Các vấn đề về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

15/11/2024
Phạm Huyền My
Phạm Huyền My
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì? Có những dấu hiệu gì? Pháp luật có những quy định gì? Trách nhiệm hình sự của tội phạm này như thế nào?

1- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

"Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này"

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các dấu hiệu của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Theo quy định của Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015, trường hợp này có nghĩa, người phạm tội tự dừng lại không thực hiện tiếp hành vi phạm để tội phạm hoàn thành. Theo đó, trường hợp này có các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, về thời điểm có thể xảy ra: Việc không thực hiện tiếp chỉ có thể xảy ra khi còn là chuẩn bị phạm tội hoặc là phạm tội chưa đạt và thuộc trường hợp chưa đạt chưa hoàn thành. Như vậy, việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội theo điều luật này này không thể xảy ra khi hành vi phạm tội đã thực hiện thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành hoặc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Tội phạm đã hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nên hành vi phạm tội được thực hiện đã có đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Do vậy, việc dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm tại thời điểm này không làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện.

Thứ hai, về tính chất của việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội: Việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội phải là "tự mình" và "không có gì ngăn cản". Hai dấu hiệu này có thể được gộp thành dấu hiệu "tự nguyện".

Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đòi hỏi việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội phải hoàn toàn do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan chỉ phối. Khi dừng lại, người phạm tội vẫn tin rằng, không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp hành vi phạm tội của mình.

Ngoài ra, việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý định phạm tội mà không phải là thủ đoạn "tạm dừng" để sau đó tiếp tục thực hiện tội phạm.

Trong thực tế, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể do những động cơ khác nhau thúc đẩy như hối hận, sợ bị phát hiện, sợ bị trừng trị v.v.. Luật hình sự không đòi hỏi người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thực sự hối hận...

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Theo luật hình sự Việt Nam, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.

Trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người phạm tội về mặt chủ quan đã hoàn toàn tự nguyện từ bỏ hẳn ý định phạm tội của mình, không còn mong muốn thực hiện tội phạm "đến cùng" như ở trường hợp phạm tội chưa hoàn thành. Xét về mặt khách quan, hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa có tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm muốn thực hiện vì chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Trong sự thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan như vậy, hành vi đã thực hiện của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được coi như đã mất tính nguy hiểm của tội phạm muốn thực hiện. Đó là một trong các căn cứ của việc quy định miễn trách nhiệm hình sự “về tội định phạm" cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Trong trường hợp tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội, người phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ các dấu hiệu của tội phạm khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Ví dụ: Chủ thể tội giết người trong khi đang thực hiện tội phạm đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 123 BLHS) nhưng người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) nếu hành vì đã thực hiện (trước khi dừng lại) thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các vấn đề về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các vấn đề về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các vấn đề về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18918 sec| 952.227 kb