Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định là chế độ cộng đồng tạo sản, giữa vợ chồng vừa có tài sản chung, vừa có tài sản riêng.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng: chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (từ Điều 47 đến Điều 50 và Điều 59) và chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64)
Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật một số nước trên thế giới

Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật một số nước trên thế giới

Thực tiễn ban hành và áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước trên thế giới cho thấy, nhà làm luật luôn mong muốn bằng pháp luật duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình như một thiết chế xã hội vững chắc, bền vững, làm nền tảng cho một xã hội ổn định, phát triển. Vì mục đích đó, các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày càng được điều chỉnh với các chế định pháp luật chặt chẽ. Trong đó, chế độ tài sản của vợ chồng luôn đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc đối với gia đình và xã hội.
Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

Với tư cách là thành viên gia đình, các thành viên của gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
Chế độ tài sản của vợ chồng của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Chế độ tài sản của vợ chồng của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

​​​​​​​Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (02/9/1945). Tính tất yếu khách quan đòi hỏi cần phải có một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo thời gian, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng cũng như thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình (trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng) theo hệ thống pháp luật của Nhà nước ta cũng dần được hoàn thiện.
Chế độ tài sản của vợ chồng ở miền Nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước (giai đoạn 1954 đến 1975)

Chế độ tài sản của vợ chồng ở miền Nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước (giai đoạn 1954 đến 1975)

Chế độ tài sản của vợ chồng theo các văn bản pháp luật ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng (giai đoạn 1954 - 1975) đã được nhà làm luật dự liệu tương đối cụ thể: Vợ chồng có quyền tự do lập hôn ước, thoả thuận về vấn đề tài sản của vợ chồng nhằm duy trì trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nếu không lập hôn ước, chế độ tài sản cộng đồng pháp định sẽ được áp dụng cho hai vợ chồng. Những văn bản pháp luật trên đây đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản (Luật Gia đình năm 1959) hoặc chế độ cộng đồng động sản và tạo sản (Sắc luật số 15/64 và Bộ luật Dân sự năm 1972) với những thành phần tài sản, phạm vi quản lý, định đoạt tài sản và việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, có những nội dung khác nhau. Đặc biệt, cả ba văn bản luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình, vì vậy, quan hệ bất bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn tồn tại trong pháp luật và thực tế đời sống xã hội.
Quyền và nghĩa vụ về tài sản, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ về tài sản, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định là quyền quan trọng, thể hiện nét đặc trưng của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Con cũng có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật, trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau nuôi dưỡng cha mẹ.
Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc

Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc

Chế độ tài sản của vợ chồng dưới thời Pháp thuộc đã được dự liệu khá cụ thể (trừ Tập Dân luật Giản yếu Nam kỳ đã không quy định về chế độ tài sản của vợ chồng). Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đã ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (hôn ước) - phỏng theo Bộ luật Dân sự Pháp (1804), mặc dù còn có những quy định đon giản về loại chế độ tài sản này. Đối với loại chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (chế độ pháp định), nhà làm luật đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản, thường chỉ có tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng được áp dụng cho loại chế độ tài sản theo luật định.
Chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam

Chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam

Chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong cổ luật và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng với thành phần bao gồm các tài sản là động sản (Quốc Triều hình luật gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nó có ý nghĩa thiêng liêng và thế hiện trật tự giữa các thành viên trong gia đình.
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.13493 sec| 825.641 kb