Tin tức
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định là chế độ cộng đồng tạo sản, giữa vợ chồng vừa có tài sản chung, vừa có tài sản riêng.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng: chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (từ Điều 47 đến Điều 50 và Điều 59) và chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64)
Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật một số nước trên thế giới
Hầu hết các luật gia trên thế giới đều thừa nhận, chế độ tài sản của vợ chồng luôn là một chế định chứa đựng tính phức tạp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cho đến nay, pháp luật hôn nhân và gia đình của hầu hết các nước chưa đưa ra một khái niệm pháp lý chính thức về chế độ tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (02/9/1945). Tính tất yếu khách quan đòi hỏi cần phải có một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo thời gian, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng cũng như thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình (trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng) theo hệ thống pháp luật của Nhà nước ta cũng dần được hoàn thiện.
Chế độ tài sản của vợ chồng ở miền Nam Việt nam trước năm 1975
Chế độ tài sản của vợ chồng theo các văn bản pháp luật ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng (giai đoạn 1954 - 1975) đã được nhà làm luật dự liệu tương đối cụ thể: Vợ chồng có quyền tự do lập hôn ước, thoả thuận về vấn đề tài sản của vợ chồng nhằm duy trì trong suốt thời kỳ hôn nhân.
Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
Chế độ tài sản của vợ chồng dưới thời Pháp thuộc đã được dự liệu khá cụ thể (trừ Tập Dân luật Giản yếu Nam kỳ đã không quy định về chế độ tài sản của vợ chồng). Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đã ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (hôn ước) - phỏng theo Bộ luật Dân sự Pháp (1804), mặc dù còn có những quy định đơn giản về loại chế độ tài sản này. Đối với loại chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (chế độ pháp định), nhà làm luật đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản, thường chỉ có tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng được áp dụng cho loại chế độ tài sản theo luật định.
Chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam
Chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong cổ luật và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng với thành phần bao gồm các tài sản là động sản (Quốc Triều hình luật gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nó có ý nghĩa thiêng liêng và thế hiện trật tự giữa các thành viên trong gia đình.