Khái niệm và đặc điểm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình

15/02/2023
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Cấp dưỡng là nghĩa vụ phát sinh giữa những người không sống chung với nhau nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc sống cho người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bị giảm sút khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để bảo đảm cuộc sống của mình, cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

1- Khái niệm về quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em, với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột. Đồng thời, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Có thể nhận thấy, những người có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau cũng chính là những người có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. Xét dưới góc độ luật học thì nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng có mối quan hệ nội tại với nhau. Xuất phát từ tính tự nhiên và từ truyền thống gia đình Việt Nam nên thông thường khi cha, mẹ và con, anh, chị, em; ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu; vợ và chồng cùng sống chung với nhau (ăn chung, ở chung) thì họ nuôi dưỡng nhau thông qua việc cùng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, chia sẻ với nhau.

Nhu cầu của họ được đảm bảo bằng một quỹ tiêu dùng chung (tài sản chung của hộ gia đình). Chỉ khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không sống chung với người được nuôi dưỡng thì họ mới phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người đuợc nuôi dưỡng. Chính sự đóng góp đó đã làm thay đổi tính chất cũng nhu phương thức của việc nuôi dưỡng. Vì vậy, đã xuất hiện một nghĩa vụ mới, đó là nghĩa vụ cấp dưỡng. Có thể nhận định rằng nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ phái sinh từ nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình quy định người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi có yêu cầu. Có thể nói, việc Tòa án buộc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là biện pháp chế tài. Được coi là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có một trong các hành vi như: Không chi tiêu một khoản tiền nào để thể hiện việc nuôi dưỡng đối với người được nuôi dưỡng; có hành vi che giấu tài sản của mình nhằm mục đích không nuôi dưỡng người được nuôi dưỡng; không đóng góp thu nhập hoặc tài sản của mình để phục vụ nhu cầu chung của gia đình, trong đó có nhu cầu của người được nuôi dưỡng; có khả năng lao động nhưng không nỗ lực tạo ra tài sản để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên gia đình đều có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em re, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, bác mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người đuợc nuôi dưỡng. Chính sự đóng góp đó đã làm thay đổi tính chất cũng nhu phương thức của việc nuôi dưỡng. Vì vậy, đã xuất hiện một nghĩa vụ mới, đó là nghĩa vụ cấp dưỡng. Có thể nhận định rằng nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ phái sinh từ nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình quy định người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi có yêu cầu. Có thể nói, việc Tòa án buộc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là biện pháp chế tài. Được coi là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có một trong các hành vi như: Không chi tiêu một khoản tiền nào để thể hiện việc nuôi dưỡng đối với người được nuôi dưỡng; có hành vi che giấu tài sản của mình nhằm mục đích không nuôi dưỡng người được nuôi dưỡng; không đóng góp thu nhập hoặc tài sản của mình để phục vụ nhu cầu chung của gia đình, trong đó có nhu cầu của người được nuôi dưỡng; có khả năng lao động nhưng không nỗ lực tạo ra tài sản để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên gia đình đều có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em re, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu; giữa vợ và chồng. Như vậy, pháp luật quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình nhưng được giới hạn trong một phạm vi nhất định.

Nghĩa vụ cấp dưỡng vừa là một nghĩa vụ phát sinh do người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không sống chung với người được nuôi dưỡng, vừa là biện pháp chế tài đối với người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng đã trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình, cấp dưỡng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thể hiện nét riêng biệt của quan hệ tài sản trong Luật Hôn nhân và gia đình.

Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm cấp dưỡng như sau:

Cấp dưỡng là nghĩa vụ phát sinh giữa những người không sống chung với nhau nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc song cho người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bị giảm sút khả năng lao động, không cỏ thu nhập và không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để bảo đảm cuộc sống của mình, cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đặc điểm về quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình    

Nghĩa vụ cấp dưỡng có những đặc điểm sau:

- Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ về tài sản mang tính chất đặc biệt và không thể được thay thế bằng nghĩa vụ khác:

Cấp dưỡng là việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bị giảm sút khả năng lao động, không có thu nhập và không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để bảo đảm cuộc sống của mình. Do vậy, khi có người cần được cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nhằm đảm bảo cuộc sống của họ. Nếu nghĩa vụ cấp dưỡng được thay thế bằng nghĩa vụ khác thì có nghĩa là người được cấp dưỡng không được nhận tài sản, như vậy thì cuộc sống của họ vẫn bị đe dọa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm. Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao cho người khác:

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ về tài sản. Trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, các quyền và nghĩa vụ về tài sản luôn gắn liền với nhân thân của mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác. Do vậy, khi nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa các chủ thể thì chỉ các chủ thể đó mới có quyền và nghĩa vụ thực hiện. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ chấm dứt. Khi đó, để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng thì những người khác phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Ví dụ: Cha, mẹ phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên nhưng khi cha, mẹ chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ đối với con chấm dứt (nghĩa vụ đó không được chuyển cho những người thừa kế). Người con chưa thành niên vẫn cần được cấp dưỡng nên cần xác định những người khác có quan hệ gia đình với họ phải cấp dưỡng như anh, chị đã thành niên.

Đồng thời, người được cấp dưỡng cũng không được nhường quyền của mình cho người khác. Trong trường hợp họ vẫn trong tình trạng chưa thành niên, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì việc nhường quyền được cấp dưỡng sẽ đe dọa tính mạng của họ. Trong trường hợp họ đã thành niên, có khả năng lao động hoặc có tài sản để nuôi mình thì họ không cần được cấp dưỡng nữa. Khi đó, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng thời và tuyệt đối.

Tính chất có đi, có lại thể hiện ở chỗ các chủ thể đều có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nếu một bên rơi vào tình trạng cần được cấp dưỡng. Chẳng hạn, cha, mẹ phải cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, đồng thời con cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ khi cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nghĩa vụ cấp dưỡng không mang tính chất đồng thời có nghĩa là trong cùng một thời điểm thì chỉ có thể một bên cấp dưỡng 1 cho bên kia, không thể ngược lại là bên kia lại cấp dưỡng cho bên này. Bởi vì nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi một bên cần được cấp dưỡng và bên kia có khả năng.

Chẳng hạn, nếu cha mẹ ly hôn mà người cha có khả năng kinh tế thì phải cấp dưỡng cho con đã thành niên không có khả năng lao động. Người con trong trường hợp này không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha vì người cha không cần được cấp dưỡng và người con cũng không có khả năng để cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng không mang tính tuyệt đối bởi nghĩa vụ này không phải luôn xảy ra với các chủ thể mà nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi có những điều kiện nhất định. Không phải khi nào cha, mẹ cũng phải cấp dưỡng cho con và con cũng phải cấp dưỡng cho cha, mẹ. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm và đặc điểm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm và đặc điểm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm và đặc điểm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.83890 sec| 979.773 kb