Khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng

16/02/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Thực tiễn đời sống xã hội cho thấy, sau khi kết hôn trở thành vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm thương yêu, gắn bó giữa vợ chồng thì còn cần phải có tiền bạc, sản nghiệp... của vợ chồng để bảo đảm đời sống chung của gia đình. Bởi lẽ, tài sản là cơ sở kinh tế “nuôi sống” gia đình, không có tài sản thì gia đình không thể tồn tại và phát triển; không thể thực hiện được các chức năng cơ bản của gia đình trong xã hội. Nhà nước luôn bằng pháp luật phải quy định về chế độ tài sản của vợ chồng bởi các lẽ sau đây: Thứ nhất, do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập - tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân; gia đình được thiết lập, với tư cách là tế bào của xã hội, phải thực hiện các chức năng cơ bản đối với xã hội; Thứ hai, pháp luật có dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân; Thứ ba, khi vợ, chồng sử dụng, định đoạt tài sản của mình nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình... luôn có liên quan đến quyền lợi của những người khác - người thứ ba ký kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ chồng; Thứ tư, việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án) giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với những người khác.

1- Sự cần thiết phải quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật

Thực tiễn đời sống xã hội cho thấy, sau khi kết hôn trở thành vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm thương yêu, gắn bó giữa vợ chồng thì còn cần phải có tiền bạc, sản nghiệp... của vợ chồng để bảo đảm đời sống chung của gia đình. Bởi lẽ, tài sản là cơ sở kinh tế “nuôi sống” gia đình, không có tài sản thì gia đình không thể tồn tại và phát triển; không thể thực hiện được các chức năng cơ bản của gia đình trong xã hội. Nhà nước luồn bằng pháp luật phải quy định về chế độ tài sản của vợ chồng bởi các lẽ sau đây:

Thứ nhất, do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập - tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân; gia đình được thiết lập, với tư cách là tế bào của xã hội, phải thực hiện các chức năng cơ bản đối với xã hội. Kể từ khi nam, nữ kết hôn trở thành vợ chồng, họ cùng chung sống, gánh vác chung công việc gia đình, cùng nhau tạo dựng tài sản chung... Do đó, muốn bảo đảm những nhu cầu thiết yếu của gia đình, thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của vợ chồng; để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con... thì cần phải có tiền bạc, tài sản của vợ chồng. Mặt khác, để đảm bảo đời sống chung của gia đình, đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tinh thần của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục các con... thì trong suốt thời kỳ hôn nhân (khoảng thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại, tính từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật), vợ chồng không thế chỉ bó hẹp trong quan hệ gia đình, mà cần thiết phải có sự trao đổi, quan hệ giao dịch với rất nhiều người khác trong xã hội. Có thể nói, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ; từ việc mua lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu (ăn, ở, mặc, học hành, chữa bệnh...) của các thành viên trong gia đình... đến những việc kinh doanh, buôn bán, mua sắm các tài sản chung có giá trị lớn như nhà ở, quyền sử dụng đất, ô tô, tàu thuyền, xe máy, ti vi, tủ lạnh... đều “đụng chạm” đến tài sản của vợ chồng. Nếu nhà làm luật không dự lyệu “cách xử sự” theo quy định chung thì khó lòng kiểm soát, định hướng trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng trong các giao dịch dân sự. Pháp luật cần phải quy định rõ khi sử dụng, định đoạt tài sản, tiền bạc của vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình thì trường hợp nào giao dịch phải có sự đồng ý của vợ, chồng (kể cả bằng văn bản có chữ ký của hai vợ chồng như hợp đồng mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất...); trường hợp nào được coi là đã có sự thoả thuận mặc nhiên của cả hai vợ chồng khi chỉ một bên vợ, chồng trực tiếp sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng ký kết hợp đồng với người khác (như vợ chồng sử dụng tiền bạc, tài sản nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, bảo đảm các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh...). Vả lại, tính chất của sự sống chung giữa vợ chồng đã dẫn tới có sự trộn lẫn tất nhiên về tài sản của vợ chồng và phát sinh những hậu quả tất nhiên về tài sản của sự sống chung trong quan hệ vợ chồng đó. Trong suốt thời kỳ hôn nhân có thể phát sinh các quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng. Vậy mà, xét về lý thuyết của hợp đồng, cứ mỗi lần vợ, chồng sử dụng tiền bạc, tài sản của mình nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình khi ký kết các hợp đồng với người khác (mà các hợp đồng do vợ chồng ký kết với những người khác đó lại quá nhiều; có thể nói là không một cặp vợ chồng nào trong quá trình chung sống ở thời kỳ hôn nhân, nhiều khi là suốt đời, lại biết rõ mình đã ký kết bao nhiêu hợp đồng với người khác vì lợi ích của cá nhân và gia đình); nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng được quy định, tạo điều kiện cho vợ, chồng và người thứ ba tự do tham gia các giao dịch lyên quan đến tài sản của vợ chồng trong khuôn khổ luật định, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình; sự ổn định trong giao lưu dân sự về tài sản.

Thứ hai, pháp luật có dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân; như việc luật quy định các căn cứ, nguồn gốc xác định phạm vi các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với từng loại tài sản theo luật định nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình hoặc nhu cầu của bản thân vợ, chồng. Đồng thời, xác định rõ các quyền lợi, nghĩa vụ của vợ chồng lyên quan đến tài sản của mình.

Thứ ba, khi vợ, chồng sử dụng, định đoạt tài sản của mình nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình... luôn có liên quan đến quyền lợi của những người khác - người thứ ba ký kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ chồng. Theo luật định, người thứ ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng trường hợp nào hợp đồng đó được bảo đảm thực hiện từ tài sản chung của vợ chồng; trường hợp nào được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vì vậy, pháp luật của một số nước thường quy định chế độ tài sản của vợ chồng phải được niêm yết, thông báo tại nơi cư trú của vợ chồng khi đăng ký kết hôn. Vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản ước định (theo sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng từ trước khi kết hôn); hoặc lựa chọn chế độ tài sản pháp định (nếu vợ chồng không ký kết hôn ước từ trước khi kết hôn thì pháp luật cho rằng cặp vợ chồng đó đã mặc nhiên lựa chọn chế độ tài sản theo luật định). Tùy theo phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia mà luật pháp các nước có quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định là khác nhau. Nhà làm luật có thể lựa chọn chế độ cộng đồng toàn sản, chế độ cộng đồng động sản và tạo sản, chế độ cộng đồng tạo sản... với những căn cứ, nguồn gốc, phạm vi tài sản khác nhau để quy định chế độ pháp định về tài sản của vợ chồng trong luật.

Thứ tư, việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án) giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với những người khác. Ví dụ, việc giải quyết những món nợ mà vợ chồng vay chung vì lợi ích chung của gia đình hoặc mỗi bên vợ, chồng vay riêng, sử dụng vào mục đích riêng; tùy theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng quy kết theo trách nhiệm (nghĩa vụ) chung của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng phải thanh toán trả món nợ đó; hoặc trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình, khi ly hôn có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với gia đình bên chồng, bên vợ với tư cách là một thành viên của gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết (Điều 66); khi vợ chồng ly hôn (Điều 59); chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hồn nhân (từ Điều 38 đến Điều 42); theo từng trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi có yêu cầu, Tòa án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, bảo đảm quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, chồng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền lợi lyên quan đến tài sản của vợ chồng.

2- Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng

Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước luôn bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, xây dựng mô hình (kiểu gia đình) phù hợp với thiết chế xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong gia đình, vợ, chồng, cha, mẹ, con vừa là thành viên trong gia đình, vừa là thành viên của xã hội, để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất - cơ sở kinh tế của gia đinh, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Vợ, chồng trước hết với tư cách là công dân, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tài sản của vợ, chồng thuộc phạm trù tài sản riêng của công dân đã được Hiến pháp năm 2013 (Điều 32) và Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận. Tài sản theo nghĩa từ điển học là “của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng”, còn theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản “là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai ”.

Xét về lý thuyết, có thể áp dụng các quy định chi phối tài sản của vợ chồng như những người khác không phải là vợ chồng của nhau. Ví dụ, tài sản của bên nào, bên đó có quyền sử dụng, quản lý, định đoạt. Những thu nhập hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng... Tuy nhiên, lý thuyết này không thể áp dụng cho hai vợ chồng trong thực tiễn. Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập - tính cộng đồng, sau khi kết hôn, hai vợ chồng ở vào tình trạng “ăn chung, đổ lộn”, cùng chung sức, chung ý chí trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc vì sự ổn định và phồn vinh của xã hội. Tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần phải có một quy chế pháp lý đặc biệt nhằm điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng. Do vậy, Nhà nước luôn bằng pháp luật phải quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.

Có thể hiểu: chế độ tài sản của vợ chằng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đổi với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chìa tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.

Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được nhà làm luật dự liệu do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập, thể hiện như là yếu tố khách quan; phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa để Nhà nước quy định trong pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng.

Pháp luật ở mỗi quốc gia đều có quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, tuy nhiên mỗi quốc gia có thể có quy định khác nhau. Ngay trong một quốc gia, theo từng giai đoạn phát triển của đất nước, chế độ tài sản của vợ chồng được pháp luật quy định cũng có thể là khác nhau. Ví dụ, theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta, từ năm 1945 đến trước ngày 01/01/2015 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực pháp luật) đã không ghi nhận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (chế độ tài sản ước định); chỉ quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (chế độ tài sản pháp định). Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã lựa chọn chế độ cộng đồng toàn sản (quy định chỉ có tài sản chung giữa vợ chồng); còn Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và năm 2000 lại quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định là chế độ cộng đồng tạo sản (giữa vợ chồng vừa có tài sản chung, đồng thời ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng). Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dự liệu có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận và chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Đối với loại chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, nhà làm luật vẫn lựa chọn chế độ cộng đồng tạo sản.

 

0 bình luận, đánh giá về Khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17436 sec| 988.383 kb