Những nội dung về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng

15/02/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Với tư cách là công dân, vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp công nhận. Bên cạnh đó, vợ chồng còn có các quyền và nghĩa vụ với nhau, với gia đình và xã hội. Thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó là nhằm bảo đảm thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, bảo đảm lợi ích chung của gia đình và xã hội. Từ đó, chúng ta hiểu: “Quan hệ phảp luật giữa vợ và chồng là quan hệ phát sinh giữa hai bên nam nữ sau khỉ kết hôn mà nội dung là các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyên và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng.”

I. KHÁI NỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân. Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng. Các quyền và nghĩa vụ đó có thể là: Quyền được sống chung, được mang quốc tịch, tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng, sự quan tâm, chia sẻ, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên trong gia đinh... Có thể nhận thấy quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng chính là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giũa vợ và chồng phát sinh trong đời sống con người, được coi như nghĩa vụ về đạo đức và được nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng mà không thể chuyển giao cho người khác. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm trong đời sống vợ chồng. Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết họp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội. Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng chỉ là những quyền và nghĩa vụ cơ bản. Trong thực tế, vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau đa dạng và phong phú hơn nhiều.

Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân, giữa vợ chồng còn có quyền và nghĩa vụ tài sản. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội cơ bản của nó. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng là nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của vợ chồng, bảo đảm cho vợ chồng thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đối với con cái. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng mang những nét đặc trưng gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản. Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không chỉ thể hiện trong quan hệ nhân thân mà còn thể hiện trong quan hệ tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo vợ chồng có thể thực sự bình đẳng trong quan hệ tài sản thì cần phải có nhiều chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho người đang ở độ tuổi lao động, đặc biệt là phụ nữ được tham gia vào các công việc xã hội, các nhà máy, công sở, quản lí Nhà nước... Đồng thời, phải tăng cường mạng lưới dịch vụ, mở rộng hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, quy định cụ thể về chế độ lao động nữ... để những người vợ có điều kiện thuận lợi thực hiện vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Các chính sách và biện pháp trên góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho vợ chồng sử dụng đầy đủ nhất các quyền của họ, bảo đảm quyền bình đẳng thực sự trong quan hệ vợ chồng.

Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, Luật Hôn nhân và gia đình khi điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ - bình đẳng. Nguyên tắc đó thể hiện trong các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất, thể hiện sự tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đinh mới ở nước ta hiện nay.

Pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (năm 1945) thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Trong gia đình, người vợ luôn phải phụ thuộc vào chồng và phục tùng chồng. Người đàn bà khi lấy chồng muốn làm nghề gì phải được chồng cho phép, nếu chồng không cho phép thì người vợ phải xin quan Chánh Tòa sở tại giải trừ sự phản đối của người chồng. Sau Cách mạng tháng Tám, bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (Hiến pháp năm 1946) đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Trong quá trình phát triển của xã hội và sự đổi mới của đất nước, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện nhằm xây dựng và củng cố chế độ xã hội văn minh, hiện đại và phục vụ lợi ích của nhân dân. Các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đều khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng.

Trên cơ sở đó, Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Với tư cách là công dân, vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp công nhận. Bên cạnh đó, vợ chồng còn có các quyền và nghĩa vụ với nhau, với gia đình và xã hội. Thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó là nhằm bảo đảm thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, bảo đảm lợi ích chung của gia đình và xã hội. Từ đó, chúng ta hiểu:

“Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng là quan hệ phát sinh giữa hai bên nam nữ sau khi kết hôn mà nội dung là các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng.”

II. NỘI DUNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG

1- Vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình

Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16). Hôn nhân theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng (Điều 36). Bộ luật Dân sự quy định các quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình đã ghi nhận quyền bình đắng của vợ chồng. Trên cơ sở Hiến pháp và Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan (Điều 17).

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống gia đình. Thứ nhất, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dạy con. Việc mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ là thiên chức của người vợ. Tuy nhiên, khi đứa trẻ được sinh ra, vợ chồng phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con, đảm bảo cho đứa trẻ nhận được tình yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ. Điều này không những giúp cho đứa trẻ phát triển toàn diện về nhân cách mà còn thế hiện sự chia sẻ giữa vợ và chồng trong việc nuôi dạy con. Thứ hai, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập, quản lí, phát triển tài sản của gia đình. Vợ chồng cùng có ý thức trách nhiệm trong việc phát triển kinh tế gia đình, phải tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh... để có thu nhập. Thứ ba, vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự họp pháp do một trong hai bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, về nguyên tắc, trong thời kì hôn nhân, mọi giao dịch liên quan đến tài sản gia đình phải được vợ chồng thỏa thuận và cùng thực hiện. Tuy nhiên, có thể xảy ra tình huống là chỉ một trong hai người (vợ hoặc chồng) thực hiện giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không có sự tham gia của bên kia, trong trường hợp này bên không tham gia giao dịch đó vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới, có nghĩa là nếu giao dịch đó phát sinh nghĩa vụ thì đó là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Thứ tư, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Pháp luật về dân số quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đắng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là nghĩa vụ của vợ chồng trước Nhà nước và xã hội, đồng thời cũng là nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Vợ chồng phải cùng nhau, tạo điều kiện cho nhau, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc sinh đẻ có kế hoạch. Có như vậy thì vợ chồng mới có thể chức của người vợ. Tuy nhiên, khi đứa trẻ được sinh ra, vợ chồng phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con, đảm bảo cho đứa trẻ nhận được tình yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ. Điều này không những giúp cho đứa trẻ phát triển toàn diện về nhân cách mà còn thế hiện sự chia sẻ giữa vợ và chồng trong việc nuôi dạy con. Thứ hai, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập, quản lí, phát triển tài sản của gia đình. Vợ chồng cùng có ý thức trách nhiệm trong việc phát triển kinh tế gia đình, phải tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh... để có thu nhập. Thứ ba, vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự họp pháp do một trong hai bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, về nguyên tắc, trong thời kì hôn nhân, mọi giao dịch liên quan đến tài sản gia đình phải được vợ chồng thỏa thuận và cùng thực hiện. Tuy nhiên, có thể xảy ra tình huống là chỉ một trong hai người (vợ hoặc chồng) thực hiện giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không có sự tham gia của bên kia, trong trường hợp này bên không tham gia giao dịch đó vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới, có nghĩa là nếu giao dịch đó phát sinh nghĩa vụ thì đó là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Thứ tư, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Pháp luật về dân số quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đắng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là nghĩa vụ của vợ chồng trước Nhà nước và xã hội, đồng thời cũng là nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Vợ chồng phải cùng nhau, tạo điều kiện cho nhau, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc sinh đẻ có kế hoạch. Có như vậy thì vợ chồng mới có thể thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình mà Nhà nước đã đề ra. Theo Pháp lệnh dân số năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con.

Như vậy, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình không chỉ bảo đảm quyền lợi của vợ chồng, của con và của các thành viên khác trong gia đình mà còn bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

2- Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau

Xuất phát từ tình yêu thương mà nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân với nhau. Tình yêu thưong, lòng chung thủy là yếu tố có tính chất quyết định để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ với nhau và là cơ sở để quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững. Từ tình yêu thương đó mà vợ chồng phải chung thủy với nhau, tình cảm vợ chồng trước sau như một, gắn bó không đổi thay. Sự quý trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau như: Tôn trọng nhau, giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhau, lắng nghe ý kiến của nhau... Vợ chồng cùng phải có ý thức quan tâm, động viên, chăm sóc lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ và chồng phải thể hiện bằng hành vi như quan tâm về sức khỏe, về trạng thái tình cảm, chăm lo về nhu cầu vật chất... Vợ chồng chia sẻ với nhau những công việc gia đình như chăm sóc, dạy dỗ con cái... Vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện để mỗi bên có thể phát huy khả năng của bản thân và thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và trong các hoạt động khác.

Trong những năm gần đây, sự tác động của các yếu tố xã hội, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa... đã dẫn đến lối sống của một bộ phận dân cư thay đổi, vì vậy giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Tình trạng người đang có vợ hoặc có chồng chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra khá nhiều. Tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng xảy ra trong nhiều gia đình mà nạn nhân chủ yếu là người vợ. Những hành vi đó đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng li hôn. Để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng, pháp luật quy định: cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa vợ và chồng. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

Đối với người đã thực hiện các hành vi vi phạm nghĩa vụ và quyền nhân thân của vợ, chồng có thể bị xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3- Vợ, chồng cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình

Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng lâu đời bởi tư tưởng Nho giáo về vai trò của nam giới và nữ giới trong gia đình. Theo đó, nam giới được coi là trụ cột, lo việc kiếm tiền cho gia đình còn phụ nữ làm công việc nội trợ. Tư tưởng đó còn tồn tại đến ngày nay nên phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam vẫn mang đậm nét truyền thống. Người vợ làm các công việc như nấu ăn, đi chợ, giặt quần áo, chăm sóc con, chăm sóc người già hoặc người ốm... chiếm tỉ lệ rất cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân công lao động theo giới trong gia đình là vai trò truyền thống về giới chưa thay đổi và cộng đồng vẫn cho rằng có những việc chỉ dành cho phụ nữ và có việc chỉ dành cho nam giới. Điều đó chứng tỏ nhiều nam giới cũng như phụ nữ chưa có sự chuyến biến trong nhận thức về nghề nghiệp và lao động việc nhà. Mặc dù xu hướng chia sẻ công việc gia đình ở các gia đình thành phố ngày càng tăng nhưng nhìn chung nam giới vẫn chưa thực sự sẵn sàng làm các công việc trong gia đình. Nhiều phụ nữ vẫn đánh giá cao vai trò trụ cột của người chồng và bằng lòng với vai trò là người nội trợ. Có thể thấy bình đẳng giới trong gia đình, xóa bỏ sự phân công lao động theo giới trong gia đình là vấn đề cần có sự chuyển biến tích cực. Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng cùng chia sẻ và thực hiện công việc gia đình nhằm tiến tới bình đẳng giới trong gia đình.

4- Quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

Nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Thuật ngữ “nơi cư trú” được nhà làm luật sử dụng trong bối cảnh này có thể hiểu là nơi ở của vợ chồng. Trong thời kì hôn nhân, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, nơi làm việc, tính chất của hoạt động nghề nghiệp... vợ chồng có thể lựa chọn nơi cư trú chung hoặc mỗi bên có nơi cư trú riêng. Việc có nơi cư trú chung hay riêng không ảnh hưởng tới việc vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, với con cái và chăm lo xây dựng gia đình. Tuy nhiên, việc vợ chồng có nơi ở chung hay nơi ở riêng phải trên hoàn cảnh thực tế, do các điều kiện khách quan, có sự đồng thuận của cả vợ và chồng và phải vì lợi ích chung của gia đình. Nếu vợ chồng có đủ điều kiện để có nơi ở chung thì phải lựa chọn nơi ở chung. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lí do chính đáng khác (khoản 2 Điều 19). Có thể nhận định rằng được sống chung với nhau không chỉ là lợi ích mà nam nữ hướng tới khi kết hôn mà còn là nghĩa vụ của họ. Khi sống  chung, vợ chồng có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân khác như chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau... một cách tốt nhất. Như vậy, sống chung là quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Chỉ trong những trường họp, hoàn cảnh đặc biệt (như vợ, chồng có nơi làm việc ở các địa bàn hành chính xa nhau) hoặc do vợ chồng thỏa thuận thì vợ chồng mới có nơi ở riêng.

Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp vợ chồng không sống chung với nhau. Nếu vì lí do khách quan nên vợ chồng đã thỏa thuận về nơi ở riêng của mỗi người thì việc vợ chồng không sống chung không ảnh hưởng đến việc vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau và cũng không ảnh hưởng đến hạnh phúc của vợ chồng.

5- Quyền được làm việc, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vợ chồng thể hiện quyền tự do, dân chủ của vợ chồng. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (khoản 1 Điều 35). Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 25). Trên cơ sở Hiến pháp, luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có quyền được học tập, làm việc và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp. Quyền này được hiểu là vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau trong việc chọn nghề nghiệp, học tập hoặc tham gia các hoạt động khác theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người. Đồng thời, việc học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Với tư cách là công dân, vợ, chồng cũng có đầy đủ quyền đó. Do vậy, khi vợ hoặc chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ thì người kia không được có hành vi ngăn cản.

Quy định vợ chồng có quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vừa khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng, vừa đảm bảo khuyến khích vợ chồng phát huy khả năng của bản thân để mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho gia đình (tài sản và danh tiếng), vừa góp phần cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước, đồng thời còn xóa bỏ quan niệm bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng hiện còn tồn tại trong một bộ phận dân cư. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì mỗi bên vợ chồng phải suy xét đến lợi ích chung của gia đình. Quyền của vợ, chồng chỉ được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ khi phù họp với lợi ích chung của gia đình.

6- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật (Điều 24). Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Với tư cách là công dân, mỗi bên vợ chồng có quyền tự do tín ngưỡng, tự do lựa chọn tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào. Khi vợ, chồng thực hiện quyền công dân của mình thì bên kia có nghĩa vụ tôn trọng, không được cưỡng ép, cản trở. Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng chỉ được tôn trọng khi vợ, chồng thực hiện quyền của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Vợ, chồng không được lạm dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt, kinh tế... của gia  đình. Quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng góp phần xóa bỏ hiện tượng phát sinh trên thực tế là với danh nghĩa vợ, chồng một bên đã cấm hoặc cản trở quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bên kia, làm ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Có không ít trường họp vợ chồng mâu thuẫn dẫn đến li hôn vì lí do bất đồng về tín ngưỡng, tôn giáo. Để đảm bảo hạnh phúc gia đình, vợ chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

7- Đại diện giữa vợ và chồng

Đại diện giữa vợ và chồng được hiểu là một bên vợ hoặc chồng (người đại diện) nhân danh cho bên kia (người được đại diện) để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện. Trên cơ sở của Bộ luật Dân sự về đại diện, Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng. Theo đó, vợ chồng có thể đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.

a. Đại diện theo pháp luật

Theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình thì đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng phát sinh khi: Một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ; khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó; khi một bên bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người giám hộ; khi vợ chồng kinh doanh chung hoặc đưa tài sàn chung vào kinh doanh; khi tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên.

Khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người đại diện có các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ, đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, quản lí tài sản của người được giám hộ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Ngoài ra, với tư cách là vợ chồng nên người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự còn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật. Khi vợ, chồng đại diện cho bên kia theo pháp luật với tư cách là người giám hộ thì họ cũng có quyền đại diện cho bên Ida trong các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, các giao dịch liên quan đến tài sản chung được coi là giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ nên phải có sự đồng ý của người thân thích của người được giám hộ (như cha, mẹ, con, anh, chị, em...) với tư cách là người giám sát việc giám hộ.

Đối với trường hợp vợ hoặc chồng đại diện cho chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự mà lại có yêu cầu li hôn thì bản thân người vợ hoặc chồng đó không thể là người đại diện cho bên kia trong vụ li hôn. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên mất năng lực hành vi dân sự trong vụ li hôn, Luật Hôn nhân và gia đình quy định Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự đế giải quyết việc li hôn.

- Khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó thì phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được người đại diện đồng ý, trừ những giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

- Khi vợ hoặc chồng do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người giám hộ. Trong trường hợp này, bên giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Khi vợ, chồng kinh doanh chung hoặc có văn bản thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người vợ hoặc người chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của chồng hoặc vợ mình trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia kinh doanh, vợ chồng đã có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Người trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đã đưa vào kinh doanh.

- Khi tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó do bên có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản thực hiện. Việc thực hiện giao dịch của một bên trong trường họp này phải phù họp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng. Nếu trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó là vô hiệu, trừ trường họp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

b. Đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

Pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình quy định việc ủy quyền giữa vợ và chồng phải được lập thành văn bản, có chữ kí của các bên. Trên cơ sở văn bản ủy quyền, vợ hoặc chồng (bên được ủy quyền) có thế thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Quy định này đã tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện các giao dịch dân sự trong những trường họp một bên vì lí do nào đó không trực tiếp tham gia giao dịch khi giao dịch đó đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Quy định này hoàn toàn phù họp với lí luận và thực tế trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng. Ngoài ra, vợ hoặc chồng còn có thể ủy quyền cho bên kia thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng của mình. Trong trường họp này, người được ủy quyền (người đại diện) chỉ được thực hiện hành vi trong phạm vi được ủy quyền. Neu người được ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi được ủy quyền thì người được ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba (người đã tham gia giao dịch với người đại diện) về phần giao dịch vượt quá đó. Người ủy quyền (người được đại diện) không phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần vượt quá này.

Như vậy, quyền đại diện giữa vợ và chồng được quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ chồng và ổn định giao lưu dân sự.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ nhân thân trên đây, pháp luật quy định vợ, chồng có quyền được mang họ, tên của nhau trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phù họp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân. Quyền được mang họ, tên của vợ hoặc chồng chính là lợi ích nhân thân mà vợ, chồng được hưởng do việc kết hôn có yếu tố nước ngoài mang lại.

 

 

0 bình luận, đánh giá về Những nội dung về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19733 sec| 1058.023 kb