Vấn đề ly thân của vợ chồng

15/02/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Ly thân được hầu hết các quốc gia phương Tây ghi nhận. Ban đầu, chế định ly thân được các quốc gia ghi nhận nhằm giải quyết quan hệ hôn nhân của những người Công giáo, vì theo nội dung của Giáo hội thì cấm ly hôn. Do đó, cùng với chế định ly hôn thì ly thân được công nhận. Tuy nhiên, khi pháp luật đã quy định về ly thân thì những người không theo Công giáo cũng lựa chọn để giải quyết mối quan hệ vợ chồng khi giữa họ có những mâu thuẫn, rạn nứt mà họ không muốn hoặc chưa muốn ly hôn. Có nhiều cặp vợ chồng chọn ly thân như một giai đoạn trước khi ly hôn. Nhiều cặp lại coi ly thân là cách lựa chọn hợp lý cho họ mà không cần phải ly hôn.

1- Khái niệm ly thân 

Ly thân là việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung khi quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại.

Ly thân được hầu hết các quốc gia phương Tây ghi nhận. Ban đầu, chế định ly thân được các quốc gia ghi nhận nhằm giải quyết quan hệ hôn nhân của những người Công giáo, vì theo nội dung của Giáo hội thì cấm ly hôn. Do đó, cùng với chế định ly hôn thì ly thân được công nhận. Tuy nhiên, khi pháp luật đã quy định về ly thân thì những người không theo Công giáo cũng lựa chọn để giải quyết mối quan hệ vợ chồng khi giữa họ có những mâu thuẫn, rạn nứt mà họ không muốn hoặc chưa muốn ly hôn. Có nhiều cặp vợ chồng chọn ly thân như một giai đoạn trước khi ly hôn. Nhiều cặp lại coi ly thân là cách lựa chọn hợp lý cho họ mà không cần phải ly hôn.

Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên quy định ly thân tại Tập dân luật giản yếu năm 1883 ở Nam kì. Đây là bộ luật được soạn thảo trên tinh thần của Bộ luật Dân sự Pháp (1804). Theo đó, vợ chồng thay vì ly hôn có thể xin ly thân. Việc xét xử ly thân giống như ly hôn. Tuy nhiên, quy định này dường như không phù hợp với phong tục của người Việt Nam nên thực tế có rất ít người yêu cầu ly thân. Vì vậy, các Bộ dân luật tiếp theo là Dân luật Bắc kì (1931) và Dân luật Trung kì (1936) không quy định về ly thân.

Tuy nhiên, pháp luật của Chính phủ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam trước ngày giải phóng lại quy định về ly thân. Luật Gia đình năm 1959 được soạn thảo trên nguyên tắc cấm ly hôn nên chỉ cho phép vợ chồng ly thân. Sắc Luật số 15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng đã quy định vợ chồng có thể ly hôn hoặc ly thân.

Căn cứ và thủ tục ly thân cũng giống với ly hôn (Điều 170 và Điều 202). Dù căn cứ ly thân của các văn bản pháp luật này có thể khác nhau nhưng cả ba văn bản pháp luật thời kì này có điểm giống nhau về hậu quả pháp lý của ly thân đối với quan hệ vợ chồng là: Chấm dứt nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, người vợ có quyền có nơi ở riêng; Người chồng mất quyền gia trưởng đối với vợ; Vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trung thành với nhau, mọi sự ngoại tình của vợ hoặc chồng đều là vi phạm nghĩa vụ vợ chồng; Tài sản của vợ chồng theo chế độ biệt sản 

Có thể nói, ly thân là một tình trạng mang tính tạm thời nên tình trạng này có thể chấm dứt khi vợ chồng quay về sống chung với nhau hoặc khi quyết định ly hôn với các điều kiện do pháp luật quy định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

2- Kinh nghiệm quốc tế về ly thân

Pháp luật của nhiều quốc gia đã quy định ly thân và ly hôn là hai giải pháp để vợ chồng có thể lựa chọn khi họ không muốn hoặc không thể tiếp tục sống chung với nhau như: Thái Lan, Philyppines, Singapore, Lyên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Thụy Điển, Australya, Italya, Canada, hầu hết các bang của Hoa Kỳ... Phần lớn các nước quy định về ly thân đều ghi nhận ly thân là một trong những giải pháp để vợ chồng lựa chọn nhằm giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân mà không phải là một giai đoạn bắt buộc trước khi ly hôn (một số nước quy định ly thân như là một giai đoạn trước ly hôn). Vợ chồng chỉ được ly thân khi có căn cứ theo luật định.

Căn cứ ly thân được quy định tương tự như căn cứ ly hôn như do lỗi của một bên vợ, chồng hoặc do vợ chồng thuận tình... về thủ tục ly thân, một số nước quy định ly thân chỉ cần dựa trên một văn bản thỏa thuận hay Chứng nhận ly thân giữa hai vợ chồng (Singapore, Canada). Một số nước hoặc vùng lãnh thổ quy định ly thân phải theo thủ tục tố tụng thực hiện tại Tòa án (Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Bộ luật Dân sự Bang Calyfornia của Hoa Kỳ...).

Do đó, việc ly thân chỉ có hiệu lực khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án. về hậu quả pháp lý của ly thân, pháp luật các nước đều quy định ly thân không làm chấm dứt hôn nhân mà chỉ làm giảm bớt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng như: Vợ chồng ly thân không có nghĩa vụ sống chung, chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng...

Một số quốc gia không thừa nhận ly hôn nên quy định ly thân là giải pháp duy nhất để vợ chồng giải quyết tình trạng hôn nhân khi họ không thể tiếp tục chung sống với nhau (Alyen, Philyppines).

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Thực tiễn ly thân và khả năng pháp luật điều chỉnh vấn đề ly thân ở Việt Nam hiện nay

Ly thân là hiện tượng xã hội thường biểu hiện trong quan hệ hôn nhân. Thông thường, ly thân xảy ra khi vợ chồng không muốn sống chung với nhau nhưng chưa đến mức phải ly hôn hoặc vợ chồng đã mâu thuẫn đến mức trầm trọng nhưng không thể ly hôn vì những ràng buộc về giáo lý hoặc những lý do khác. Cũng có thể ly thân là do một bên vợ hoặc chồng khởi xướng khi nhận thấy cuộc sống chung không thể tiếp tục (có thể do hành vi bạo lực gia đình của bên kia...).

Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng chọn giải pháp ly thân mà chưa (hoặc không) ly hôn. Họ cho rằng ly thân giúp cho con của họ không bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, không phải đối diện với sự đổ vỡ, khủng hoảng về tinh thần vì cha mẹ ly hôn, bởi vì theo khoa học tâm lý thì trẻ em thường bị sốc khi nhận tin cha mẹ ly hôn. Ly thân cũng là giải pháp tạm thời giúp vợ chồng có thời gian nhìn nhận lại mối quan hệ giữa họ, từ đó họ lựa chọn cách thức giải quyết xung đột, mâu thuẫn phù hợp. Nhiều trường hợp, vợ chồng trải qua thời gian ly thân lại trở về sống chung với nhau mà không phải ly hôn. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp sau thời gian ly thân thì vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng yêu cầu ly hôn. Theo thống kê của Ưỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho thấy có tới 90% các cuộc ly hôn đều trải qua giai đoạn ly thân.

Tuy nhiên, do pháp luật hiện hành không công nhận ly thân nên thực tế tình trạng ly thân là “tự phát”. Khi vợ chồng tự thỏa thuận ly thân và thỏa thuận được về việc nuôi dạy con chung và các quan hệ khác giữa vợ và chồng thì nói chung không có tác động xấu đến quyền, lợi ích của các bên. Đối với các trường hợp ly thân do một bên tự quyết định thì có thể dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí là rất nghiêm trọng. Trong thời gian qua, nhiều trường hợp do bị chồng đánh đập, hành hạ, do chồng ngoại tình, cờ bạc hoặc nghiện ngập... nên người vợ đã quyết định đi ở nơi khác (trở về nhà cha mẹ đẻ hoặc thuê nhà ở...) trong khi chồng không đồng ý.

Người chồng cho rằng vợ không có quyền “ở riêng” nên đã tìm mọi cách, kể cả dùng vũ lực (như đánh đập, tưới xăng đốt, tạt axit...) để buộc vợ phải về. Nhiều người vợ bị thương tích nặng, bị tước đi mạng sống. Có người chồng dùng con để gây áp lực đối với vợ (như đánh con, bỏ đói, cấm con gặp mẹ...). Thậm chí, có người chồng phản ứng tiêu cực bằng cách tự tử. 

Trong trường hợp không có sự thỏa thuận của vợ chồng và cũng không vì lợi ích chung của gia đình mà một bên lại dời nơi ở chung đi sống nơi khác thì chủ yếu là do quan hệ vợ chồng đã lâm vào tình trạng trầm trọng, giữa vợ và chồng đã có những mâu thuẫn sâu sắc hoặc người ra đi không thể chịu đựng được hành vi bạo lực của bên kia... Pháp luật hiện hành chưa quy định quyền ly thân của vợ chồng, tuy nhiên lại quy định “vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau” (khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), điều này có thể dẫn đến tình trạng một bên buộc phải chung sống với bên kia khi cuộc sống chung đã thực sự là “địa ngục” mà bên bị “giam cầm” thông thường là phụ nữ.

Vấn đề đặt ra là, khi không có sự thỏa thuận của vợ chồng mà một bên bỏ nơi ở chung đi nơi khác mà bên kia dùng mọi biện pháp để cưỡng ép họ quay lại nơi ở chung thì có vi phạm pháp luật không? Sống chung là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng nhưng vợ chồng phải được sống trong môi trường gia đình hòa thuận, đầm ấm, thương yêu và trách nhiệm. Do vậy, khi nơi ở chung không phải là tổ ấm của vợ chồng thì có lẽ sống riêng là cách lựa chọn phù hợp để mỗi người có thời gian và không gian nhìn nhận lại cách sống, cách đối xử của họ đối với vợ, với chồng mình. Đặc biệt, trong tình huống người dời bỏ nơi ở chung là do họ không thể chịu đựng được hành vi bạo lực của người kia thì việc “ở riêng” là để tự bảo vệ mình, là để “lánh nạn”... lại là quyền của họ. Do vậy, có thể nhận thấy ly thân là một quyền rất quan trọng của vợ, chồng nhằm bảo vệ chính họ.

Chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần đưa vấn đề ly thân vào Luật. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành không quy định ly thân. Điều này không cản trở tình trạng ly thân trên thực tế. Tình trạng bạo lực gia đình, ngoại tình, bỏ mặc... làm cho vợ chồng không sống chung với nhau hoặc một bên không muốn sống chung với bên kia.

Ly thân là hậu quả của những mâu thuẫn vợ chồng chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến sự “chia ly” của vợ chồng. Do đó, công nhận ly thân để có thêm sự lựa chọn cho vợ chồng trong việc giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân phù hợp với hoàn cảnh. Ly thân là giải pháp cần thiết để vợ chồng có thời gian suy nghĩ cặn kẽ, nhìn lại khiếm khuyết của mình và của bên kia trước khi quyết định ly hôn. Công nhận ly thân là giải pháp tốt để bảo vệ phụ nữ khi họ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Việc công nhận ly thân góp phần làm minh bạch về tình trạng hôn nhân, nhất là tình trạng về tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, con, các thành viên khác của gia đình và những người khác có lyên quan.

Từ các lý do trên, cần thiết phải quy định vấn đề ly thân trong luật một cách rõ ràng, minh bạch để người dân lựa chọn khi cần giải quyết quan hệ hôn nhân của họ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

Xem thêm:UDịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Vấn đề ly thân của vợ chồng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Vấn đề ly thân của vợ chồng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Vấn đề ly thân của vợ chồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.46618 sec| 978.75 kb