Quan hệ pháp luật cha mẹ và con từ việc sinh bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản

Quan hệ pháp luật cha mẹ và con từ việc sinh bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản

Nhiều vợ chồng có nhu cầu sinh con nhưng chưa thể thực hiện được vì lí do sức khỏe phải nhờ đến sự tiến bộ của y học. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp các cặp vợ, chồng có cơ hội có con, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho họ. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện dựa trên sự hướng dẫn về chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật cũng như xác định quan hệ pháp luật khi cha mẹ cho con sinh ra
Quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh từ sự kiện sinh con tự nhiên

Quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh từ sự kiện sinh con tự nhiên

Quan hệ huyết thống giữa mẹ - con, cha - con tồn tại một cách tự nhiên trong quá trình phát triển của xã hội loài người không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đứa trẻ. Sự kiện sinh con của người phụ nữ chưa đủ để làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật.
Khái niệm và đặc điểm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình

Khái niệm và đặc điểm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình

Cấp dưỡng là nghĩa vụ phát sinh giữa những người không sống chung với nhau nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc sống cho người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bị giảm sút khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để bảo đảm cuộc sống của mình, cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng

Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng

Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm có 2 quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất, đó là: quyền thừa kế tài sản của nhau và nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong đó, quyền thừa kế tài sản của nhau bao gồm: Quyền thừa kế của vợ và chồng; Quyền tạm hoãn chia di sản nhằm bảo đảm cuộc sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình; Quyền quản lý di sản khi vợ hoặc chồng chết trước
Vấn đề ly thân của vợ chồng

Vấn đề ly thân của vợ chồng

Ly thân được hầu hết các quốc gia phương Tây ghi nhận. Ban đầu, chế định ly thân được các quốc gia ghi nhận nhằm giải quyết quan hệ hôn nhân của những người Công giáo, vì theo nội dung của Giáo hội thì cấm ly hôn. Do đó, cùng với chế định ly hôn thì ly thân được công nhận. Tuy nhiên, khi pháp luật đã quy định về ly thân thì những người không theo Công giáo cũng lựa chọn để giải quyết mối quan hệ vợ chồng khi giữa họ có những mâu thuẫn, rạn nứt mà họ không muốn hoặc chưa muốn ly hôn. Có nhiều cặp vợ chồng chọn ly thân như một giai đoạn trước khi ly hôn. Nhiều cặp lại coi ly thân là cách lựa chọn hợp lý cho họ mà không cần phải ly hôn.
Những nội dung về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng

Những nội dung về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng

Với tư cách là công dân, vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp công nhận. Bên cạnh đó, vợ chồng còn có các quyền và nghĩa vụ với nhau, với gia đình và xã hội. Thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó là nhằm bảo đảm thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, bảo đảm lợi ích chung của gia đình và xã hội. Từ đó, chúng ta hiểu: “Quan hệ phảp luật giữa vợ và chồng là quan hệ phát sinh giữa hai bên nam nữ sau khỉ kết hôn mà nội dung là các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyên và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng.”
Những điều kiện để kết hôn và đăng ký kết hôn

Những điều kiện để kết hôn và đăng ký kết hôn

Theo lẽ tự nhiên, nam, nữ đến tuổi trưởng thành có nhu cầu tìm kiếm bạn đời, kết hôn và cùng nhau chung sống. Kết hôn là khởi đầu của quan hệ hôn nhân, gắn bó cuộc đời của hai con người với nhau. Kết hôn làm hình thành gia đình, ở đó, vợ, chồng cùng nhau chia sẻ, chăm lo đời sống chung và đặc biệt, quan hệ ấy sản sinh ra thế hệ con cái, tức là thực hiện chức năng xã hội là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống, duy trì sự tồn tại của xã hội. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, kết hôn luôn được coi là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi con người và cả gia đình.
Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, được chia làm 04 giai đoạn: [1] Luật Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; [2] Luật Hôn nhân và gia đình trong giai đoạn sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; [3] Luật Hôn nhân và gia đình giai đoạn cả nước thống nhất của thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; [4] Luật Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ tiếp tục đổi mới, hội nhập và phát triển.
Khái quát chung về quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Khái quát chung về quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Theo pháp luật hiện hành, đối tượng của Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ về hôn nhân và gia đình, tức là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mà trọng tâm là các quan hệ về thân nhân và các quan hệ về tài sản (bao gồm quan hệ về kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa anh, chị, em,..,) Những quan hệ xã hội mà được các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh thì gọi là quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.15095 sec| 817.641 kb