Những điều kiện để kết hôn và đăng ký kết hôn

15/02/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Theo lẽ tự nhiên, nam, nữ đến tuổi trưởng thành có nhu cầu tìm kiếm bạn đời, kết hôn và cùng nhau chung sống. Kết hôn là khởi đầu của quan hệ hôn nhân, gắn bó cuộc đời của hai con người với nhau. Kết hôn làm hình thành gia đình, ở đó, vợ, chồng cùng nhau chia sẻ, chăm lo đời sống chung và đặc biệt, quan hệ ấy sản sinh ra thế hệ con cái, tức là thực hiện chức năng xã hội là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống, duy trì sự tồn tại của xã hội. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, kết hôn luôn được coi là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi con người và cả gia đình.

I. KHÁI NIỆM KẾT HÔN

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tại khoản 5 Điều 3 đưa ra giải thích về kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".  Quy định này thể hiện 04 nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, chủ thể của hành vi kết hôn, gồm một bên là nam và bên kia là nữ, tức là hai người khác giới tính với nhau. Đây là quan điểm của Nhà nước ta về hôn nhân, phù hợp với quan niệm chung của xã hội Việt Nam cũng như ở phần lớn các quốc gia hiện nay. Thể hiện rõ ràng quan điểm này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính ” (khoản 2 Điều 8).

Thứ hai, bản chất của kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng. Hai bên nam, nữ kết hôn là nhằm gắn bó cuộc sống của họ với nhau lâu dài (mong muốn đến hết đời), xây dựng gia đình (thiết chế ổn định của xã hội), sinh con và nuôi dạy con. Đây là một sự liên kết đặc biệt. Do đó, nếu nhìn nhận việc kết hôn là một sự thỏa thuận giữa nam và nữ về việc xác lập một quan hệ pháp lí thì cũng cần phải nhận thấy đầy đủ tính đặc biệt của nó, để có sự phân biệt cần thiết với những thỏa thuận khác vốn được coi là họp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự.

Thứ ba, nam, nữ chỉ có quyền kết hôn khi có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Những điều kiện này là cần thiết để bảo đảm quyền lợi của các bên kết hôn, của con cái, gia đình và xã hội.

Thứ tư, việc kết hôn được thực hiện thông qua thủ tục đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xác định việc kết hôn không chỉ liên quan đến các bên kết hôn mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, cửa gia đình và xã hội nên Nhà nước cần phải kiểm soát việc kết hôn thông qua thủ tục đăng kí kết hôn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí kết hôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện kết hôn, nếu các bên có đủ điều kiện kết hôn thì đăng kí kết hôn, trao giấy chứng nhận kểt hôn cho họ và ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lí khi được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hiệu lực từ ngày đăng kí. Việc đăng kí kết hôn được thực hiện công khai, qua đó, Nhà nước kiểm soát việc kết hôn, bảo đảm lợi ích của bản thân người kết hôn cũng như lợi ích của người khác có liên quan, của gia đình và xã hội. Thực chất, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì chỉ khi nào nam và nữ đã đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được coi là đã kết hôn. Việc hai bên nam, nữ tổ chức hôn lễ tại gia đình, tại nhà thờ hay nơi khác không bị coi là trái pháp luật nhưng không có giá trị pháp lý.

II. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có sự phân tách các quy định về điều kiện kết hôn và các quy định về đăng kí kết hôn trong các điều luật khác nhau. Nhìn vào đó, chúng ta có thể thấy nếu điều kiện kết hôn là những yêu cầu về nội dung thì đăng kí kết hôn chỉ là yêu cầu về hình thức (thủ tục).

1. Điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn là những yêu cầu do Nhà nước đặt ra, được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình mà chỉ khi nào đáp ứng được yêu cầu đó, nam, nữ mới có quyền kết hôn.

Hiến pháp năm 2013 quy định về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó Điều 14 ghi nhận:

“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chỉnh trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ cỏ thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lỉ do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc bảo đảm quyền con người, pháp luật quy định các điều kiện kết hôn phải được cân nhắc dưới nhiều phương diện. Việc đặt ra các điều kiện kết hôn trong các văn bản dưới luật bị coi là không phù hợp với Hiến pháp. Thể hiện tinh thần này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khi sửa đổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về khái niệm kết hôn đã thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của Luật này”. Về cơ bản, nội dung của các điều kiện kết hôn gắn với việc xác định nam, nữ có năng lực hành vi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tức là có khả năng nhận thức và thực hiện đuợc các quyền, nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, để đảm bảo lợi ích của con, của gia đình và bảo vệ tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của nguời Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đinh cấm kết hôn trong một số trường hợp mặc dù nam, nữ có năng lực hành vi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Chúng ta có thể phân chia các điều kiện kết hôn thành hai nhóm: Điều kiện về năng lực của người kết hôn và điều kiện không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn.

a. Điều kiện về năng lực của người kết hôn

 1. Người kết hôn phải đủ tuổi kết hôn

Xác định năng lực chủ thể của cá nhân dựa trên tiêu chí độ tuổi là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các ngành luật. Đến độ tuổi nhất định, cá nhân có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi để tham gia vào quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Phương pháp này giúp đơn giản hóa việc xác định năng lực chủ thế của cá nhân. Trong việc kết hôn cũng vậy, nam, nữ phải đạt đến độ tuổi nhất định thì mới được coi là có khả năng nhận thức, thực hiện được việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Do đó, một trong những điều kiện kết hôn là nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn theo luật định.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ” mới được kết hôn. Quy định này có một số nội dung cần lưu ý như sau:

- Quy định về tuổi kết hôn chỉ xác định độ tuổi tối thiểu và độ tuổi này khác nhau đối với nam và đối với nữ. Từ ngày đủ tuổi kết hôn, nam, nữ có quyền kết hôn vào bất cứ thời gian nào, nếu họ đồng thời đáp ứng được các điều kiện kết hôn khác. Luật Hôn nhân và gia đình không có giới hạn về độ tuổi kết hôn tối đa, không quy định về mức chênh lệch về tuổi tác giữa nam và nữ (nam có thể nhiều tuổi hơn nữ hoặc ngược lại).

- Tuổi của người kết hôn được tính theo tuổi tròn (tuổi đủ). Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 sửa đổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về tuổi kết hôn bằng cách thay thuật ngữ “từ” thành “từ đủ”. Quy định này đã thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự về cách tính tuổi của cá nhân. Theo cách tính tuổi tròn, cứ hết 12 tháng thì được tính là 01 tuổi cho người kết hôn. Căn cứ vào giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp mà người kết hôn xuất trình khi yêu cầu đăng kí kết hôn, cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn xác định người kết hôn đã đủ tuổi kết hôn hay chưa. Theo Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hỗn nhân và gia đình (Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP) thì được coi là đủ tuổi kết hôn khi “nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tảm tuổi trở ỉên và được xác định theo ngày, thảng, năm sình ” (khoản 1 Điều 2).

Về cơ sở của quy định tuổi kết hôn, trong quá trình xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có hai loại ý kiến cơ bản: (1) cần quy định độ tuổi kết hôn của nam, nữ theo độ tuổi của người thành niên; (2) cần giữ như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành. Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) do Chính phủ trình tại kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã sửa đổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 theo hướng quy định tuổi kết hôn cho nam và nữ là từ đủ 18 tuổi. Việc sửa đổi này dựa trên những lí do cơ bản sau đây:

- Cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự trong việc công nhận, thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân. Bộ luật Dân sự quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường họp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự quy định đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác;

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thì chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Do đó, việc hạ độ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi xuống thành từ đủ 18 tuổi là phù họp với thực trạng về thể chất cũng như về tâm sinh lí của lứa tuổi thanh niên hiện nay và phù hợp với nhu cầu về quyền kết hôn của cá nhân;

- Qua nghiên cứu pháp luật nước ngoài cho thấy, hầu hết các nước quy định là người đã thành niên được quyền kết hôn và tuổi kết hôn được tính theo nguyên tắc tròn đủ. Ngoài ra, việc quy định nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn là để bảo đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam với cam kết quốc tế của Việt Nam về bình đẳng giới.

Tuy nhiên, cuối cùng thì quan điểm thứ hai đã “thắng thế”. Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2014 thể hiện quan điểm kế thừa quy định của các Luật Hôn nhân và gia đình trước đó (Luật Hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000) về tuổi kết hôn với độ tuổi từ 20 đối với nam và từ 18 đối với nữ. về vấn đề này, ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, “quy định về độ tuổi kết hôn đã được ảp dụng ổn định hơn 50 năm (từ khỉ có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959), phù hợp với truyền thống văn hỏa của Việt Nam cũng như điều kiện để tạo dựng cuộc sống gia đình, không ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam (hiện nay, tuổi kết hôn trung bình của nam, nữ đều cao hơn khả nhiều so với tuổi kết hôn được quy định trong Luật và có xu hướng ngày càng tần^). Quá trình tổng kết thực thỉ Luật cho thấy, khống có khỏ khăn, trở ngại đối với vấn đề tuổi kết hôn trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, Úy ban thường vụ Quốc hội tán thành với việc giữ quy định về độ tuổi kết hôn như Luật hiện hành ”ĩ Quan điểm này của ủy ban thường vụ Quốc hội dường như có sự thống nhất với quan điểm của Ban Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Kết quả là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ sửa đổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về độ tuổi kết hôn của nam, nữ bằng việc thay thế thuật ngữ “từ” thành “từ đủ”.

Trên cơ sở đặc điểm kinh tế - xã hội, pháp luật của các quốc gia có quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn. Hiện nay, thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, nhiều quốc gia đã quy định rõ trong pháp luật của mình về tuổi kết hôn theo độ tuổi của người thành niên, chẳng hạn: Bộ luật Dân sự Pháp (Điều 144), Bộ luật Dân sự Đức (Điều 1303), Bộ luật Dân sự Thụy Sĩ (Điều 94), Bộ luật Gia đình Nga (Điều 13) quy định người kết hôn phải đủ 18 tuổi. Bên cạnh đó, còn có những quốc gia quy định độ tuổi kết hôn đối với nữ thấp hơn so với nam và dưới tuổi của người thành niên, chẳng hạn: Bộ luật Dân sự Nhật Bản (Điều 731), Bộ luật Gia đình Hungary (Điều 10) quy định tuổi kết hôn đối với nam là đủ 18 và đối với nữ là đủ 16; Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định người kết hôn phải đủ 17 tuổi (Điều 1448). ở một chiều hướng khác, Luật Hôn nhân Trung Quốc lại quy định tuổi kết hôn vượt quá độ tuổi của người thành niên: nam phải đủ 22 tuổi, nữ phải đủ 20 tuổi (Điều 6).

2. Việc kết hôn phải bảo đảm yếu tố tự nguyện

Theo nghĩa chung nhất, tự nguyện trong việc kết hôn là việc nam, nữ kết hôn hoàn toàn tự do về ý chí, nhận thức được việc kết hôn của mình và mong muốn kết hôn. Việc kết hôn sẽ không có yếu tố tự nguyện nếu nam, nữ kết hôn trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị cưỡng ép, bị lừa dối.

Điều kiện về sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn là hoàn toàn cần thiết. Một mặt, điều này phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật trong việc xác lập quan hệ dân sự. Mặt khác, sự tự nguyện của nam và nữ khi kết hôn chính là tiền đề quan trọng để họ có ý thức đầy đủ, cùng chung sống với nhau lâu dài và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống gia đình.

Để bảo đảm yếu tố tự nguyện trong việc kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn (điểm b khoản 2 Điều 5). Luật cũng quy định hành vi cưỡng ép kết hôn “là việc đe dọa, uy hiếp tỉnh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn... trải với ý muốn của họ” (khoản 9 Điều 3). Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật không giải thích cụ thể về hành vi “cưỡng ép kết hôn”. Trong thực tế, hành vi cưỡng ép kết hôn được thể hiện dưới nhiều dạng, với mức độ khác nhau. Chúng tôi cho rằng, chỉ những trường hợp cưỡng ép kết hôn với mức độ nghiêm trọng thì mới bị coi là không bảo đảm sự tự nguyện của nam, nữ và cần phải xử hủy việc kết hôn đó. Tinh thần này đã được thể hiện trong Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc xử lí về mặt dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do luật định, theo đó, “Tòa án chỉ tiêu hôn trong trường hợp hành vì thực sự có tính chất cưỡng ép, như đã dùng bạo lực vê vật chất hoặc tỉnh thần mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đương sự, làm mất hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn”}

Mặc dù văn bản này được ban hành đã lâu nhưng các Tòa án cần quán triệt theo tinh thần này khi xử lí việc kết hôn trái pháp luật do có hành vi cưỡng ép kết hôn.

Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình không có định nghĩa về hành vi lừa dối kết hôn. về vấn đề này, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã đưa ra một số hướng dẫn, theo đó, “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyên quyết định ” là “trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chong với nhau hoàn toàn tự do theo ỷ chỉ của họ”; “Lừa dổi kết hôn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình là hành vi cố ỷ của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ỷ kết hôn; nếu không có hành vỉ này thì bên bị lừa dối đã không đồng ỷ kết hôn ” (khoản 2 và khoản 3 Điều 2). Quy định này của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP có thể dẫn đến cách hiểu về hành vi “lừa dối kết hôn”, với tính chất là hành vi bị Luật cấm, theo nghĩa rất rộng: bất kể sự lừa dối nào, không giới hạn về nội dung cũng như về mức độ đều bị coi là sự vi phạm điều kiện kết hôn. Chẳng hạn, bị coi là lừa dối kết hôn trong trường hợp chị A biết là mình không có khả năng sinh con nhưng che giấu anh B về tình trạng này; sau khi kết hôn, anh B biết sự việc và cho rằng mình bị lừa dối nên yêu cầu hủy việc kết hôn. Với cách hiểu quá rộng về hành vi lừa dối kết hôn như vậy thì nguy cơ việc kết hôn bị Tòa án quyết định hủy là rất cao.

Theo chúng tôi, chỉ nên coi lừa dối kết hôn là những trường hợp lừa dối có tính nghiêm trọng, không bảo đảm yếu tố tự nguyện trong việc kết hôn. Trường hợp một bên chỉ nói dối về tuổi, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội... và bên kia đồng ý kết hôn thì cần coi là việc kết hôn vẫn bảo đảm yếu tố tự nguyện. Trước đây, tinh thần này đã được Tòa án nhân dân tối cao quán triệt cho các Tòa án tại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc xử lí về mặt dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do luật định. Theo đó, “trường hợp một bên đã dùng thủ đoạn, mưu chước gian xảo đế lừa doi bền kìa một cách nghiêm trọng, như che dấu lỉ lịch chỉnh trị hoặc tư pháp đặc biệt xấu của mình, làm cho bên bị mắc lừa đồng ý kết hôn thì cũng coi là việc vi phạm điều kiện tự nguyên kết hôn và cần phải xử tiêu hôn

Ngoài ra, để bảo đảm tự nguyện khi kết hôn, Luật Hộ tịch quy định nam, nữ kết hôn phải trực tiếp thực hiện các thủ tục tại cơ quan đăng kí hộ tịch mà không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay.

3. Người kết hôn không mất năng lực hành vi dân sự

Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định người mất năng lực hành vi dân sự thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Do xác định khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của nam, nữ thuộc về khái niệm năng lực chủ thể (yếu tố bên trong), nếu bản thân họ không có khả năng này thì không thể xác lập quan hệ hôn nhân nên để bảo đảm tính khoa học, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định đây là trường hợp cấm kết hôn mà chuyển thành quy định về điều kiện kết hôn gắn với năng lực của người kết hôn.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người kết hồn phải “không bị mất năng lực hành vi dân sự”.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, trên cơ sở yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Do trong tình trạng không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên nam, nữ không thể kết hôn. Việc kết hôn trong trường họp này sẽ không bảo đảm yếu tố tự nguyện.

Cần có sự phân biệt giữa người bị tâm thần, không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi với người mất năng lực hành vi dân sự. Mặc dù có điểm giống nhau là đều trong tình trạng không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi nhưng hai trường hợp này có sự khác biệt lớn đó là: một người không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người kia bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, mặc dù có căn cứ xác định người kết hôn mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng nếu không có quyết định của Tòa án tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự thì cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn không có quyền từ chối yêu cầu đăng kí kết hôn với lí do người này bị mất năng lực hành vi dân sự. Điều này cũng có nghĩa rằng, thông thường, người kết hôn sẽ được suy đoán là không mất năng lực hành vi dân sự. Sự suy đoán này chỉ bị phá vỡ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là mất năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, liên quan đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân, Bộ luật Dân sự có quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vậy, việc kết hôn của những người này thế nào? Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên nhưng do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhung chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự và bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng về quyền kết hôn của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Chúng tôi cho rằng, từ các quy định liên quan của Bộ luật Dân sự, cần hiểu theo hướng những người ngày không có quyền kết hôn. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, khi Tòa án tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án cần phải chỉ định người giám hộ cho người này và xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Một người không có đầy đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và cần được giám hộ như vậy thì khả năng thể hiện ý chí đúng đắn trong các quan hệ dân sự, trong đó có việc kết hôn. Neu người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi muốn kết hôn thì họ không đáp ứng được điều kiện về sự tự nguyện. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tình trạng của họ khác với tình trạng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và bị Tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không cần phải có người giám hộ, họ vẫn có thể tự mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự (chỉ cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật). Do đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn thể hiện được sự tự nguyện khi kết hôn.

Bên cạnh đó, trong xã hội có những người bị hạn chế về thể chất (mù, câm, điếc, cụt tay...) nhưng vẫn có khả năng nhận thức, thể hiện được đúng ý chí của mình trong việc kết hồn nên họ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về sự tự nguyện khi kết hôn. Tuy nhiên, trong một số trường họp, người kết hôn gặp khó khăn trong việc thể hiện ý chí, chẳng hạn một người vừa bị câm, điếc vừa bị cụt tay nên không thể nghe, nói, không thể viết, kí. Trong những trường hợp này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác (không phải là người kết hôn) để phản ánh đúng ý chí của họ tại cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn, chẳng hạn người phiên dịch cho người câm, điếc.

b. Điều kiện không thuộc các trường hợp luật cấm kết hôn

Để bảo vệ lợi ích của những người liên quan, gia đình và xã hội, bên cạnh các điều kiện về năng lực của người kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn cấm kết hôn trong một số trường hợp nhất định. Điểm d khoản 1 Điều 8 quy định: “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, h, c và d khoản 2 Điều 5

1. Cấm kết hôn giả tạo (điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để nhằm mục đích khác, không phải là để xây dựng gia đinh. Chẳng hạn, giả tạo việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài hoặc để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Cũng như ở các quốc gia khác, để tạo thuận lợi cho vợ chồng thực hiện quan hệ hồn nhân và gia đình, pháp luật Việt Nam cho phép một bên vợ, chồng hưởng một số lợi ích theo quy chế của người chồng, vợ của họ, như được định cư, nhập quốc tịch, nhập hộ khẩu...

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam đó là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tính tự nguyện, tiến bộ của hôn nhân thể hiện ở việc nam, nữ kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu và nhằm mục đích xây dựng gia đình. Việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ nhằm trục lợi từ hôn nhân là trái với bản chất của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, đi nguợc lại chính sách của Nhà nước, gây mất công bằng xã hội. Do đó, việc kết hôn giả tạo cần bị cấm và nếu cá nhân vi phạm thì phải bị xử lí.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và Luật hộ tịch, nếu có căn cứ xác định việc kết hôn là giả tạo thì cơ quan đăng kí kết hôn phải từ chối đăng kí kết hôn; nếu việc kết hôn đã xảy ra thì đây là việc kết hôn trái pháp luật và cần xem xét hủy việc kết hôn đó. Theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì người thực hiện việc kết hôn giả tạo có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.

2. Cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam đó là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Nguyên tắc cơ bản này được thiết lập ở Việt Nam từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, thể hiện tư tưởng tiến bộ về hôn nhân, phù họp với xu thế phát triển của xã hội loài người. Hôn nhân một vợ một chồng phù hợp với bản chất của tình yêu nam nữ, “vì do bản chất của nó, tỉnh yêu nam nữ ỉà không thế chia sẻ được... cho nên hồn nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam nữ, do ngay bản chất của nó, ỉà hôn nhân một vợ một chồng”. Một vợ một chồng cũng là cơ sở để bảo đảm cho gia đình được bền vững, hạnh phúc, vợ, chồng thực sự thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hồn nhân và gia đình cấm người đang có vợ, cố chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; cấm người chưa có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Người đang có vợ, có chồng là người đang có quan hệ hôn nhân với người khác. Cụ thể, đó là trường hợp một người đã kết hôn và hôn nhân của họ chưa chấm dứt (không có một trong các sự kiện chấm dứt hồn nhân, như: một bên chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc có quyết định công nhận thuận tình li hôn, bản án cho li hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật); đó cũng có thể là trường họp một người đã chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987, không đăng kí kết hôn mà quan hệ vợ chồng của họ chưa chấm dứt.

Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có một ngoại lệ. Đó là trường hợp cán bộ, bộ đội miền nam tập kết ra miền bắc (năm 1954), đã có vợ, có chồng ở miền nam lại lấy vợ, lấy chồng khác (ở miền bắc). Theo Thông tư số 60-TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong nam, tập kết ra bắc, lấy vợ, lấy chồng khác thì việc lấy vợ, lấy chồng sau cũng được Nhà nước thừa nhận, vì đây là trường họp đặc biệt, “là hậu quả của chiến tranh, một vẩn đề xã hội phức tạp, vấn đề tình cảm, hạnh phúc gia đình, nhất là của các người vợ và con cái”. Để kiểm soát việc kết hôn phù hợp với nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, pháp luật về hộ tịch quy định khi yêu cầu đăng kí kết hôn, các bên phải xuất trình Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để chứng minh là không có vợ, có chồng 

3. Cấm kết hôn giữa những người có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (điểm d khoản 2 Điều 5)

Theo các kết quả khoa học, con sinh ra mà cha và mẹ là những người có quan hệ gần về huyết thống thì thường bị bệnh tật, dị dạng (câm, điếc, mù màu, bạch tạng...), thậm chí có trường họp tử vong. Chính vì vậy, để bảo đảm cho con được sinh ra, phát triển khỏe mạnh, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều cấm kết hôn đối với những người có quan hệ gần về huyết thống. Mặt khác, việc kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng hay quan hệ thích thuộc là trái với đạo lí nên cần thiết bị cấm.

Vì những lí do như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm kết hôn trong những trường họp sau đây:

- Những người cùng dòng máu về trực hệ. Cùng dòng máu trực hệ gồm những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Đó là: Cụ, ồng “ bà, bố - mẹ, con, cháu, chắt... Đối với những người cùng dòng máu về trực hệ thì việc cấm kết hôn không giới hạn đến bao nhiêu đời.

- Những người có họ trong phạm vi ba đời. Có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra, gồm: cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị em (cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Cũng cần phải kể đến trong phạm vi ba đời còn có quan hệ giữa chú, bác, cô, cậu, dì... ruột với cháu ruột.

- Cha mẹ nuôi với con nuôi

- Những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Quy định này là sự kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhằm bảo vệ thích đáng phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quy định này cũng có ý nghĩa ngăn chặn việc lợi dụng quan hệ thích thuộc để cưỡng ép kết hôn.

Tuy nhiên, dù mở rộng phạm vi những người bị cấm kết hôn như vậy nhưng Luật Hôn nhân và gia đình lại không có quy định cấm kết hôn giữa con nuôi với con đẻ của cha, mẹ nuôi. Neu chỉ nhìn vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, người ta có thể cho rằng những người này có quyền kết hôn với nhau, vì Luật không cấm. Nhưng Luật Nuôi con nuồi lại có quy định dẫn đến có tranh luận về vấn đề này. Thực tế, khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi... giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng cỏ các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan ”. Quy định này dẫn đến cách hiểu rằng, người con nuôi có quyền, nghĩa vụ với cha, mẹ của người nuôi (trong quan hệ giữa ông, bà và cháu); với các con của người nuôi (trong quan hệ giữa các anh, chị, em). Vậy, người con nuôi và những thành viên của gia đình cha mẹ nuôi có bị cấm kết hôn không? Có thể nghiêng theo cách hiểu rằng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, là văn bản được ban hành sau Luật Nuôi con nuôi năm 2010, không quy định cấm kết hôn trong những trường hợp này nên họ không bị cấm kết hôn. Tuy nhiên, điều này đặt ra một yêu cầu cần có một sự giải thích từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật.

2. Đăng ký kết hôn

a. Ỷ nghĩa của việc đãng ký kết hôn

Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng kí kết hôn”.

Như đã phân tích trong mục I, kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng thông qua thủ tục đăng kí kết hôn, nếu chưa đăng kí thì bị coi là chưa kết hôn. Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thể hiện rõ ràng ý nghĩa của việc đăng kí kết hôn: Đây là thủ tục bắt buộc để việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có giá trị pháp lí. Những nghi thức khác, như: tổ chức hôn lễ tại gia đình, tại nhà thờ... không có giá trị pháp lí. Kết hôn là cơ sở phát sinh hôn nhân. Thời kì hôn nhân được tính từ khi đăng kí kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt theo quy định của pháp luật, trong thời kì hôn nhân, giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản của vợ, chồng và được Nhà nước bảo vệ.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, mặc dù có ý nghĩa quan ừọng như vậy nhung quy định về đăng kí kết hôn chỉ là yêu cầu về hình thức (thủ tục) của việc kết hôn mà không phải là quy định về điều kiện kết hôn. Do đó, việc nam và nữ chỉ tổ chức hôn lễ tại gia đình, tại nhà thờ... mà không đăng kí kết hôn thì không bị coi là trái pháp luật. Họ chỉ phải chịu hậu quả là Nhà nước không công nhận quan hệ của họ là vợ chồng; khi có tranh chấp về tài sản, nghĩa vụ và họp đồng thi Tòa án giải quyết theo các quy định áp dụng đối với nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn.

b. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng kí kết hôn

Thẩm quyền đăng kí kết hôn, theo quy định của Luật hộ tịch, việc đăng kí kết hôn thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ; đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau cư trú ở nước ngoài thì thẩm quyền đăng kí thuộc Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam tại nước đó; đối với trường hợp kết hôn có yếư tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng kí kết hôn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam. Đây là một cải cách lớn của Nhà nước ta trong việc phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực đăng kí hộ tịch nhằm tạo thuận lợi cho người dân. về nguyên tắc, việc đăng kí kết hồn không đúng thẩm quyền không làm phát sinh giá trị pháp lí. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho nam, nữ đăng kí kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, trong trường hợp họ thực hiện việc đăng kí kết hôn lại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân của họ được tính từ ngày đăng kí trước (lần đăng kí kết hôn sai thẩm quyền).

Về thủ tục, so với quy định trước đây, Luật Hộ tịch có nhiều cải cách theo hướng giảm bớt thủ tục, giấy tờ khi đăng kí kết hôn. Do tính chất của việc kết hôn gắn với nhân thân của nam, nữ và để có cơ sở xác định yếu tố tự nguyện của họ khi kết hôn, Luật quy định hai bên nam, nữ phải trực tiếp thực hiện việc đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Hai bên nam, nữ phải xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân (Hộ chiếu, chứng minh nhân dân...), bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tờ khai đăng kí kết hôn theo mẫu quy định. Đặc biệt về thời hạn, Luật hộ tịch quy định việc đăng kí kết hôn thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã là một trong nhũng loại việc không quy định thời hạn giải quyết, tức là việc kết hôn cần phải được giải quyết ngay trong ngày; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo; trường họp cần xác minh điều kiện kết hôn thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Nếu thấy các bên đủ điều kiện kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ kí tên vào sổ hộ tịch; hai bên nam, nữ cùng kí vào Giấy chứng nhận kết hôn; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Đây là ngày hai bên nam, nữ được Nhà nước thừa nhận là vợ chồng của nhau.

c. Ngoại lệ của quy định về đăng ký kết hôn

Về nguyên tắc, để được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quan hệ vợ chồng, nam và nữ phải đăng kí kết hôn. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế trước đây, do những khó khăn về kinh tế - xã hội, hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế, không ý thức được đầy đủ về ý nghĩa cửa việc đăng kí kết hôn nên nhiều trường hợp nam, nữ chỉ tổ chức hôn lễ tại gia đình, nhà thờ... mà không đãng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn giải quyết vấn đề “Hôn nhân thực tế”. Tại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xử lí về mặt dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do luật định, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cho các Tòa án như sau: “Chỉ nên coi là hôn nhân thực tế những cuộc hôn nhân không đăng kí, thỏa mãn đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, trong đó hai bên có ý định thực sự lấy nhau, và từ khỉ kết hôn, đã thực tế coi nhau như vợ chồng, chung sống công khai và gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng, xã hội xung quanh coi như vợ chồng”. Hôn nhân thực tế được giải quyết giống như những trường họp có đăng kí kết hôn, tức là giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Việc thừa nhận hôn nhân thực tế có thể nói là đã đáp ứng được tình hình xã hội trong một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục giải quyết hồn nhân thực tế như những trường họp có đăng kí kết hôn sẽ dẫn đến hậu quả là quy định pháp luật về đăng kí kết hôn không được tôn trọng, không bảo đảm nguyên tắc pháp chế. Chính vì vậy, khi ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trong Nghị quyết thi hành Luật, Quốc hội đã đưa ra quy định giải quyết vấn đề không đăng kí kết hôn theo hướng ấn định một thời hạn. Cụ thể, tại mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (Nghị quyết số 35/2000/QH10) quy định theo các trường hợp như sau:

- Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng kí kết hôn thì được khuyến khích đăng kí kết hôn; trong trường họp có yêu cầu li hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về li hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

- Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng kí kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng kí kết hôn, nhưng có yêu cầu li hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về li hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. 

Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng kí kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ hai trường hợp kể trên, việc nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu li hôn thì Tòa án thụ lí và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Như vậy, Nghị quyết số 35/2000/QH10 không sử dụng thuật ngữ “Hôn nhân thực tế” như trước đây nữa. Đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 thì thời hạn đăng kí kết hôn để hai bên được hưởng quy chế của vợ chồng kể từ ngày chung sống đã hết. Chỉ còn lại việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng kí kết hôn. Đối với trường họp này, Nhà nước vẫn thừa nhận quan hệ của họ là vợ chồng mặc dù sau này họ vẫn không đăng kí kết hồn. Trong trường họp này, quan hệ vợ chồng được tính từ ngày hai bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng (từ ngày tổ chức lễ cưới, từ ngày bắt đầu chung sống với nhau được gia đình thừa nhận...)

 

0 bình luận, đánh giá về Những điều kiện để kết hôn và đăng ký kết hôn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.21515 sec| 1113.906 kb