Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ và con được thực hiện sẽ mang lại những lợi ích về tinh thần cho cha mẹ và con; thể hiện sự gắn kết yêu thương và những giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữa cha mẹ và con. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa cha mẹ với con, phản ánh tính gắn kết tự nhiên của mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Các quyền và nghĩa vụ này được pháp luật bảo vệ.
Quyền, nghĩa vụ, hệ quả pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Quyền, nghĩa vụ, hệ quả pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật cửa bào thai theo quy định của Bộ Y tế. Điều này nhằm đảm bảo an toàn, sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, cũng như sức khỏe của người mang thai. Quy định này xác định rõ trách nhiệm của người mang thai đối với thai nhi như đối với chính con cùng huyết thống của người mang thai. Bên nhờ mang thai hộ cũng có nghĩa vụ phải nhận không được từ chối nhận hay vi phạm về nghĩa vụ nuôi nhận con nuôi bởi khi đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo làm phát sinh những hệ quả pháp lí nhất định.
Khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng

Khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng

Thực tiễn đời sống xã hội cho thấy, sau khi kết hôn trở thành vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm thương yêu, gắn bó giữa vợ chồng thì còn cần phải có tiền bạc, sản nghiệp... của vợ chồng để bảo đảm đời sống chung của gia đình. Bởi lẽ, tài sản là cơ sở kinh tế “nuôi sống” gia đình, không có tài sản thì gia đình không thể tồn tại và phát triển; không thể thực hiện được các chức năng cơ bản của gia đình trong xã hội. Nhà nước luôn bằng pháp luật phải quy định về chế độ tài sản của vợ chồng bởi các lẽ sau đây: Thứ nhất, do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập - tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân; gia đình được thiết lập, với tư cách là tế bào của xã hội, phải thực hiện các chức năng cơ bản đối với xã hội; Thứ hai, pháp luật có dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân; Thứ ba, khi vợ, chồng sử dụng, định đoạt tài sản của mình nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình... luôn có liên quan đến quyền lợi của những người khác - người thứ ba ký kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ chồng; Thứ tư, việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án) giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với những người khác.
Khái niệm về ly hôn

Khái niệm về ly hôn

Ly hôn là hiện tượng xã hội với ý nghĩa thực chất là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, là việc vợ chồng “bỏ nhau”. Theo bản giải nghĩa một số từ ngữ được sử dụng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3).
Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bản chất của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dựa trên cơ sở của kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, mà cụ thể là kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Để đảm bảo hiệu quả của việc mang thai hộ, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên có liên quan, việc mang thai hộ được tiến hành theo quy trình thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do Bộ Y tế ban hành.Việc mang thai hộ phải tuân thủ các nguyên tắc của việc áp dụng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; các bên tham gia quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ phải tuân thủ các chỉ dẫn, hướng dẫn, điều trị của bác sĩ chuyên khoa và có đủ các điều kiện về sức khỏe để thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ theo sự xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; chỉ các cơ sở y tế có đủ điều kiện, có thực tế kinh nghiệm thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và được Bộ Y tế công nhận, cho phép mới được thực hiện kĩ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Pháp luật về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi

Pháp luật về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi

Khi con nuôi có các hành vi trái pháp luật gây tổn hại, đã xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của cha mẹ nuôi, đồng thời làm tổn hại sâu sắc tới tình cảm cha mẹ và con, làm cho quan hệ cha mẹ và con khó thực hiện được bình thường trong cuộc sống. Trong trường hợp này, nếu cha mẹ nuôi hoặc những người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi có yêu cầu thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cha mẹ nuôi.
Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và theo thủ tục pháp luật quy định làm phát sinh hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể có liên quan trong quan hệ nuôi con nuôi phát sinh trên cơ sở đăng ký việc nuôi con nuôi. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi bao gồm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi.
Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của việc nuôi con nuôi

Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của việc nuôi con nuôi

Việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi có thế được hiểu dưới hai góc độ: là một sự kiện pháp lí và là một quan hệ pháp luật. Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con. Việc nuôi con nuôi chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận khi có đủ các điều kiện sau: Người nhận nuôi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định như: năng lực hành vi dân sự, độ tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện kinh tể, chỗ ở, sức khỏe...
Quan hệ pháp luật cha mẹ và con từ việc sinh bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản

Quan hệ pháp luật cha mẹ và con từ việc sinh bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản

Nhiều vợ chồng có nhu cầu sinh con nhưng chưa thể thực hiện được vì lí do sức khỏe phải nhờ đến sự tiến bộ của y học. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp các cặp vợ, chồng có cơ hội có con, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho họ. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện dựa trên sự hướng dẫn về chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật cũng như xác định quan hệ pháp luật khi cha mẹ cho con sinh ra
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.13522 sec| 825.641 kb