Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Người khôn là người học tập được từ thất bại của mình, người khôn hơn là học tập từ thất bại của người khác."
- Trần Quý Thanh
Chuẩn bị thoả thuận cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng có thể thấy được sự chuyên nghiệp của công ty luật của bạn và điều này giúp gia tăng thiện cảm và sự tin cậy của họ cũng như công ty luật của bạn sẽ có nhiều khả năng được khách hàng chọn lựa cung cấp dịch vụ pháp lý cho họ.
Các biểu mẫu Hợp đồng dịch vụ pháp lý (tiếng Anh gọi là Letter of Engagement, Legal Services Proposal, Legal Services Agreement, hay Legal Services Contract) và có thể bổ sung thêm Các điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung (General Terms and Conditions) và Thỏa thuận thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý (Liquidation Agreement) là những tài liệu cần được công ty luật của bạn chuẩn hóa ngay từ đầu để từ cái nhìn đầu tiên, khách hàng có thể thấy được sự chuyên nghiệp của công ty luật của bạn và điều này giúp gia tăng thiện cảm và sự tin cậy của họ cũng như công ty luật của bạn sẽ có nhiều khả năng được khách hàng chọn lựa cung cấp dịch vụ pháp lý cho họ.
Về việc soạn thảo mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý, bạn cần lưu ý rằng trong giai đoạn đẩu mới thành lập, các khách hàng của công ty luật của bạn đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay đó cũng có thể chỉ là những khách hàng cá nhân chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, chưa quen với những thuật ngữ pháp lý chuyên ngành cho nên nội dung của mẫu hợp đổng dịch vụ pháp lý nên ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dùng nhiều thuật ngữ pháp lý chuyên ngành không phổ biến.Nếu bạn sợ hợp đổng dịch vụ pháp lý quá ngắn, không có đẩy đủ những điểu khoản quan trọng có hên quan để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì bạn có thể chuyển những phần diễn giải phức tạp đó sang Các điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung của công ty luật của bạn đính kèm, và tài liệu này sẽ được xem như một phần không tách rời của Hợp đồng dịch vụ pháp lý mà công ty luật của bạn giao kết với khách hàng. Khi soạn thảo hai tài liệu trên, bạn cần nhất quán các thuật ngữ cùng được sử dụng trong hai tài liệu đó để giảm bớt sự không nhất quán về ngữ nghĩa của chúng.
Khi công ty luật của bạn đã phát triển qua giai đoạn 2, tức là khoảng từ 03 đến 04 năm sau khi thành lập, thì công ty luật của bạn đã có nhiêu khách hàng lớn hơn, thậm chí đó có thể là các tập đoàn, công ty đa quốc gia hay các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đó cũng chính là lúc công ty luật của bạn cẩn có một Hợp đồng dịch vụ pháp lý và Các điểu khoản và điểu kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung chi tiết và chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành hơn, đưa thêm nhiêu tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý để khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của công ty luật của bạn cũng như giảm bớt rủi ro cho công ty luật của bạn trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, đặc biệt nếu như khách hàng có luật sư nội bộ.
Bạn cũng cần lưu ý rằng nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số nội dung nào đó của bản Các điểu khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung thì bạn nên cố gắng thuyết phục họ nên đổng ý với những nội dung đó của công ty luật của bạn vì đó là những điểu kiện tiên quyết để công ty luật của bạn có thể thực hiện công việc pháp lý của khách hàng. Tuy nhiên, nếu các công việc pháp lý của khách hàng có phí dịch vụ pháp lý tương đối lớn thì bạn phải linh động thuyết phục khách hàng chỉ thay đổi những nội dung đó bằng cách chỉ điểu chỉnh nội dung của Hợp đông dịch vụ pháp lý thay vì phải thay đổi Các điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung. Lý do của việc cố gắng giữ nguyên nội dung của Các điểu khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung là vì nó sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý các công việc pháp lý của nhiều khách hàng khác nhau.
Bên cạnh đó, cũng sẽ có một vài khách hàng lớn nào đó của công ty luật của bạn có một số giao dịch kinh doanh, thương mại quan trọng cẩn sự hỗ trợ của luật sư lại muốn công ty luật của bạn phải ký với họ Cam kết bảo mật thông tin trước khi họ ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với công ty luật của bạn. Trong trường hợp như vậy, bạn cần chuẩn bị nội dung mẫu Cam kết bảo mật thông tin chuyên nghiệp để vừa làm vừa lòng khách hàng mà lại giảm bớt rủi ro cho công ty luật của bạn về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những vi phạm mà công ty luật của bạn không thể kiểm soát được.
Trên thực tế, cũng có trường hợp khi nhận được Hợp đồng dịch vụ pháp lý và Các điều khoản và điều kiện dụng dịch vụ pháp lý chung của công ty luật của bạn, khách hàng mà đa số là những khách hàng lớn nước ngoài sẽ yêu cẩu phải áp dụng thêm Các điểu khoản chung về sử dụng luật sư bên ngoài của họ bên cạnh Hợp đồng dịch vụ pháp lý và Các điều khoản và điểu kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung của công ty luật của bạn; hoặc họ thậm chí còn yêu cẩu công ty luật của bạn chỉ được áp dụng Các điều khoản về sử dụng luật sư bên ngoài của họ. Các điểu khoản về sử dụng luật sư bên ngoài của họ thường được soạn thảo và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống công ty mẹ và công ty con trong cùng tập đoàn, công ty đa quốc gia của họ trên toàn cẩu. Nội dung của Các điểu khoản về sử dụng luật sư bên ngoài của họ nhìn chung xoay quanh các vấn đề ví dụ như công ty luật của bạn phải tránh những vấn đề có rủi ro tạo ra xung đột lợi ích theo tiêu chí của họ; bảo mật những thông tin mà họ cung cấp, cách thức liên lạc với họ, trách nhiệm bổi thường do tư vấn pháp lý sai, các chuẩn mực đạo đức luật sư theo tiêu chí riêng của họ, cách chọn, phần công và thay đổi luật sư đảm nhận công việc pháp lý của họ; dự kiến mức phí dịch vụ pháp lý, những cách tính phí dịch vụ pháp lý mà họ không chấp nhận, các khoản chi mà họ sẽ hoàn trả lại hoặc không hoàn trả lại, phương thức xuất hóa đơn dịch vụ và thanh toán phí dịch vụ pháp lý V.V.. Do được soạn thảo theo pháp luật và thực tiễn hành nghề luật sư ở nước ngoài, đôi khi một số điểu khoản của Các điểu khoản về sử dụng luật sư bên ngoài của họ lại không phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, các điều khoản có liên quan trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng như Các điểu khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung của công ty luật của bạn.
Trong những trường hợp như vậy, nếu nội dung của Các quy định về sử dụng luật sư bên ngoài của khách hàng trái với các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam thì bạn phải chỉ rõ cho họ thấy những điểm chưa phù hợp đó, và giải thích cho họ hiểu các điêu khoản có liên quan được pháp luật Việt Nam quy định phải được ưu tiên áp dụng đối với những tình huống đó để cho họ biết.
Đối với những nội dung nào mà không trái với quy định của pháp luật Việt Nam nhưng lại mầu thuẫn với các điếu khoản trong Hợp đổng dịch vụ pháp lý hay Các điều khoản và điểu kiện sử dụng dịch vụ pháp lý chung của công ty luật của bạn thì bạn cẩn phân chia những mâu thuẫn đó thành ba loại như sau: loại 1 là các quy định của khách hàng mà công ty luật của bạn có thể chấp nhận được chẳng hạn như thời gian tư vấn một vụ việc pháp lý nào đó sẽ không quá 07 ngày làm việc hay khách hàng được quyền chọn luật sư đảm nhận công việc pháp lý của khách hàng; loại 2 là các quy định có thể thỏa hiệp giữa các bên chẳng hạn như thời gian thanh toán phí dịch vụ pháp lý, giảm phí dịch vụ pháp lý cho khách hàng khi họ sử dụng nhiều dịch vụ pháp lý cùng một lúc và loại 3 là các quy định mà công ty luật của bạn không thể chấp nhận được chẳng hạn như khách hàng yêu cầu công ty luật của bạn phải bổi thường không giới hạn nếu tư vẫn sai trong bất kỳ trường hợp nào hay công ty luật của bạn phải cam kết vê' kết quả khả quan của các công việc pháp lý của khách hàng. Trên cơ sở đó, bạn sẽ có hướng xử lý, thương lượng với khách hàng để có thể đi đến thống nhất nội dung thỏa thuận giữa các bên.
Viết lách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nghể luật sư vì hằng ngày bạn và nhân viên trong công ty luật của bạn phải dành khá nhiều thời gian cho việc viết lách để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như viết thư tư vấn pháp lý cho khách hàng, trao đổi thư từ với khách hàng và luật sư của bên đối nghịch với khách hàng, soạn thảo công văn, hồ sơ, giấy tờ gửi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, viết sách, viết bài cho các báo và tạp chí chuyên ngành, V.V.. Ngoài văn phong làm sao để cho người đọc có thể dễ hiểu những nội dung mà bạn cần truyền đạt nhưng vẫn tạo được nét văn phong pháp lý thì hình thức văn bản được thể hiện thông qua phông chữ (font) và cỡ chữ (size) mà công ty luật của bạn sử dụng cũng là điều bạn cẩn phải lưu tâm, vì qua đó nó sẽ góp phẩn không nhỏ trong việc nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty luật của bạn và tăng giá trị thương hiệu của công ty luật của bạn.
Hiện nay, các phông chữ ví dụ như Times New Roman, Arial cỡ chữ 12 thường được các công ty luật ở Việt Nam ưa chuông vì tính phổ biến và tiện lợi của chúng cũng như trong một số phán mém như Word, Excel trong bộ Microsoft Office thì Times New Roman và Arial lại là phông chữ mặc định (default).
Khi sử dụng các phông chữ loại này để trao đổi thư từ, email qua lai với các bên khác nhau sẽ rát tiện lợi vì các phông chữ này đểu có sẵn trong các máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay. Do đó, sẽ tránh được tình trạng người nhận không đọc được văn bản của công ty luật của bạn do không có phông chữ tương thích trong máy tính của họ, từ đó, việc góp ý, trả lời các văn bản qua lại giữa các bên cũng được tiện lợi hơn. Cũng vì các phông chữ này rất phổ biến cho nên người đọc sẽ cảm thấy gán gũi, dễ đọc và có thiện cảm với các văn bản của công ty luật của bạn. Tuy nhiên, điểm bất lợi chính của việc sử dụng các loại phông chữ phổ biến như thế là những phông chữ này, trong một chừng mực nào đó, chưa tạo sự khác biệt, dấu án, sự trang trọng vé hình thức trong việc nhận dạng thương hiệu của công ty luật của bạn đối với khách hàng, cơ quan Nhà nước và các bên thứ ba.
Có một số công ty luật đã chọn một cách khác là bỏ chi phí mua những bộ phông chữ được thiết kế riêng đặc thù cho nghé luật sư, có dáu án riêng để họ sử dụng. Việc này nói chung là tốt vì nếu làm được như thé thì sự nhận dạng thương hiệu sẽ rõ nét, tạo dấu ấn riêng trong việc phát triển kinh doanh của công ty luật của bạn. Tuy nhiên, điểm bát lợi chính của nó là sự không tương thích giữa các loại phông chữ máy tính của công ty luật và các bên khác cũng như sẽ có một vài bất tiện nho nhỏ khác trong công việc hằng ngày như đã nêu ở trên.
Bạn nên chọn lựa một trong số các phông chữ tiêu biểu đại diện cho nghé luật sư nhưng cũng khá phổ biến, chẳng hạn như Palatino Linotype, Garamond đê công ty luật của bạn sử dụng. Điểm thuận lợi của việc sử dụng các phông chữ khá đặc thù này là nó vẫn tạo sự khác biệt, dấu ấn riêng cho công ty luật của bạn mà lại không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc thiết kế mới nhưng vẫn khá thuận tiện trong những trao đổi công việc với khách hàng, cơ quan Nhà nước và các bên thứ ba.
Đối với việc chọn cỡ chữ cho phông chữ, bạn cũng cẩn lưu ý rằng không nên chọn những cỡ chữ quá lớn ví dụ như cỡ chữ 13,14 vì nó không phải là cỡ chữ chuẩn mực của những văn bản có tính chất pháp lý trong môi trường kinh doanh. Ngược lại, nếu công ty luật của bạn chọn một cỡ chữ quá nhỏ như cỡ chữ 10 chẳng hạn thì cũng bất tiện vì nó quá nhỏ, khó đọc. Do đó, lời khuyên cho bạn là nên chọn một cỡ chữ phù hợp nào đó ví dụ như cỡ chữ 12 hay 11 làm cỡ chữ mặc định cho công ty luật của bạn.
Sau khi chọn được phông chữ và cỡ chữ thì cũng là lúc bạn phải chuẩn bị giấy tiêu để cho công ty luật của bạn cho mục đích trao đổi thư từ giữa công ty luật của bạn và khách hàng, bên đối nghịch với khách hàng, cơ quan Nhà nước và các bên thứ ba khác.
Như bạn đã biết, nghề luật sư có liên quan rất nhiều đến việc viết lách và vì thế bên cạnh yêu cầu về nội dung thì hình thức của thư từ cũng hết sức quan trọng. Thông qua hình thức thư từ, người nhận sẽ đánh giá được tính chuyên nghiệp của luật sư, góp phần tạo nên sự tin tưởng, tôn trọng của khách hàng đối với luật sư, giúp tạo nên sự nghiêm túc của luật sư trong mắt của các bên đối kháng với khách hàng của công ty luật của bạn và luật sư của họ cũng như với các viên chức Nhà nước có thẩm quyền.
Để có được một mẫu giấy tiêu đề có thiết kế đẹp và chuyên nghiệp cho công ty luật của bạn, bạn cần cho phần hậu cảnh tức là phần vê thông tin liên lạc, ví dụ như tên công ty luật của bạn, địa chỉ văn phòng, trang web, điện thoại liên lạc ngắn gọn, bố trí phù hợp ở giữa, bên tay trái hoặc bên tay phải của trang giấy A4 tùy vào ý thích của bạn, phông chữ của phần hậu cảnh phải nhất quán với phần nội dung của thư từ mặc dù cỡ chữ của nó sẽ khác nhau để tạo điểm nhấn.
Bạn cũng cần lưu ý rằng khi cồng ty luật của bạn có văn phòng ở nhiêu địa phương khác nhau thì bạn không cần phải ghi tất cả thông tin của tất cả các văn phòng lên phần nên này vì nếu làm như vậy thì sẽ làm cho giấy tiêu đê thêm rối rắm. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cẩn ghi địa chỉ văn phòng trụ sở chính, còn các văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện còn lại thi chỉ cần ghi tên địa phương là đủ, khách hàng nếu cần liên hệ thì có thể trực tiếp hỏi bạn hay lên trang web của công ty luật của bạn để tìm địa chỉ liên lạc mà họ muốn.
Hiện nay, nhằm mục đích cắt giảm chi phí và tạo thuận tiện cho khách hàng, một số công ty luật đã duy trì chỉ một số điện thoại liên lạc duy nhất và khi cần liên lạc với công ty luật của bạn thì khách hàng chỉ cần gọi vào số điện thoại đó và tiếp tân sẽ chuyển điện thoại của khách hàng cho nhân viên ở tại bất kỳ văn phòng nào của công ty luật của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cẩn lưu ý rằng gam màu của giấy tiêu đề và nhãn hiệu của công ty luật của bạn phải nhất quán với gam màu chủ đạo và màu của nhãn hiệu chính của công ty luật của bạn. Độ lớn của nhãn hiệu phải hài hòa với tổng thể, làm sao vừa làm nổi bật nhãn hiệu nhưng lại không lấn lướt các nội dung khác.
Để bạn khỏi phải mất nhiều thời gian cho việc này mà nhiều khi cũng không thể tự tạo được cho mình một giấy tiêu đê đẹp như mong muốn và nếu bạn có ngân sách cho việc thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu thì bạn nên nhờ một công ty cung cấp dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp có kinh nghiệm trong việc thiết kế giấy tiêu đề cho công ty luật thiết kế một giấy tiêu để đẹp mắt và chuyên nghiệp cho cong ty luật của bạn. Chi phí cho dịch vụ này thường không cao và bạn nên kết hợp chúng chung trong gói dịch vụ thiết kế nhan hiệu, và như vậy công ty luật của bạn sẽ có được một giấy tiêu đê đẹp và chuyên nghiệp.
Phí dịch vụ pháp lý là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho công sức lao động trí tuệ của nhân viên thuộc công ty luật của bạn trong một khoảng thời gian nào đó. Phí dịch vụ pháp lý thường được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa công ty luật của bạn và khách hàng và được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý được giao kết giữa khách hàng và công ty luật của bạn. Phí dịch vụ pháp lý thường được tính dựa trên một số các tiêu chí sau đây:
Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung của vụ việc pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, đặc thù của công việc pháp lý, công ty luật của bạn sẽ thỏa thuận với khách hàng về việc áp dụng một trong các cách tính phí dịch vụ pháp lý
2- Phí dịch vụ pháp lý tính theo giờ làm việc
Cách tính phí dịch vụ pháp lý này phù hợp với thông lệ quốc tế và thường được các công ty luật có uy tín trên thế giới áp dụng. Cách tính này cũng phù hợp với các công việc tư vấn pháp lý mà công ty luật của bạn và khách hàng không thể biết rõ khối lượng công việc phải làm và tổng thời gian thực hiện là bao lâu. Tuy nhiên, khách hàng thường không thích công ty luật của bạn tính phí dịch vụ pháp lý theo cách tính này vì họ không thể dự trù được tổng số tiền phải trả sau cùng cho công ty luật của bạn sẽ là bao nhiêu và nhiều khi khách hàng cũng không hài lòng với cách tiêu tốn thời gian của công ty luật của bạn cho công việc của họ như vậy. Nhiều công ty luật, bên cạnh việc áp dụng cách tính phí dịch vụ pháp lý theo giờ, cũng đưa ra một mức phí dịch vụ pháp lý trần cho vụ việc pháp lý để khi số tiền phí dịch vụ pháp lý theo giờ đạt tới một mức tối đa nào đó thì họ sẽ không được tính thêm phí dịch vụ pháp lý cho khách hàng hoặc phải báo cho khách hàng biết trước để xin duyệt thêm ngân sách cho công việc pháp lý đó.
Thông thường, từng vị trí trong nhóm nhân sự phục vụ khách hàng sẽ có mức tính phí dịch vụ pháp lý theo giờ khác nhau, tùy vào vị trí công việc của từng người trong công ty luật của bạn. Những vị trí công việc chủ yếu trong công ty luật của bạn sẽ gồm có luật sư thành viên, luật sư cao cấp, luật sư, trợ lý luật sư, luật sư hợp tác, thông dịch viên và mức phí dịch vụ pháp lý cho từng vị trí công việc đó sẽ do công ty luật của bạn quyết định nhưng thường sự chênh lệch giữa hai mức phí dịch vụ pháp lý gần nhất là vào khoảng từ 25% đến 30%.
Hằng năm vào mỗi cuối năm Dương lịch hay năm tài chính của công ty luật của bạn, hội đổng luật sư của công ty luật của bạn sẽ họp bàn để cân nhắc việc tăng lên, giảm xuống hay giữ nguyên các mức phí dịch vụ pháp lý tính phí dịch vụ pháp lý theo giờ của từng vị trí công việc cho năm mới. Các yếu tố thường làm thay đổi các mức phí dịch vụ pháp lý theo vị trí công việc là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm đó và tỷ lệ lạm phát dự kiến trong năm sau, vị trí thương hiệu của công ty luật của bạn trên thị trường pháp lý tại thời điểm đó, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm kế tiếp, sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh của công ty luật của bạn trên thị trường pháp lý, đội ngũ nhân sự của năm kế tiếp, v.v.
Cách tính phí dịch vụ pháp lý này thường được áp dụng đối với các công việc pháp lý nào của khách hàng mà có liên quan đến việc tuần thủ pháp luật chẳng hạn như xin giấy phép kinh doanh, nộp các báo cáo định kỳ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển, v.v.
Do công ty luật của bạn đã làm những công việc tương tự rất nhiều lần cho nên đã biết khá rõ những công việc phải làm, thời gian hoàn thành tối đa là bao lầu nên sẽ có thể tính toán được khá chính xác mức phí dịch vụ pháp lý hợp lý mà khách hàng phải trả cho các công việc đó.
Cách tính này thường được áp dụng với các công việc pháp lý của khách hàng có hên quan đến tranh chấp hợp đồng hay đòi nợ mà khách hàng không muốn tốn thêm phí dịch vụ pháp lý phải trả cho luật sư. Thông thường, công ty luật của bạn sẽ tính phí dịch vụ pháp lý dựa trên phần trăm của giá trị tranh chấp nếu khách hàng thu hổi hay nhận được tiền từ các bên tranh chấp.
Dựa trên bản chất của các cách tính phí dịch vụ pháp lý được nêu ở trên, tùy vào tình hình thực tế, yêu cầu của khách hàng tại từng thời điểm, bản chất của từng loại cồng việc pháp lý của khách hàng và tùy từng giai đoạn phát triển của công ty luật của bạn mà bạn sẽ cần nhăc chọn lựa và sử dụng một cách tính phí dịch vụ pháp lý nào đó được cho là phù hợp nhất đối với từng loại công việc pháp lý, loại khách hàng, hoàn cảnh và thời điểm thực hiện.
7- Các chi phí phát sinh cho công việc pháp lý của khách hàng
Ngoài phí dịch vụ pháp lý như được trình bày ở trên thì trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, công ty luật của bạn cũng phát sinh thêm một số chi phí khác có liên quan đến công việc pháp lý của khách hàng. Các chi phí phát sinh cho các công việc pháp lý của khách hàng thường bao gồm các loại chi phí sau đây:
Khách hàng sẽ tùy chọn việc thanh toán chi phí đi lại cho công ty luật của bạn bằng một trong hai cách sau đây:
Việc thanh toán phí dịch vụ pháp lý và các chi phí phát sinh có liên quan đến việc thực hiện công việc pháp lý của khách hàng sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và công ty luật của bạn trong từng vụ việc pháp lý cụ thể. Khách hàng có thể thanh toán toàn bộ một lần phí dịch vụ pháp lý khi giao kết hợp đổng dịch vụ pháp lý với công ty luật của bạn hoặc sẽ chia việc thanh toán ra thành nhiều đợt từ khi giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý cho đến khi công ty luật của bạn hoàn thành từng hạng mục công việc được giao theo tiến độ thực hiện hay toàn bộ công việc, tức là khi hợp đổng dịch vụ pháp lý được hai bên thanh lý.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm