Dấu ấn của Nhà nước pháp quyền

21/05/2024
Minh Giáo
Minh Giáo
Dưới góc độ khoa học pháp lý chuyên ngành, nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Hình thức này phải phản ánh đúng cái nội dung mà nó cần phải biểu hiện. Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù triết học, dùng để phản ánh sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Để hiểu được nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước, bài viết này sẽ chỉ ra những dấu ấn của nhà nước pháp quyền so với nhà nước khác

1- Nhà nước pháp quyền có cách thức tổ chức và hoạt động đối nghịch với các nhà nước độc tài, chuyên chế

Những nhà nước của chế độ chính trị phong kiến, chế đội chính trị chiếm hữu nô lệ, chế độ thuộc địa không phải là nhà nước pháp quyền. Những chế độ chính trị (chế độ nhà nước) nêu trên đều gắn liền với sự bóc lột đa số nhân dân, cai trị nhân dân bằng các biện pháp độc tài, bằng vũ khí, bằng các loại nhà tù, nhà giam... Nhân dân không được quyền và không có quyền tham gia vào các công việc của Nhà nước, nhưng  chỉ gánh chịu trách nhiệm nặng nề mà giai cấp thống trị ban hành.

Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước hợp pháp, một nhà nước dân chủ, một nhà nước của hòa bình, mà ở đó quyền lực thuộc về Nhân dân.

Xem thêmDịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Hình thức nhà nước pháp quyền đối nghịch với nhà nước nhân trị

Theo quan điểm nhân trị chủ nghĩa, pháp luật trong xã hội đáng lý ra không cần có, hoặc nếu có cần thì cũng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ. Tất cả mọi vấn đè trong xã hội đều phải giải quyết theo cách "tu thân tích đức để giải hóa con người". Quan niệm này đề cao giá trị của luân lý, đạo đức trong địa hạt pháp luật của phương Đông. Động lực chính yếu để duy trì trật tự xã hội không phải bằng pháp luật như ở phương Tây, mà là sự rèn luyện nhân phẩm. Nền tảng của chủ nghĩa này là triết học của Khổng Tử.

Tất cả quan niệm của Khổng Tử về nhà nước bao gồm: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Theo nhân trị, pháp luật bao hàm trong lĩnh vực hình sự, mà không có trong lĩnh vực khác. Một nhà nước pháp quyền là một nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật. Trước hết phải là Hiến pháp, đạo luật tối cao buộc các chủ thể trong xã hội phải được đặt trong tình trạng phải bị kiểm soát. Mục đích của sự kiểm soát quyền lực nhà nước là bảo vệ con người, tránh mọi sự lạm dụng quyền lực nhà nước mà vi phạm quyền lợi của người khác.

Xem thêmDịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3-  Hình thức nhà nước pháp quyền đối nghịch với hình thức nhà nước pháp trị

Nội dung của nguyên tắc này do các tác giả Trung Quốc cổ đại, phái Pháp gia (Hàn Phi Tử) đề xướng là chống lại tư tưởng nhân trị Nho giáo. Bổn phận của nhà Vua không phải là chú trọng đến đạo tu thân, mà cốt lõi ở chỗ ấn định các luật pháp cho minh bạch mặc dù có thể rất hà khắc. Tuy có sự tương đồng với quan điểm nhân trị đó là cùng thể hiện việc ban hành pháp luật để trừng trị nhưng pháp trị được dùng thường xuyên hơn, thay chỗ cho phép trị nước bằng nhân trị.

[a] Quan niệm xã hội phương Đông

Trung Quốc, quốc gia được nhiều người cho rằng là một xã hội nhân trị khác hẳn với xã hôi pháp trị (nhà nước pháp quyền), bởi nếu có nhà nước pháp trị thì cũng rất hiềm hoi hoặc chỉ thoáng qua. Lâm Ngữ Đường, học giả Trung Quốc cho rằng có hai loại chính phủ: Chính phủ hiền năng và chính phủ pháp trị. Chính phủ hiền năng là của phương Đông, mà Trung Quốc là đại diện tiêu biểu nhất, không có hiến pháp. Còn chính phủ pháp trị phương tây có hiến pháp là bản văn kiểm soát tính ác của những người cầm quyền.

[b] Quan niệm xã hội phương Tây

Theo quan niệm các nhà triết học phương Tây, ngoài việc tôn trọng pháp luật, họ còn gắn với yêu cầu pháp luật phải chứa đựng nội dung công bằng, đại diện cho công lý và số đông. Plato cho rằng: "Khi chúng ta thừa nhận những nơi mà luật được định ra vì lợi ích của một số người thì ở đó không có chế độ nhà nước. Chỉ có thể gọi là nhà nước khi có sự công bằng". Tiếp thu người thầy của mình, Aristole cho rằng: nơi nào không có sức mạnh của luật thì nơi đó không có hình thức nhà nước. Theo ông, công bằng gắn liền với quan niệm của nhà nước vì pháp luật hiện lên như tiêu chuẩn của sự công bằng, quy phạm điều chỉnh giao tiếp của chính trị.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

4- Hình thức nhà nước pháp quyền đối nghịch với nhà nước cơ chế thời chiến, tập trung, bao cấp.

Thời kỳ chiến tranh, phong kiến, khi phải bảo đảm nguyên tắc bí mật bất ngờ, nhiều hoạt động không được công khai, không được bàn bạc thảo luận. Các thiết chế dân chủ không hoạt động và rất khác với các thiết chế của nhà nước pháp quyền. Nếu như ở thời chiến, quân sự phải đứng trên dân sự, thì ngược lại, nhà nước pháp quyền bao giờ quân sự cũng phải chịu sự lãnh đạo của dân sự.

Bên cạnh  nhà nước thời chiến, một nhà nước khác đó là nhà nước thời kỳ tập trung, bao cấp cũng không phải nhà nước pháp quyền. Do ở nhà nước này, các chủ thể không tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình khi luôn chờ đợi, chịu sự chỉ đạo của cấp trên

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Dấu ấn của Nhà nước pháp quyền được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Dấu ấn của Nhà nước pháp quyền có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Dấu ấn của Nhà nước pháp quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19208 sec| 951.977 kb