Cạnh tranh nghề nghiệp của Luật sư

"Làm điều đúng không bao giờ là sớm quá".

Jane Austen

Cạnh tranh nghề nghiệp của Luật sư

Luật sư không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng nghiệp.

Trường hợp có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, Luật sư cần thương lượng, hòa giải để giữ tình đồng nghiệp; chỉ thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp khi việc thương lượng, hòa giải không có kết quả.

Trước khi khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, Luật sư cần thông báo cho Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi mình là thành viên và Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đồng nghiệp là thành viên biết để có thể hòa giải.

Liên hệ

I- CẠNH TRANH NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ

Cạnh tranh có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào có sự sống, cạnh tranh là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, cạnh tranh diễn ra ở tất cả các ngành, các nghề, các giới, các giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội. 

Tổ chức hành nghề Luật sư có địa vị pháp lý như một doanh nghiệp. Quan hệ Luật sư với đồng nghiệp trước hết là những người cùng làm một nghề. Khi hoạt động nghiệp vụ, Luật sư có cùng thị trường, cung cấp cùng một loại sản phẩm dịch vụ và có cùng nguồn khách hàng. Do dó, Luật sư cạnh tranh nghề nghiệp với nhau là khách quan tất yếu. Cạnh tranh của Luật sư với đồng nghiệp sẽ ngày càng quyết liệt nhất lả trong môi trường hội nhập quốc tế hiện nay. 

Luật sư và Luật sư cùng là thành viên bắt buộc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên của Đoàn Luật sư. I.à thành viên trong cùng có chức, tất yếu có cạnh tranh nội bộ trong tổ chức. 

Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định Luật sư không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp (Quy tắc 19). Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì và người Luật sư phải lưu ý, tuân thủ những chuẩn mực, quy tắc nào khi thực hiện hành vi cạnh tranh nghề nghiệp. 

Hiểu một cách đơn giản, cạnh tranh không lành mạnh là thủ đoạn mà các đối thủ cạnh tranh sử dụng để loại trừ lẫn nhau. Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động Luật sư có thể không ngoài phạm vi đó. 

Hoạt động cạnh tranh của Luật sư trước hết cần tuân thủ quy định của pháp luật cạnh tranh, pháp luật về Luật sư. Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư với tính chất là một nghề cao quý, có đặc thù riêng, cạnh tranh trong hoạt động Luật sư cần phù hợp quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam nhìn mạnh tình chít lùng mạnh khi thực hiện các hành vi cạnh tranh. Bộ Quy tắc quy định Luật sư không được thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với đồng nghiệp tức là cấm Luật sư thực hiện các hành vi cạnh tranh có tính chất, loại bỏ hoạt động hành nghề của Luật sư đồng nghiệp hoặc gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng nghiệp.

Luật sư cần ý thức hành vi cạnh tranh với đồng nghiệp không chỉ bởi mục tiêu thu hút khách hàng, tạo thu nhập; Luật sư không những không được thực hiện các hành vi cạnh tranh với mục đích loại bỏ hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp mà khi thực hiện hành vi cạnh tranh nghề nghiệp, Luật sư còn phải giữ tình đồng nghiệp, tạo lập niềm tin của xã hội đối với Nghề Luật sư.

II- ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ KHI CÓ TRANH CHẤP QUYỀN LỢI VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Cạnh tranh nghề nghiệp tất yếu phát sinh tranh chấp quyền lợi giữa đồng nghiệp với nhau, vì vậy trong quá trình hành nghề Luật sư, Luật sư không tránh khỏi việc phát sinh tranh chấp quyền lợi của Luật sư với đồng nghiệp. 

Theo Quy tắc 20, khi phát sinh tranh chấp quyền lợi của Luật sư với đồng nghiệp, phải giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Đây là phương pháp giải quyết phó biên nhát và rất hiệu quả trong lịch sử phát triển của xã hội. Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đặt ra yêu cầu cao hơn khi thực hiện việc thương lượng, hòa giải trong giải quyết tranh chấp quyền lợi của Luật sư với đồng nghiệp so với việc giải quyết tranh chip khác. Cụ thể, thương lượng, hòa giải không cho là phương pháp, cách thức tố cáo để các bên đạt được mục đích để chấm dứt tranh chấp, bảo đảm quyền lợi của Luật sư khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp. Thương lượng, hòa giải trong giải quyết tranh chấp của Luật sư với doanh nghiệp còn được thực hiện với mục đích: để giữ tình đồng nghiệp (Quy tắc 20.1). Thương lượng, hòa giải tranh chấp quyền lợi của Luật sư với doanh nghiệp để giữ tình đồng nghiệp được hiểu rằng: khi tham gia thương lượng, hòa giải các bên không chỉ mong muốn vụ việc được giải quyết mà các bạn sẵn sàng nhượng bộ, chia sẻ tổn thất, mát mát với đồng nghiệp đế giữ tình đồng nghiệp, giữ gìn uy tín, vị thế Nghề Luật sư.

Bộ Quy tắc quy định đây là phương pháp giải quyết có tính chất bắt buộc trước khi Luật sư nhờ CQNN giải quyết. Trước khi khiếu nại, khởikiện doanh nghiệp, Luật sư cần thông báo cho Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nói mình là thành viên và Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đồng nghiệp là thành viên biết để có thể hòa giải. Qua việc hòa giải thể hiện vai trò, trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tiến hành hòa giải kịp thời tranh chấp với Luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, củng cố tình đồng nghiệp giữa các Luật sư thành viên. Quy tắc cụ thể hóa nguyên tắc tự quản kết hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động Luật sư. Đoàn Luật sư thực hiện chức năng tự quản có quyền và trách nhiệm hòa giải, giải quyết tranh chấp liên quan đến Luật sư nhưng không được dùng quyền này để cản trở, gây khó khăn hoặc loại bỏ quyền của CQNN có liên quan. Hiện nay, Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành theo Quyết định số 203/QĐ-HĐI5TQ ngày 19/12/2019.

Mục tiêu thương lượng, hòa giải khi có tranh chấp quyền lợi của Luật sư với đồng nghiệp không chỉđể bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các nhân Luật sư trong vụ việc mà Luật sư cần đặt tình đồng nghiệp lên trên lợi ích cá nhân, đặt tình đồng nghiệp lên trên lợi ích của một vụ việc cụ thể

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Cạnh tranh nghề nghiệp của Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.38377 sec| 1091.648 kb