Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Tương lai có rất nhiều tên: Với kẻ yếu, nó là Điều không thể đạt được. Đối với người hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết. Với ai dũng cảm, nó là Cơ hội"
Victor Hugo
Chi phí cơ hội là lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Trong bất kỳ quyết định nào đều có chi phí cơ hội vì khi chọn quyết định đó, bạn sẽ bỏ qua lựa chọn khác.
Chi phí cơ hội có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và cuộc sống nói chung. Việc tính đến chi phí cơ hội khi cân nhắc giữa các phương án sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt và hợp lý hơn về mặt kinh tế nhằm tối ưu nguồn lực của mình.
Chi phí cơ hội là lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Trong bất kỳ quyết định nào đều có chi phí cơ hội vì khi chọn quyết định đó, bạn sẽ bỏ qua lựa chọn khác.
Chi phí cơ hội được xác định dựa trên nguồn lực khan hiếm. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải đánh đổi, chọn cái này và bỏ qua cái khác. Chi phí cơ hội khi bạn lựa chọn một phương án là phần giá trị bị bỏ qua khi bạn chọn phương án đó và bỏ qua phương án tốt nhất khác. Giá trị này không nhất định phải là giá trị kinh tế mà còn là những giá trị khác như tinh thần, văn hóa…
Ví dụ: Xã A quyết định xây một trường mẫu giáo ở khu đất trống bên cạnh trụ sở ủy ban. Khi chọn xây trường mẫu giáo, chính quyền xã A đã bỏ qua các sự lựa chọn khác gồm xây dựng bãi đỗ xe, bán đất ở cho người dân và bán đất cho doanh nghiệp xây siêu thị. Chi phí cơ hội trong trường hợp này có thể là lợi ích thu được khi thực hiện 1 trong 3 dự án trên mà chính quyền xã A đã bỏ lỡ.
Ví dụ: Mức lương từ công việc bán thời gian của anh A là 40.000 đồng/giờ. Nhưng thay vì đi làm, anh A lại xin nghỉ để đi xem phim cùng bạn với giá vé là 50.000 đồng, phim kéo dài 2 giờ. Chi phí cơ hội của việc đi xem phim sẽ là 40.000 x 2 = 80.000 đồng tương ứng với 2 giờ làm việc của anh A.
Mặc dù chi phí cơ hội xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế nhưng nó có thể được vận dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Đây là khái niệm hữu ích trong lý thuyết lựa chọn. Dựa vào khái niệm này, bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt và hiệu quả hơn.
Phương án tính toán, cân đo đong đếm nào cũng có ưu nhược điểm riêng, chi phí cơ hội cũng vậy. Hiểu rõ điều này giúp bạn ứng dụng chi phí cơ hội đúng cách và hiệu quả nhất.
- Cẩn thận đưa ra phương án phù hợp nhất:Nhận thức được rõ ý nghĩa của chi phí cơ hội sẽ giúp cho bạn cân nhắc kỹ càng hơn khi đưa ra những quyết định trong tương lai. Điều này sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được những rủi ro, sai sót không đáng có.
- Dễ dàng so sánh những phương án khác nhau:Để đưa ra quyết định một cách chính xác và phù hợp với hoàn cảnh của bản thân hiện tại thì chắc chắn bạn phải so sánh những giá trị của từng lựa chọn. Bên cạnh so sánh những mặt lợi, mặt hại của từng phương án sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn mà còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Giúp mọi chuyện sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
- Tốn nhiều thời gian để tính toán
- Việc cân nhắc, suy nghĩ những điều bỏ lỡ ở từng lựa chọn sẽ tốn thời gian của bạn. Đối với những việc cần xử lý nhanh chóng, gấp rút thì lựa chọn việc cân nhắc chi phí cơ hội sẽ làm bạn phải căng não để suy nghĩ.
- Chỉ mang tính tương đối
Đa phần chi phí cơ hội đều liên quan đến những sự kiện ở tương lai, vì vậy rất khó để nói rằng mọi việc đều xảy ra như trong dự tính. Bên cạnh đó vì thiếu tính kế toán nên mọi con số, dòng tiền đều chỉ mang tính tương đối và không chính xác hoàn toàn.
Chi phí cơ hội được tính bằng công thức dưới đây:
OC = FO – CO
Trong đó:
OC: Chi phí cơ hội
FO: Lợi nhuận mà sự lựa chọn hấp dẫn nhất đem lại
CO: Lợi nhuận mà lựa chọn của bạn đem lại.
Để hiểu hơn về cách tính chi phí cơ hội, hãy cùng tìm hiểu ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Ông A có 100 triệu và đang cân nhắc giữa 2 lựa chọn đầu tư:
Đầu tư chứng khoán với lợi nhuận ước tính khoảng 10%. Như vậy, sau 1 năm, ông A sẽ có thể kiếm được lợi nhuận là 10 triệu nhờ vào sự lựa chọn này.
Đầu tư trang thiết bị sản xuất mới, lợi nhuận 8%. Tức là ông A sẽ có lợi nhuận 8 triệu nhờ mua mới tài sản cố đinh.
Giả sử ông A chọn phương án đầu tư tài sản cố định, chi phí cơ hội trong trường hợp này sẽ được tính như sau:
OC = FO – CO = 10 – 8 = 2 triệu đồng.
Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng thường đối mặt với những sự lựa chọn khác nhau. Một ví dụ đơn giản và dễ hiểu nhất như ta quyết định ở nhà đọc sách thay vì tham gia cắm trại hay đi du lịch cùng bạn bè. Điều ta có thêm được là nạp thêm kiến thức hữu ích cho bản thân, và tiết kiệm một khoản chi phí mà nếu đi chơi bạn phải bỏ ra. Đổi lại, ta sẽ không có cơ hội được vui vẻ cùng bạn bè, trải nghiệm bên ngoài thiên nhiên. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội sẽ do chính bản thân bạn cân nhắc dựa trên điều bản thân thực sự mong muốn cá nhân.
Chúng ta phải đưa ra các sự lựa chọn khác nhau, đơn giản như khi ra ngoài bạn chọn áo màu xanh, trắng hay đen… Cho tới các vấn đề quan trọng trong cuộc sống như việc đầu tư vào phương án kinh doanh A hay B, đầu tư cổ phiếu nào… Bằng cách tính chi phí cơ hội, các bạn có thể cho mình được sự lựa chọn tối ưu hơn.
Vai trò của việc xác định chi phí cơ hội trong các vấn đề của cuộc sống
Trong kinh doanh, chủ doanh nghiệp nào cũng muốn tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có để mang lại lợi ích cao nhất. Tính chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp, công ty có thể so sánh được lợi ích nhận được và lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án này và bỏ qua phương án khác. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất.
Trong cuộc sống, nếu cứ chần chừ không lựa chọn được phương án nào, bạn vừa mất thời gian, mất công sức mà còn bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc. Tính chi phí cơ hội chính là việc giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng, mang lại lợi ích cao.
Trong cuộc sống, nhiều khi bạn phải lựa chọn giữa những cơ hội đến cùng một lúc. Khi đó, bạn cần sự tỉnh táo để tính toán chi phí cơ hội và xem xét đến sự phù hợp của nó với khả năng hiện tại của bạn. Không phải cứ là cơ hội tốt nhất thì phải nắm bắt ngay, cơ hội tốt phải đi kèm với khả năng thực hiện của bạn nữa.
Để nắm bắt được cơ hội tốt trong cuộc sống, điều bạn nhất định phải làm là xác định rõ mục tiêu của bản thân là gì. Mục tiêu sẽ là kim chỉ nam giúp bạn tìm ra đâu là cơ hội phù hợp và nắm bắt nó ngay lập tức. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ bị mắc kẹt, phân vân không biết nên chọn cái nào và để cơ hội đó vụt mất.
Tính toán chi phí cơ hội giúp bạn dễ dàng so sánh ưu nhược điểm của từng cơ hội và đưa ra quyết định nhanh chóng, nắm bắt kịp thời cơ hội đó không để nó vụt mất. Việc tính toán này đưa cho bạn hình dung rõ ràng hơn về những điều bạn nhận được và mất đi giữa các phương án và biết đâu là cái tốt nhất để lựa chọn.
Chi phí chìm (Sunk Cost) là chi phí thực tế đã chi ra trong quá khứ, được đưa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Trong khi đó, chi phí cơ hội không phải là khoản thực chi mà là lợi ích tiềm năng của một phương án không thể kiếm về được trong tương lai vì vốn đã được đầu tư vào một phương án khác.
Ví dụ: Bạn mua một chiếc váy ở trên mạng có giá là 2 triệu đồng. Tuy nhiên, chiếc váy được mua về lại không giống với hình của người bán và bạn cũng không được hoàn lại tiền chiếc váy. Dù bạn có quyết định bỏ hay mặc chiếc váy thì số tiền 2 triệu đồng này cũng không thể thu hồi lại được. Số tiền này chính là chi phí chìm. Tuy nhiên, trên thực tế, thay vì mua váy, bạn có thể sử dụng số tiền 2 triệu này một cách có hiệu quả hơn như đăng ký một khóa học tiếng Trung online. Chi phí cơ hội của việc mua váy chính là cơ hội được học tiếng Trung.
Bên cạnh đó, chi phí chìm vì không thể lấy lại được dù có lựa chọn phương án nào đi chăng nữa nên thường bị loại bỏ khi xem xét các quyết định trong khi chi phí cơ hội lại được tính đến.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm