rất cần thiết.

Trên tinh thần đó, quá trình xây dựng các dự thảo của Luật đất đai mới rất công phu, quá nhiều lần chỉnh sửa và lấy ý kiến nhân dân rộng rãi trong cả nước, ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 4 đã thông qua toàn văn Luật đất đai mới với 7 chương và 146 điều, gọi là Luật đất đai năm 2003. Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004, nhằm đáp ứng giai đoạn phát triển 02/12/1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993 đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua. Luật này được gọi tắt là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và nội

Tuy nhiên, từ năm 2003 trở lại đây, quan hệ đất đai ở Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng trên nền tảng của nền kinh tế thị trường. Quan hệ đất đai đang dần thoát khỏi tính hành chính vốn là nền tảng cơ bản trong xây dựng các quan hệ đất đai trong các giai đoạn trước đây. Dân sự hoá các quan hệ đất đai, quyền và lại ích của người sử dụng ngày càng được quan tâm, sự bình đẳng trong đối xử với các chủ thể sử dụng đất đang thay đổi cách nhìn trong chính sách và pháp luật đất đai, minh bạch thủ tục hành chính trong mọi quan hệ sử dụng đất đặng thúc hổi các thay đổi mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật đất đai.

Mặt khác, là giai đoạn pháp triển tiếp theo của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đất đai là nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế cũng như tạo động lực hoàn thiện các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nên cần một Luật đất đai mới có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Do đổi, việc xây dựng Luật mỏi thay thế Luật đất đai năm 2003 là cần thiết. Trên tinh thần đó, tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5 Quốc hội Khóa XIII đã cho ý kiến chỉnh lí vào Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, lấy ý kiến nhân dân cả nước và tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Khóa XIII đã thông qua toàn văn Luật đất đai năm 2013. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

Vậy, các quan điểm để chỉ đạo xây dựng Luật đất đai năm 2013 là gì, chúng ta cần nghiên cứu 03 vấn đề sau:

Thứ nhất, Luật đất đai năm 2013 là sự thể chế hoá những quan điểm cơ bản về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Khoá IX và Nghị quyết số 19/2012/TW về nông nghiệp nông thôn và nông dân của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

Người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất đều nộp thuế đầy đủ cho nhà nước, vậy quyền sử dụng đất đó có được coi là hợp pháp không?

Đây là những văn kiện của Đảng đề cập một cách toàn diện những quan điểm cơ bản về xây dựng chính sách và pháp luật đất đai trong giai đoạn mới. Luật đất đai năm 2013 là sự thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng về vấn đề đất đai.

Thứ hai, việc xây dựng Luật đất đai năm 2013 dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước trong vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.

Thứ ba, trên cơ sở kế thừa và phát triển các Luật đất đai trước đây, Luật đất đai năm 2013 góp phần pháp điển hoá hệ thống pháp luật đất đai với tinh thần giảm thiểu tối đa những văn bản hướng dẫn dưới luật khiến cho hệ thống pháp luật đất đai trước đây vô cùng phức tạp, nhiều tầng nấc và kém hiệu quả. Trong văn bản luật này, nhiều quy định của Chính phủ và các bộ, ngành qua thực tế đă phù hợp với cuộc sống được chính thức luật hóa, vừa nâng cao tính pháp lý của quy định, vừa giảm thiểu các quy định không cần thiết để Luật đất đai hoàn chỉnh có hiệu lực và hiệu quả cao.

Như vậy, khái niệm Luật đất đai hiểu theo phương diện thứ hai xuất phát từ các văn bản Luật đất đai được ban hành trong thời gian vừa qua và là nguồn cơ bản của ngành luật đất đai.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

 

II- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI

1- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai

Theo quan niệm chung, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội, do vậy Luật đất đai điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai. Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không thể thay đổi, nhưng tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thụ hưởng các quyền của người sử dụng đất và gánh vác trách nhiệm pháp lý của họ.

Tuy vậy, trong nhận thức về đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai cần thấy rằng, các yếu tố cơ bản nhằm xác định phạm vi các quan hệ xã hội do các ngành luật điều chỉnh mang tính tương đối. Do đó, trong sự phân định quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đất đai có mối quan hệ qua lại, giao thoa với một số ngành luật khác như Luật hành chính, Luật dân sự.

Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai và loại đất được quản lý và sử dụng, đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai được xác định thành các nhóm sau đây:

Nhóm I: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình quân lý Nhà nước đối với đất đai.

Là người đại diện chủ sở hữu đồng thời là người thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền hành chính và chuyên ngành nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy, ương Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã được cụ thể hoá với vai trò thực hiện quyền định đoạt của người đại diện chủ sở hữu và phân công, phân cấp giữa từng hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền về chuyên môn để thực hiện vai trò người đại diện chủ sở hữu đất đai.

Nhóm II: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Các tổ chức trong nước là một trong các chủ thể sử dụng đất được Nhà nước cho phép sử dụng đất dưới các hình thức pháp lý chủ yếu là giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức này được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, nhưng trong quá trình khai thác, sử dụng phải trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất.

Nhóm III: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.

Hình thức pháp lý tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ sau Luật đất đai năm 2013 có thể lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Việc sử dụng đó được phân chia thành các mục đích khác nhau như xây dựng các công trình ngoại giao, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đầu tư vào Việt Nam theo quy định pháp luật về đầu tư và được mua nhà, sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Như vậy, việc giao đất, cho thuê đất nhằm các mục đích khác nhau cho nên Nhà nước cần quy định một cách chặt chẽ trình tự, thủ tục cho thuê đất tại Việt Nam, đồng thời bảo hộ các quyền lợi cần thiết cho họ, đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Nhóm IV: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.

Với hơn 12 triệu hộ nông dân, có thể khẳng định rằng đây là nhóm chủ thể đông đảo nhất tham gia vào quan hệ sử dụng đất. Việc xác lập các quyền cụ thể của hộ gia đình, cá nhân trong Luật đất đai năm 2013 là nền tảng pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai. Thực tế chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng đất không chỉ nhằm mục đích khai thác tối đa các lợi ích vốn có của đất mà trong khai thác và sử dụng, việc xác lập các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh là mong đợi tất yếu của hàng triệu hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Vì vậy, pháp luật đất đai xây dựng hành lang pháp lí cho việc mở rộng tối đa các quyền năng của hộ gia đình, cá nhân, đồng thời cho phép họ được thực hiện đầy đủ các giao dịch dân sự về đất đai theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch và tích tụ đất đai trong nền kinh tế hàng hóa có điều tiết từ phía Nhà nước.

Nhóm V: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Quá trình khai thác, sử dụng các loại đất nói trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện. Mỗi một loại đất khác nhau trong quá trình sử dụng đều có đặc điểm riêng. Vì vậy, khi cho phép tổ chức hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Nhà nước phân loại, quy định cụ thể từng chế độ pháp lý để thực hiện các biện pháp quản lý, công nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể của các chủ sử dụng nhằm đảm bảo một cách thống nhất hài hòa lợi ích Nhà nước và từng chủ sử dụng cụ thể.

2- Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai phụ thuộc vào tính chất đặc điểm của các quan hệ xã hội do Luật đất đai điều chỉnh.

Về nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai là cách thức mà Nhà nước dùng pháp luật tác động vào các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Các chủ thể đó rất đông đảo, bao gồm các cơ quan quản lý, những người sử dụng đất trong phạm vi cả nước.

Ngành luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh, đó là phương pháp hành chính mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng thỏa thuận.

- Phương pháp hành chính - mệnh lệnh:

Phương pháp này rất đặc trưng cho ngành luật hành chính bởi nguyên tắc quyền lực phục tùng. Đặc điểm của phương pháp này thể hiện ở chỗ, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng về địa vị pháp lý. Một bên trong quan hệ này là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực nhà nước. Vì vậy, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhân danh Nhà nước, họ không có quyền thỏa thuận với cơ quan Nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía Nhà nước.Ngành luật đất đai sử dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh trong nhiều trường hợp, song điểm khác biệt căn bản so với việc áp dụng trong ngành luật hành chính là tính linh hoạt và mềm dẻo khi áp dụng các mệnh lệnh từ phía cơ quan Nhà nước.

Ví dụ, khi giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, các tổ chức chính quyền và đoàn thể tại các địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm hoà giải, tìm biện pháp giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền trong nội bộ nhân dân làm tiền đề cho việc giải quyết mọi tranh chấp và khiếu nại. Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải thì các cơ quan nhà nước theo luật định mới trực tiếp giải quyết và ban hành các quyết định hành chính.

Quan hệ đất đai được vận dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh luôn có một bên chủ thể là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thể hiện quyền lực Nhà nước và một bên là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực thi các biện pháp hành chính xuất phát từ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Các quyết định hành chính được ban hành trong các trường hợp sau đây:

- Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất;

- Quyết định hành chính về thu hồi đất;

- Quyết định hành chính về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác;

- Quyết định về công nhận quyền sử dụng đất;

- Quyết định về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai;

- Quyết định xử lí vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai.

Các quyết định hành chính nêu trên đều do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai đối với người sử dụng đất. Họ có nghĩa vụ thi hành các quyết định của cơ quan nhà nước nếu không thực hiện được coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị cưỡng chế theo luật định.

- Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận:

Đây là phương pháp rất đặc trưng của ngành luật dân sự. Ngành luật đất đai cũng sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nếu trong quan hệ dân sự, chủ sở hữu tài sản có quyền thỏa thuận để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ tài sản, thì trong Luật đất đai, người sử dụng không đồng thời là chủ sở hữu. Vì vậy, với các quyền được Nhà nước mở rộng và bảo hộ, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền thỏa thuận trên tinh thần hợp tác thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thuế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh. Đặc điểm cơ bản của phương pháp bình đẳng thỏa thuận trong Luật đất đai là các chủ thể có quyền tự do giao kết, thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần đáp ứng các nhu cầu sử dụng tích tụ đất đai ở quy mô hợp lý nhằm phân công lại lao động, đất đai thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các vấn đề lý luận cơ bản về ngành luật Đất đai

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36959 sec| 1179.609 kb