Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật một số nước trên thế giới

17/02/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Thực tiễn ban hành và áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước trên thế giới cho thấy, nhà làm luật luôn mong muốn bằng pháp luật duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình như một thiết chế xã hội vững chắc, bền vững, làm nền tảng cho một xã hội ổn định, phát triển. Vì mục đích đó, các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày càng được điều chỉnh với các chế định pháp luật chặt chẽ. Trong đó, chế độ tài sản của vợ chồng luôn đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc đối với gia đình và xã hội.

Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật một số nước trên thế giới

Thực tiễn ban hành và áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước trên thế giới cho thấy, nhà làm luật luôn mong muốn bằng pháp luật duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình như một thiết chế xã hội vững chắc, bền vững, làm nền tảng cho một xã hội ổn định, phát triển. Vì mục đích đó, các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày càng được điều chỉnh với các chế định pháp luật chặt chẽ. Trong đó, chế độ tài sản của vợ chồng luôn đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc đối với gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, hầu hết các luật gia trên thế giới đều thừa nhận, chế độ tài sản của vợ chồng luôn là một chế định chứa đựng tính phức tạp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cho đến nay, pháp luật hôn nhân và gia đình của hầu hết các nước chưa đưa ra một khái niệm pháp lý chính thức về chế độ tài sản của vợ chồng. Sở dĩ có hiện tượng này, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ một trong các nguyên nhân chính là những vướng mắc khi giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của vợ, chồng với lợi ích và nhu cầu của gia đình (bao gồm lợi ích và nhu cầu của các con và các thành viên khác trong gia đình), cũng như với lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Một số nhà nghiên cứu nhận xét, hầu như chưa có pháp luật một nước nào đã thành công trong việc giải quyết “triệt để” mâu thuẫn này.

Qua việc nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước, có thể thấy, con đường chung được nhà làm luật các nước lựa chọn là xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng, quyền và nghĩa vụ của họ đối với những tài sản đó dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người dân... Kết quả là, không có “khuôn mẫu chung”, giữa các nước khác nhau thì chế độ tài sản của vợ chồng được quy định là khác nhau. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của xu thế hội nhập về kinh tế, sự hợp tác trong quan hệ chính trị, văn hóa, xã hội cũng như ảnh hưởng của truyền thống và tư tưởng pháp lý, về cơ bản giữa các nước có các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tương đồng thì có những quan điểm chung về chế độ tài sản của vợ chồng.

Ở các nước phương Tây, một trong những đặc thù của pháp luật hôn nhân và gia đình của họ là sự đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thoả thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt trong quan hệ giữa vợ và chồng. Nhà làm luật ở các nước này quan niệm: hôn nhân thực chất là một loại “hợp đồng dân sự”, hôn nhân chỉ khác với các loại hợp đồng dân sự thông thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập (việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước hoặc nhà thờ có thẩm quyền theo một nghi thức đặc biệt được quy định trong pháp luật) và trong việc chấm dứt (theo quy định của pháp luật, hôn nhân chỉ chấm dứt khi có sự kiện vợ, chồng chết hay có tuyên bố của Tòa án một bên vợ, chồng đã chết hoặc khi có bản án, quyết định của Tòa án về ly hôn có hiệu lực pháp luật, tất cả các trường hợp chấm dứt hôn nhân này phải tiến hành theo những thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng tại Tòa án được pháp luật quy định).

Với quan niệm trên, nhà làm luật phưong Tây đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ, chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành một nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định về chế độ tài sản của vợ chồng và “dứt khoát” chế độ tài sản của vợ chồng trước hết phải do chính bản thân vợ chồng lựa chọn, thoả thuận; pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho họ khi và chỉ khi vợ chồng không có hoặc không thoả thuận được một chế độ tài sản cho mình, ở một số nước phưong Đông như Nhật Bản, Thái Lan cũng có quan điểm tương tự.

Điều 756 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định:

“Nếu vợ hoặc chổng trước khi đăng kí kết hôn không kỉ mật hợp đồng nào nhằm quy định khác đì tài sản của mình, thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi các quy định của tiểu mục II (tiểu mục quy định chế độ tàỉ sản phảp định) ”,

Hôn ước (hôn khế) theo pháp luật của các nước phương Tây là sự thoả thuận bằng văn bản (hợp đồng) do vợ chồng lập trước khi kết hôn để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nội dung của hôn ước thường xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản đó cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa họ với người thứ ba. Vợ chồng có thể thoả thuận trên cơ sở lựa chọn theo một chế độ tài sản được quy định trong pháp luật hoặc họ có thể chọn một chế độ tài sản riêng biệt, hoàn toàn độc lập với chế độ tài sản theo quy định của pháp luật.

Tính chất cộng đồng, ổn định và lâu dài của hôn nhân cũng đòi hỏi sự ổn định cao của các điều khoản trong hôn ước. Hôn ước là căn cứ pháp lý để điều chỉnh nghĩa vụ và quyền của vợ chồng về tài sản trong suốt thời kỳ hôn nhân của họ. Do đó, về nguyên tắc, kể từ ngày thiết lập quan hệ hôn nhân, việc thực hiện hôn ước là “bất di bất dịch”, các điều khoản trong hôn ước không thể bị sửa đổi, Điều 1395 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 quy định: “Hôn ước không thể thay đổi sau khi đã kết hôn".

Tuy nhiên, nguyên tắc hôn ước không thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân có thế gây ra những ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của gia đình, của bản thân vợ, chồng hay của người thứ ba có quan hệ giao dịch với vợ chồng khi vợ chồng đã chọn lầm một chế độ tài sản hoàn toàn không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, điều kiện nghề nghiệp, thu nhập; hoặc, chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn có thể chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu, còn sau đó các quy định trong chế độ tài sản đã lựa chọn lại cản trở việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ, cũng như lợi ích của gia đình. Để khắc phục hạn chế trên, hiện nay, pháp luật một số nước đã thừa nhận, các thoả thuận trong hôn ước có thể được thay đổi trong thời kỳ hôn nhân với những điều kiện pháp lý chặt chẽ.

Điều 1397 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965, Luật số 89-18 ngày 13/01/1989) quy định:

“Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thoả thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể, vì lợi ích của gia đình, xỉn sửa đẩỉ hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một chứng thư cổ chứng thực của công chứng viên và được Tòa án nơỉ cư trú phê chuẩn

Việc pháp luật hôn nhân và gia đình các nước tư bản chủ nghĩa quy định chế độ tài sản theo hôn ước có những ưu điểm nhất định. Tự do lập hôn ước là bước cụ thể hóa nguyên tắc cá nhân công dân có quyền tự quyết định các vấn đề của bản thân, trong đó có hôn nhân và quyền sở hữu tài sản trong hôn nhân. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sở hữu cá nhân và tự do kinh doanh đang dẫn đến ý thức độc lập và tự chủ ngày càng cao của cá nhân về lợi ích tài sản. Tự do hôn ước cho phép vợ chồng tự quyết định quyền sở hữu trong gia đình, tạo ra khả năng đôi bên có thể tự giác thực hiện các nghĩa vụ và quyền đã được thoả thuận. Do đó, nếu có tranh chấp về tài sản của vợ chồng, hôn ước giúp cho các cơ quan tư pháp thực hiện tốt công tác xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của chế độ tài sản ước định là: chế độ tài sản này quá chú trọng đến lợi ích cá nhân của vợ, chồng, lợi ích của gia đình bị xem nhẹ, hoặc lợi ích của gia đình được xem xét theo ý thức chủ quan “thuần tuý” của vợ chồng, dẫn đến mâu thuẫn bản chất của hôn nhân là tính chất cộng đồng và bản chất của gia đình là “bổn phận và trách nhiệm”.

Bên cạnh chế độ tài sản ước định, pháp luật hôn nhân và gia đình của hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa đều quy định chế độ tài sản theo quy định của pháp luật - chế độ tài sản pháp định. Trong đó, pháp luật quy định cụ thể về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó, cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng với người thứ ba. Việc thừa nhận chế độ tài sản pháp định trong pháp luật của các nước tư bản chủ nghĩa mang tính chất thay thế trong trường hợp vợ chồng không có thoả thuận bằng hôn ước, hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ (phổ biến trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở các nước như Pháp, Nhật Bản, Canada, úc, Thái Lan...).

Điều 1400 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định:

“Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tưyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản”

Chế độ tài sản pháp định trong pháp luật hôn nhân và gia đình của các nước tư bản chủ nghĩa, được quy định ở nhiều hình thức khác nhau, nhung hình thức phổ biến nhất là chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng (chế độ tài sản cộng đồng). Bản thân chế độ tài sản cộng đồng cũng có nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố vận động khách quan của các điều kiện kinh tế “ xã hội. Song, có một điểm đặc thù là trong chế độ tài sản cộng đồng luôn tồn tại khối tài sản chung và các nghĩa vụ tài sản được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với loại tài sản này.

Nếu áp dụng chế độ cộng đồng toàn sản, chế độ cộng đồng động sản và tạo sản vào trong điều kiện phát triển kinh tế ở mức công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao hiện nay, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng dựa trên sự phân tách động sản và bất động sản đã mất đi sự công bằng trong gia đình và đã không đảm bảo được mục đích đề ra ban đầu của nhà làm luật, vì lúc này tài sản chính yếu không phải là bất động sản mà thường là những tài sản thuộc về động sản, quyền tài sản hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (cổ phiếu, chúng khoán...). Do đó, nhiều nước trước đây thừa nhận chế độ cộng đồng động sản và tạo sản nay đã tìm một chế độ tài sản cộng đồng khác thay thế để phù hợp với thực tiễn hơn, đó là chế độ cộng đồng tạo sản.

Chế độ cộng đồng tạo sản có đặc điểm là tài sản chung của vợ chồng chỉ được xác định đối với những tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản khác không phân biệt động sản hay bất động sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn, hay được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng. Đây là giải pháp được quy định phổ biến trong pháp luật về hôn nhân và gia đình của nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Ví dụ, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp (từ Điều 1401 đến Điều 1408), Bộ luật Dân sự Nhật Bản (Điều 62),

Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (Điều 1471 và Điều 1474)... đều ghi nhận chế độ tài sản cộng đồng này.

Theo các nhà làm luật tư sản, chế độ cộng đồng tạo sản đã được coi như là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc dung hòa giữa lợi ích cá nhân của vợ, chồng với lợi ích của gia đình, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều nước phương Tây, tính ưu việt của chế độ tài sản này chỉ tồn tại về hình thức, bởi tập quán đã trở thành phổ biến trong quan hệ hôn nhân ở các nước phương Tây là các cặp vợ chồng thường lựa chọn chế độ tài sản theo sự thoả thuận, định đoạt riêng cho mình, trong đó họ cố gắng đạt được các điều khoản đem lại nhiều lợi ích tài sản nhất cho cá nhân vợ, chồng.

Trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước phương Tây, ngoài việc ghi nhận hình thức chế độ tài sản cộng đồng, còn tồn tại hình thức chế độ phân sản. Theo chế độ tài sản này, giữa vợ chồng không tồn tại chế độ tài sản chung, mà mỗi bên vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với những tài sản do mình làm ra trước và trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ của vợ, chồng về đóng góp vào chi tiêu chung của gia đình. Quan niệm này thể hiện sự “thái quá” của nhà làm luật phương Tây trong việc đảm bảo lợi ích cá nhân của vợ, chồng mà quên mất lợi ích của gia đình - một thành tố quan trọng cho sự bền vững, lâu dài của quan hệ hôn nhân và gia đình. Vì thế, chế độ tài sản này hầu như chỉ tồn tại trong quá khứ ở một số nước hạn hẹp, như Luật hôn nhân cổ truyền ở Italya và ở Anh từ năm 1857. Hiện nay, hầu như các nước không thừa nhận chế độ tài sản này.

Ngoài ra, chế độ phân sản còn có một biến thái là chế độ hồi môn. Chế độ tài sản này có nguồn gốc từ pháp luật La Mã cổ đại, theo đó, những tài sản thuộc của hồi môn của người vợ sẽ giao cho người chồng để người này quản lý và sử dụng. Như vậy, hoa lợi từ tài sản riêng của người chồng và từ của hồi môn của người vợ thuộc về người chồng. Đặc điểm của chế độ hồi môn là tài sản hồi môn không thể được chuyển nhượng. Không những người chồng không có quyền bán tài sản hồi môn vì người chồng không phải là chủ sở hữu, người vợ cũng không có quyền chấp thuận để người chồng bán. Cho dù có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng, tài sản hồi môn cũng không thể bán được.

Qua những phân tích trên, có thể kết luận, nhà làm luật phương Tây khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng, đã có sự cố gắng trong việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng như là “nền tảng” vật chất cho gia đình. Tuy nhiên, họ vẫn không thoát được bản chất “muôn đời” của chế độ tư bản chủ nghĩa là quan hệ xã hội được xác lập trên cơ sở lợi ích vật chất, trong đó nền tảng là quyền tự do và lợi ích cá nhân là “thiêng lyêng, bất khả xâm phạm”. Khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng, bản thân nhà làm luật một số nước phương Tây đã mâu thuẫn trong việc đảm bảo lợi ích gia đình, khi họ vẫn luôn lấy lợi ích cá nhân của vợ, chồng làm trọng tâm, là thước đo cho việc đảm bảo lợi ích chung của gia đình. Từ đó, một tất yếu sẽ xảy ra, sự bền vững của gia đình hoàn toàn được xem xét dựa trên lợi ích cá nhân của vợ, chồng có được đảm bảo hay không.

Khác với quan điểm của các nhà làm luật tư sản, nhà làm luật các nước xã hội chủ nghĩa không quan niệm hôn nhân là một loại “hợp đồng dân sự”, mà thực chất hôn nhân là sự liên kết tình cảm đặc biệt giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong quan hệ vợ chồng. Sự liên kết này không phụ thuộc vào tính toán vật chất mà dựa trên cơ sở tình yêu thương, quý trọng, bình đẳng và tự nguyện giữa vợ và chồng, vì mục đích xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. Do đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng tôn trọng và phát huy quyền tự do cá nhân, lợi ích riêng của vợ, chồng, nhưng để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, của cộng đồng và xã hội, pháp luật quy định rất cụ thể các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân và tài sản. Vợ chồng phải tuân thủ sự quy định của pháp luật, không thể bằng những thoả thuận của mình làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ pháp luật đó.

Xuất phát từ quan niệm trên, chế độ tài sản uớc định đã không được thừa nhận trong pháp luật hôn nhân và gia đình nhiều nước xã hội chủ nghĩa, chỉ có một hình thức chế độ tài sản duy nhất được thừa nhận là chế độ tài sản pháp định. Đây là quan niệm mang tính nguyên tắc được ghi nhận trong Luật Hồn nhân và gia đình của Lyên Xô (cũ), Cộng hòa nhân dân Ba Lan (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (cũ), Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri (cũ), Cộng hòa Cu-ba, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa...

Điều 29 Luật Gia đình Cộng hòa Cu-ba quy định:

“Chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung theo quy định của Bộ luật này. Chế độ tài sản này áp dụng kể từ ngày việc kết hôn được chỉnh quyền công nhận hoặc từ ngày có cuộc sống chung...; chế độ tài sản này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt không kể vì lý do gì ”.

Việc lựa chọn chế độ tài sản pháp định cũng được các nhà làm luật xã hội chủ nghĩa cân nhắc trên cơ sở chế độ tài sản đó phải tạo cơ sở vật chất nhất định cho gia đình thực hiện các chức năng xã hội cơ bản, đặc biệt trong việc sinh đẻ, chăm sóc và giáo dục con; tạo cơ sở pháp lý thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ và quyền đối với gia đình và trong việc tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế với người thứ ba; đồng thời, là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp lyên quan đến tài sản giữa vợ và chồng, trong đó quyền lợi chính đáng của người vợ phải được đảm bảo.

Để đảm bảo mục đích trên, chế độ tài sản pháp định thường được các nhà làm luật xã hội chủ nghĩa lựa chọn là chế độ tài sản cộng đồng, trong đó chế độ cộng đồng tạo sản được áp dụng phổ biến nhất. Bởi vì, chế độ tài sản cộng đồng này rất phù hợp với mục đích chung của luật pháp xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi nước. Một mặt, nó không làm phá vỡ chế độ tài sản chung của vợ chồng - nền tảng cơ bản của quan hệ hôn nhân và gia đình, mặt khác chế độ tài sản này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng có thế chủ động trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, ngăn chặn các trường hợp kết hôn với mục đích không lành mạnh, việc kết hôn chỉ nhằm vào khối tài sản sẵn có của bên kia (do đặc thù của mỗi nước, có nước xã hội chủ nghĩa ở một giai đoạn lịch sử nhất định có thể quy định hình thức chế độ cộng đồng tài sản khác như chế độ cộng đồng toàn sản trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhung cũng không vì mục đích nào khác là đảm bảo sự bình đẳng về tài sản trong gia đình, đặc biệt đối với người phụ nữ ở giai đoạn hôn nhân và gia đình còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tính chất lạc hậu, phân biệt đối xử của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến).

Trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân của vợ, chồng với lợi ích chung của gia đình, cộng đồng và xã hội, pháp luật hôn nhân và gia đình các nước xã hội chủ nghĩa đều ghi nhận trong gia đình, bên cạnh sự tồn tại của chế độ tài sản chung, vợ, chồng cũng có quyền có tài sản riêng. Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân, gia đình và giám hộ của Cộng hòa nhân dân Hungary quy định:

“Từ sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống với nhau theo chế độ tài sản chung trong suốt thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, được coi là sở hữu chung không phân chìa tất cả những gì mà cả hai người hoặc một trong hai người có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ những tài sản thuộc sở hữu cá nhân của một người

Cũng với nội dung trên, Điều 13 Luật Hôn nhân năm 1980 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:

“Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể cỏ tài sản riêng ngoài quy định trên"

Tuy nhiên, một hạn chế cơ bản cũng sẽ phát sinh nếu nhà làm luật “cứng nhắc” trong việc quy định chế độ tài sản pháp định mà không cho phép vợ, chồng có quyền thoả thuận thay đổi phuơng thức xác định tài sản chung, tài sản riêng cũng như các quyền và nghĩa vụ có lyên quan trong các trường hợp cụ thể. Đặc biệt, trong việc tham gia các giao dịch dân sự và kinh tế phục vụ cho lợi ích của gia đình nhiều khi cần sự “nhanh nhạy”, “thông thoáng”, nếu cứ “gò bó” trong các quy định “sẵn cỏ” của pháp luật có thể làm cho vợ, chồng mất cơ hội tham gia vào các giao dịch dân sự hoặc kinh tế đó. Từ thực tế trên, pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa dân chủ Đức (cũ)...) bên cạnh việc quy định chế độ tài sản pháp định mà vợ chồng phải tuân theo, đã ghi nhận vợ chồng có quyền thoả thuận thay đổi một sé nội dung trong chế độ tài sản được pháp luật quy định với điều kiện thoả thuận đó phải có lý do chính đáng và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình.

Ví dụ, Điều 14 Luật Gia đình của Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) quy định: “Vợ chồng được giao ước với nhau khác với quy định của Điều 13 (Điều luật quy định chế độ sở hữu và tải sản của vợ chồng). Giao ước phải viết thành vãn bản. Không được giao ước điều gì trái với các quy định về những vật thuộc sở hữu và tài sản chung phục vụ cho đời song chung trong gia đình ”,

Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của Nhà nước như là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng với nhau và lyên quan tới quyền lợi của những người khác, góp phần ổn định các quan hệ xã hội. Chế độ tài sản của vợ chồng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong suốt thời kỳ hôn nhân; góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thưong mại.

Phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội, theo thời gian, hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã quy định về chế độ tài sản của vợ chồng với những nội dung và hình thức khác nhau. Đặc biệt, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi nhận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, bảo đảm tính phù hợp và sự tưong thích với pháp luật các nước trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chế độ tài sản của vợ chồng ở một số nước trên thế giới được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chế độ tài sản của vợ chồng ở một số nước trên thế giới có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.

0 bình luận, đánh giá về Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật một số nước trên thế giới

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.23097 sec| 1031.453 kb