Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình

17/02/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định là chế độ cộng đồng tạo sản, giữa vợ chồng vừa có tài sản chung, vừa có tài sản riêng.

1- Tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng:

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung của vợ chồng. Theo đó: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa ỉợỉ, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Đỉều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khỉ kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Như vậy, nhà làm luật đã dựa vào “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng để quy định là căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân (khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Theo nguyên tắc chung về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, cứ trong thời kỳ hôn nhân mà vợ hoặc chồng tạo ra được hoặc có được tài sản, các khoản thu nhập hợp pháp thì đều được tính là thuộc tài sản chung của vợ chồng (trừ nguồn gốc là tài sản riêng của vợ, chồng).

Về nguồn gốc các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, bao gồm:

- Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Đây là những loại tài sản chủ yếu và phổ biến đối với các cặp vợ chồng (là công chức, viên chức, nguời lao động mà thu nhập chủ yếu bằng tiền luơng, tiền công lao động...);

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là quy định mới và cụ thể của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (khoản 1 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2015). Ví dụ: Trâu, bò đẻ ra nghé con, bê con...;

Lợi tức là khoản lợi thu được từ khai thác tài sản (khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2015). Ví dụ: Lãi xuất thu được từ tiền gửi tiết kiệm...;

- Những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (như tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số của vợ, chồng...);

- Những tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 như: Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu (Điều 228); xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy (Điều 229); xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 230); xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 231); xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 232); xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 233).

- Những tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng các khoản thu nhập nói trên;

- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Cần hiểu rằng, những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung chỉ là tài sản chung của vợ chồng khi chủ sở hữu chuyển dịch tài sản của mình cho hai vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung đã không xác định tỉ lệ quyền sở hữu từ trước cho mỗi bên vợ, chồng;

- Tài sản mà vợ hoặc chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân (tài sản riêng của vợ, chồng) nhưng vợ chồng đã thoả thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo pháp luật quy định là tài sản chung.

Đặc điểm về tài sản chung của vợ chồng:

Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Với tư cách là luật chung của hệ thống luật tư, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dự liệu các nội dung liên quan đến sở hữu chung và sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng.

Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chỉếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa ản.
Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.
Điều 210 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

-  Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đỏ, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

- Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất cỏ thể phân chìa và sở hữu chung hợp nhất không phân chia".

- Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung

Như vậy, xuất phát từ tính chất cộng đồng và mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập, đòi hỏi nhà làm luật khi quy định các quy phạm điều chỉnh vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng đã sử dụng cách thức, phương pháp điều chỉnh đặc biệt thông qua quy chế pháp lý cũng rất “đặc biệt” chỉ dành cho các cặp vợ chồng. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì không được hưởng quy chế pháp lý “đặc biệt” này.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia, với những đặc điểm sau:

- Tài sản chung của vợ chồng không cần phải cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra tài sản, mà chỉ do một bên vợ, chồng tạo ra hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân. Ví dụ: Tiền lương của mỗi bên trước khi kết hôn là tài sản riêng, nhưng sau khi kết hôn lại là tài sản chung của vợ chồng;

- Khi hôn nhân đang tồn tại, trong thời kỳ hôn nhân thì không thể xác định được cụ thể đâu là tài sản của vợ, đâu là tài sản của chồng. VÍ dụ: Căn nhà là tài sản chung thì vợ chồng với tư cách là chủ sở hữu, vợ và chồng đều có mọi quyền và nghĩa vụ ngang nhau và luôn có phần (tỉ lệ) bằng nhau đối với căn nhà là tài sản chung đó;

- Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản chung, vợ, chồng đều có quyền, nghĩa vụ bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung;

- Tài sản chung của vợ chồng là do luật định, đuợc áp dụng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không thể thỏa thuận để thay đổi loại chế độ tài sản này.

Thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng thì việc xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng để chia, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó thường rất phức tạp. Bởi lẽ, khi cuộc sống vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc thường không phân biệt về tài sản chung, tài sản riêng. Tuy nhiên, khi giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương gắn bó đã “cạn”, có thể phải li hôn thì thường vợ chồng có sự phân biệt về tài sản và tranh chấp rất gay gắt. vẫn biết, nghĩa vụ chứng minh về tài sản thuộc về các đương sự, tuy nhiên, do tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân, sau nhiều năm tháng sống chung, vấn đề xác định tài sản chung, riêng của vợ, chồng rất phức tạp. Tùy theo từng trường hợp để xác định về tài sản của vợ chồng.

Ví dụ: đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa, sáp nhập các loại tài sản của vợ chồng (tài sản chung của vợ chồng đã có sự đóng góp bằng phần tài sản riêng của vợ, chồng hay ngược lại, tài sản riêng của vợ, chồng đã được tu bổ, duy trì, tăng giá trị bằng tài sản chung của vợ chồng). Để bảo đảm cho việc xác định đúng các khối tài sản của vợ chồng, tạo nguyên tắc chung để chia, khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định nguyên tắc suy đoán khi xác định tài sản của vợ chồng; theo đó, trong trường hợp không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung:

Luật Hôn nhân và gia đình thực hiện theo nguyên tắc vợ chồng là chủ sở hữu đối với tài sản chung, luôn có quyền và nghĩa vụ bình đẳng, ngang nhau đối với tài sản chung.

Trước hết, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được sử dụng để bảo đảm cho nhu cầu đời sống chung của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, vợ, chồng phải tuân thủ các nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định từ Điều 29 đến Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng kí quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật Dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

- Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung), vợ chồng cùng chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc:

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

- Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

(i) Bất động sản;

(ii) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng kí quyền sở hữu;

(iii) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

- Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Như vậy, thực hiện nội dung quyền sở hữu đối với tài sản chung, vợ, chồng luôn bình đẳng khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Trường hợp vợ, chồng định đoạt tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật luôn coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng; nếu định đoạt tài sản chung có giá trị lớn, tài sản chung là bất động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất...), tài sản chung là động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng kí quyền sở hữu (ô tô, xe máy...) hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của hai vợ chồng.

Trường hợp một bên vợ, chồng tự ý định đoạt các loại tài sản trên đây thì người chồng, vợ kia có quyền yêu cầu Tòa án xác định hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014, Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Cũng theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25, 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Các quy định này đã cụ thể, chi tiết hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây khi xác định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các trường hợp chìa tài sản chung của vợ chồng

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, có ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Bên cạnh đó, Luật đã quy định cụ thể các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo từng trường hợp, bảo đảm tính khả thi cao hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (không quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và trường hợp khi một bên vợ, chồng chết trước).

Cần lưu ý, do Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng, vì thế, trong các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, trước hết, cần xem xét vợ chồng đã lựa chọn loại chế độ tài sản nào để áp dụng tương ứng các quy định của Luật.

Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc chia tài sản chung của vợ chồng tuân theo văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản thì tuân theo chế độ tài sản do luật định.

[a] Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo quy định trên, vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp Tòa án giải quyết, Tòa án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như khi ly hôn; các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cũng được áp dụng cho trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (các quy định từ Điều 59 đến Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định khác với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây. Trên cơ sở tôn ữọng và bảo đảm quyền tự định đoạt về tài sản của vợ chồng, Luật không quy định vợ chồng phải “có lý do chính đáng” mới được thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như trước đây.

Luật cũng đã quy định về nguyên tắc chia tài sản chung theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này, việc quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại có hạn chế trong việc kiểm soát việc vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của gia đình, của người thứ ba liên quan; mặc dù theo quy định tại Điều 42, trường hợp vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về nuôi dưỡng, cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản, nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức, nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước... thì vô hiệu (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 trước đây quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhất thiết phải do Tòa án thực hiện).

- Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, theo quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, tùy theo từng trường hợp mà Luật quy định thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Quy định này nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung; mặt khác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba liên quan.

- Về hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014):

- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thi phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khí chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

- Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 40 không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Theo tác giả, quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình có nội dung chưa cụ thể và thống nhất. Trước đây, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định: Sau khi chia tài sản chung cùa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản mà vợ, chồng được chia từ tài sản chung; hoa lợi, lợi tức thu được từ phần tài sản được chia là tài sản riêng của vợ, chồng...

Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Theo đó:

- Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Như vậy, quy định tại Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã thế hiện quan điêm thống nhất về hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

(i) Sau khi chìa tài sản chung trong thời kỳ hổn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

(ii) Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chổng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chìa vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

(iii) Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vân có hiệu lực, trừ trường hợp các bên cỏ thỏa thuận khác.

(iv) Trong trường hợp việc chìa tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản ản, quyết định có hiệu lực của Tòa ản thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận ”.

Đây là quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đỉnh năm 2014. Vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì cũng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án cho chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Quy định này thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung bằng pháp luật.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây (Điều 42):

(i) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyên, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không cỏ khả năng lao động và không có tài sản để tự. nuôi mình;

(ii) Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

- Nghĩa vụ thanh toán khỉ bị Tòa ản tuyên bố phả sản;

- Nghĩa vụ trả nợ cho cả nhân, tố chức;

- Nghĩa, vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

- Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định này nhằm hạn chế tối đa việc vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không theo đúng bản chất và mục đích của việc chia tài sản chung làm ảnh hưởng tới quyền lợi của gia đình, các con và những người khác liên quan.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam không quy định chế định ly thân giữa vợ chồng.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

[b] Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định có hai trường hợp ly hôn theo luật định: Vợ chồng thuận tình ly hôn (Điều 55) và một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn (Điều 56). Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tuân theo các nguyên tắc quy định tại Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63, 64 Luật Hôn nhân và gia đình (nội dung phần này xem điểm b, tiểu mục 5, Mục II Chương X Giáo trình này).

Lưu ý: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định đã mở rộng quyền yêu cầu ly hôn, ngoài vợ, chồng, Luật còn cho phép cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp một bên vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự và là nạn nhân của bạo lực gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ (khoản 2 Điều 51).

Về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Luật đã quy định khi chia còn phải căn cứ trên cơ sở lỗi của vợ, chồng trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (điểm d khoản 2 Điều 59).

[c] Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật là vợ, chồng đã chết

Về nguyên tắc, quan hệ hôn nhân chấm dứt khi vợ, chồng chết hoặc khi có quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng đã chết. Theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án (xem Điều 71, 72 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Quan hệ hôn nhân chấm dứt, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của người chồng hoặc vợ còn sống hoặc của những người thừa kế của người vợ, chồng đã chết. Theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, trong đó có quan hệ về thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều kiện để vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế, tính đến thời điểm mở thừa kế (là thời điểm người có tài sản chết hoặc được xác định là đã chết) thì hai bên là vợ chồng trước pháp luật.

Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng trong trường hợp này, Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định có những nội dung mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây. Theo đó, Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, của gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự (xem Điều 661 Bộ luật Dân sự năm 2015)...

Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 66 Luật Hồn nhân và gia đình năm 2014, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Như vậy, khác với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây “đã quên” không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng là đã chết; dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau trong lý luận và thực tiễn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 66) đã quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân chấm dứt (vợ, chồng chết hoặc ly hôn) là giống nhau, đều thực hiện nguyên tắc chia đôi tài sản chung. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, trong đó tỉ lệ phần quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ, chồng là bằng nhau (trừ trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận).

Bộ luật Dân sự năm 2015 của Nhà nước ta quy định hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc được thực hiện theo ý chí của người để lại di sản cho người được chỉ định trong di chúc, vì “dì chúc là sự thế hiện ỷ chỉ của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho ngườỉ khác sau khỉ chết” (Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015). Vợ, chồng trước khi chết có quyền lập di chúc (Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015) định đoạt phần tài sản của minh trong khối tài sản chung của vợ chồng cho người chồng. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc bất cứ lúc nào.

Như vậy, nếu vợ, chồng chết trước có để lại di chúc định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung cho người chồng, vợ còn sống được hưởng thì di sản đó thuộc quyền sở hữu của người chồng, vợ.

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, phần tài sản của người vợ, chồng chết sẽ được chia theo di chúc của người chết.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015). Trong trường hợp vợ, chồng không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần tài sản của người vợ, chồng chết trước trong khối tài sản chung sẽ được chia theo pháp luật (Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015). Dựa vào mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và những người được thừa kế di sản đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định ba hàng thừa kế theo pháp luật (Điều 651), trong đó hàng thừa kế thứ nhất luôn bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Về nguyên tắc, khi có yêu cầu, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, phần tài sản của vợ, chồng đã chết trong khối tài sản chung sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người chết. Người chồng, vợ còn sống được hưởng một sưất thừa kế cùng với cha, mẹ và các con của người chết, vì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Về điều kiện để vợ, chồng được hưởng tài sản thừa kế của nhau theo luật định phải có quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Cho đến thời điểm này, theo quy định của hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ vợ chồng được pháp luật thừa nhận bao gồm hôn nhân hợp pháp (có Giấy chứng nhận kết hôn, việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và thủ tục đăng kí kết hôn) và được pháp luật công nhận là vợ chồng (đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn “ trước đây gọi là hôn nhân thực tế).

Hiện nay, pháp luật về hôn nhân và gia đình vẫn công nhận có quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn từ trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực thi hành - Xem Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016).

Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 655) của Nhà nước ta đã quy định cụ thể các trường hợp:

[1] Trường hợp vợ, chồng đã chìa tài sản chung khỉ hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn song vẫn được thừa kế dỉ sản.

[2] Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

[3] Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Quy định này thực chất chỉ rõ rằng: tại thời điểm mở thừa kế đang tồn tại quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận. Mặt khác, xóa bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến về quan hệ bất bình đắng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế.

Đối với trường hợp vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.

Xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội, nhằm bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng và gia đình, Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 661) và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (khoản 3 Điều 66) đã quy định một vấn đề mới: hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của những người thừa kế:

Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Trường hợp vẫn có yêu cầu và đáp ứng điều kiện thì Tòa án quyết định thời hạn thêm 03 năm nữa. Neu bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.

Quy định này dựa trên cơ sở bảo đảm ổn định cho cuộc sống của người chồng, vợ còn sống, cũng như của những thành viên gia đình mà người vợ, chồng trước khi chết phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nếu việc chia di sản thừa kế có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ.

Đồng thời, Tòa án thụ lý yêu cầu chia di sản thừa kế khi đã hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên người vợ, chồng còn sống đã kết hôn với người khác.

Đối với trường hợp vợ, chồng đã bị Tòa án tuyên bố chết, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau một thời gian vì lý do nào đó mà người vợ, chồng đã bị Tòa án tuyên bố chết, nay họ lại trở về. Vậy, những tài sản do người chồng, vợ kia tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của người chồng, vợ kia tạo ra trong khoảng thời gian từ khi phán quyết của Tòa án tuyên bố người vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật, cho đến khi người vợ, chồng đó trở về thì những tài sản đó sẽ thuộc khối tài sản cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng) hay tài sản riêng của vợ, chồng?

Vấn đề này cần thiết phải được Luật Hôn nhân và gia đình dự liệu (bổ sung) nhằm tạo căn cứ pháp lý thống nhất khi áp dụng. Các văn bản Luật Hôn nhân và gia đình trước đây và Bộ luật Dân sự chưa quy định cụ thể vấn đề này. Hiện nay, Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dự liệu cụ thể về quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về. Theo đó:

[1]  Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bổ một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hồn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa ản theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ỉỉ hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

[2] Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải qưyết như sau:

(i) Trong trường hợp hồn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng cỏ được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khỉ quyết định hủy bỏ tuyên bo chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;

(ii) Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khỉ quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết cỏ hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn ”.

(iii) Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong lý luận và thực tiễn áp dụng xác định và chia tài sản của vợ chồng.

(iv) Tài sản riêng của vợ, chồng

Từ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 của Nhà nước ta đã ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Việc ghi nhận này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và nguyện vọng của người dân; bảo đảm được quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình. Chế độ cộng đồng tạo sản theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà nước ta hiện nay đã có sự tương thích với pháp luật các nước khi dự liệu chế độ cộng đồng tạo sản là chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Luật đã quy định cụ thể về căn cứ, nguồn gốc xác lập; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng.

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

[1] Tài sản riêng của vợ, chồng gôm tài sản mà môi người có trước khỉ kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chông theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

[2] Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sình từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và xác định rõ căn cứ, nguồn gốc xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Chỉ những tài sản mà vợ hoặc chồng có từ trước khi kết hôn, tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ hoặc chồng được chia từ khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó, đồ dùng, tư trang cá nhân mới được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là phù hợp với chế định quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã được hiến pháp thừa nhận; phù hợp với nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu và tự định đoạt về tài sản của công dân, đồng thời quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng còn nhằm bảo đảm cho vợ, chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 của Nhà nước ta không quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Vì vậy, tất cả những tài sản mà vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều này đã hạn chế việc vợ chồng tham gia vào các quan hệ xã hội khác và không phù hợp với quyền tự định đoạt về tài sản của công dân đã được hiến pháp ghi nhận.

Ngoài ra, việc quy định quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ, chồng còn góp phần ngăn chặn hiện tượng kết hôn nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng (kết hôn giả tạo).

Do vậy, việc quy định vợ, chồng có tài sản riêng không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Trong thực tế, khi vợ chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì họ có thể thỏa thuận để người có tài sản riêng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng mà không muốn có sự phân biệt “của anh của tôi”. Việc vợ, chồng nhập tài sản riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ kí của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì vô hiệu.

Theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có quyền nhập tài sản riêng vào tài sản chung, cụ thể:

[1] Việc nhập tài sản riềng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

[2] Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phảỉ tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đỏ.

[3] Nghĩa vụ liên quan đến tàỉ sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác ”.

Đối với tài sản riêng, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt độc lập không phụ thuộc vào ý chí của người kia (khoản 1 Điều 44). Vì vậy, vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng của mình. Trong trường hợp vì lý do công tác hoặc bệnh tật mà vợ, chồng không thể trực tiếp quản lý được tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì người kia có quyền quản lý tài sản đó (khoản 2 Điều 44).

Trong việc sử dụng tài sản riêng, Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi vợ chồng chung sống với nhau, họ có thể cùng thỏa thuận trong việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác được tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Thông thường, khi vợ chồng chưng sống hòa thuận, hạnh phúc thì không có sự phân biệt trong việc sử dụng tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Có thể tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đương nhiên được sử dụng để bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình.

Do đó, việc phân định tài sản riêng chỉ có ý nghĩa trong việc định đoạt và phân chia tài sản. Nhưng xuất phát từ việc bảo đảm cuộc sống chung của gia đình, quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể bị hạn chế trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa ỉợi, lợi tức từ tài sản riềng đỏ là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải cố sự đồng ỷ của chồng, vợ (khoản 4 Điều 44).

Xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và vì lợi ích chung của gia đình nên mặc dù pháp luật quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng nhưng trong những trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên (khoản 2 Điều 30). Những tài sản đã chi dùng cho gia đình thì người có tài sản không được quyền đòi lại nữa.

Quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó. Nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể thực hiện bằng sự công nhận của bên kia, bằng các giấy tờ như văn tự, di chúc hoặc chứng cứ khác... Nếu người có tài sản không chứng minh được là tài sản riêng của mình thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 33).

Tài sản riêng của vợ, chồng dùng để thanh toán những nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người (khoản 3 Điều 44). Quy định này thể hiện rõ ý nghĩa của việc quy định quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng là bảo đảm cho vợ, chồng thực hiện các nghĩa vụ về tài sản độc lập, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba là người có quyền.

Theo Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

[1] Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng cỏ trước khi kết hôn;

[2]  Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phảt sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 3 7 của Luật này;

[3] Nghĩa vụ phát sình từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

[4] Nghĩa vụ phát sình từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Như vậy, đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã xác định rõ chế độ tài sản của vợ, chồng gồm sở hữu của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng. Nội dung quy định về loại chế độ tài sản này đã cụ thể, chi tiết với nhiều quy định mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.92695 sec| 1167.336 kb