Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

16/02/2023
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Với tư cách là thành viên gia đình, các thành viên của gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

1- Khái niệm thành viên gia đình

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thành viên gia đình bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dầu, con rế; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ồng bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, đì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Như vậy, thành viên gia đình bao gồm những người có mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thành viên gia đình có thể sống chung hoặc không sống chung. Chẳng hạn, theo mô hình gia đình hạt nhân thì chỉ có hai thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà, đó là cha mẹ và con. Trong đời sống hiện đại, mô hình gia đình hạt nhân tồn tại phổ biến ở các đô thị lớn, gia đình truyền thống (nhiều thế hệ) cùng chung sống với nhau ngày càng ít dần. Do vậy, thành viên gia đình là những người có thế sống chung hoặc không sống chung với nhau.

Với tư cách là thành viên gia đình, các thành viên của gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Trong trường họp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình. Đó cũng chính là trách nhiệm của các thành viên gia đình đối với gia đình. Quy định này có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hòa thuận, hạnh phúc và bền vững.

Xuất phát từ đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình được pháp luật quy định phù họp với tính chất của từng mối quan hệ. Do vậy, ngoài quyền và nghĩa vụ với tư cách là thành viên gia đình, các thành viên gia đình còn có quyền, nghĩa vụ đối với nhau tương ứng với từng quan hệ cụ thể. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khỏng chỉ quy định quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con mà còn quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu (Điều 104); quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em (Điều 105); quyền, nghĩa vụ của cô dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (Điều 106); quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng (Điều 79); quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng (Điều 80).

Như vậy, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác trong gia đình được xem xét trong nội dung này bao gồm: quyền, nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em với nhau; quyền và nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu; quyền, nghĩa vụ giữa con dâu, con rể với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ.

Trong đời sống hôn nhân và gia đình của người Việt Nam, phạm vi thành viên gia đình thường được hiểu theo nghĩa rộng, thành viên gia đình không nhất thiết phải cùng nhau sống chung, nhưng vẫn được xác định là “người một nhà”. Vì vậy, điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình cũng có những nét đặc thù.

- Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình chi phối bởi yếu tố tình cảm. Bởi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đuợc xác lập dựa trên những sự liên kết đặc biệt đó là “hồn nhân”, “huyết thống” hoặc “nuôi dưỡng”.

- Ngoài quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đinh với nhau tương ứng với từng mối quan hệ cụ thể, với tư cách là thành viên gia đình, các thành viên gia đình còn phải có nghĩa vụ chung đối với gia đình. Thực hiện nghĩa vụ này, các thành viên gia đình cùng thực hiện một trọng trách là hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam hòa thuận, hạnh phúc, là tổ ấm thương yêu của mỗi người.

- Tùy thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình với nhau được pháp luật quy định phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống của người Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest 

2- Nội dung quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên của gia đình

[a] Quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em

Quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền và nghĩa vụ giữa anh ruột, chị ruột, em ruột. Nghĩa là chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

- Quyền và nghĩa vụ về nhân thân

- Quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa anh, chị, em

Theo quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa anh, chị, em tồn tại song song cùng với nhiều mối quan hệ gia đình.

Vì vậy, cùng một lúc, trong các quan hệ cụ thể, các chủ thể được hưởng quyền chăm sóc, yêu thương từ nhiều chủ thể mang quyền và cũng phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương đối với các chủ thể trong từng mối quan hệ tương ứng, ràng buộc về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc là một nghĩa vụ thể hiện mối liên hệ tình cảm. Nghĩa vụ tình cảm này được anh, chị, em thực hiện sẽ duy trì sự gắn kết bền vững tình cảm giữa anh, chị, em với nhau, có ý nghĩa quyết định đến việc thực thi các quyền và nghĩa vụ khác giữa anh, chị, em.

[b] Quyền, nghĩa vụ đại diện giữa anh, chị, em

Cũng như các mối quan hệ khác trong gia đình, anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ đại diện cho nhau theo quy định của pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định về vấn đề này, việc đại diện được áp dụng theo quy định của pháp luật về giám hộ.

Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường họp em là người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu thì người giám hộ đương nhiên là anh ruột, chị ruột của người đó. Cụ thể là, nếu không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị, tiếp theo làm người giám hộ.

Với tư cách là người giám hộ cho em chưa thành niên, anh, chị phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục em, đại diện cho em trong các giao dịch dân sự mà em chưa thể tự mình tham gia, quản lý tài sản và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của em theo quy định của pháp luật.

Truờng hợp anh, chị, em đã thành niên là người mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của pháp luật về giám hộ anh, chị, em không được xác định là người giám hộ đương nhiên của nhau. Như vậy, trong trường hợp này anh, chị, em có thể trở thành người giám hộ của anh, chị, em mình trong hai trường hợp sau:

(i) Anh, chị, em là người mất năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đã lựa chọn anh, chị, em làm người giám hộ;

(ii) Anh, chị, em được chỉ định là người giám hộ theo quy định của pháp luật về giám hộ cử.

Với tư cách là người giám hộ, anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, quản lý tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích pháp của người được giám hộ, đại diện cho người đó trong các giao dịch dân sự, thực hiện việc khám chữa bệnh cho người đó theo quy định của pháp luật. Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ vào việc chăm sóc, chi dùng cho các nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ, có quyền quản lý, định đoạt tài sản của người được giám hộ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi anh, chị, em được xác định là người giám hộ của anh, chị, em mình thì người giám hộ sẽ trở thành người đại diện của người đó, thực hiện việc xác lập các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về giám hộ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

[c] Quyền và nghĩa vụ về tài sản

(i) Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em

Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: anh,chị, em có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành anh, chị, em, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau và được xác định chỉ đứng ở vị trí sau cha mẹ. Sự bổ sung trong vai trò là người nuôi dưỡng anh, chị, em khi cha mẹ không còn phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam. Người xưa nói “quyền huynh, thế phụ”, do vậy, khi cha mẹ không còn, anh, chị, em cần có người nuôi dưỡng thì anh, chị, em được xác định là người kế tiếp, “thay” cha mẹ gánh vác trọng trách nuôi dưỡng anh, chị, em.

(ii) Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Theo quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường họp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưõng cho em chưa thành niên không có tài sản đế tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ tính chất của quan hệ cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện sau:

iii) Anh, chị, em không cùng chung sống với nhau;

iv) Người được cấp dưỡng là em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc anh, chị, em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

v) Anh, chị, em không còn cha mẹ hoặc tuy còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con;

vi) Anh, chị, em là người cấp dưỡng phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

[d] Quyền thừa kế tài sản giữa anh, chị, em

Anh, chị, em có quyền hưởng thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật.  Theo quy định của pháp luật hiện hành, anh, chị, em có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp anh, chị, em khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không họp pháp thì di sản thừa kế của người chết được chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật, anh, chị, em thuộc hàng thừa kế thứ hai của người chết (người thừa kế là anh, chị, em của người chết). Như vậy, nếu người chết không có vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi hoặc tuy có nhưng nhũng người này đã chết trước đó, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa kế hay từ chối nhận di sản thì anh, chị, em được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của người chết.

[đ] Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân, gồm: quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, quyền và nghĩa vụ đại diện,

(i) Quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc. 

Theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

Như vậy, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa ông bà và cháu là nghĩa vụ thể hiện mối liên hệ tình cảm hai chiều. Đây cũng là nghĩa vụ thể hiện nét đẹp đạo đức của người Việt Nam trong quan hệ gia đình. Chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam trong gia đình là ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền. Vì vậy, thực hiện tốt nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa ông bà và cháu là phát huy và gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa gia đình Việt Nam, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam hòa thuận, hạnh phúc, tạo dựng bầu không khí ấm áp, yêu thương trong gia đình. Nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa ông bà và cháu mang tính đặc thù. Bởi vì khác với nghĩa vụ và quyền khác, ngay cả khi cháu có cha mẹ thì ông bà vẫn phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc cháu, ngược lại ông bà còn con thì cháu vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.

(ii) Quyền và nghĩa vụ đại diện

Quyền và nghĩa vụ đại diện của ông bà đối với cháu, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định về quyền đại diện giữa ông bà và cháu. Nghĩa vụ, quyền đại diện giữa ông bà và cháu được áp dụng theo quy định của pháp luật về giám hộ.

Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ; Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ; Trường hợp không có anh, chị, em, ông bà nội, ông bà ngoại hoặc có nhưng những người này không đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột là người giám hộ.

Như vậy, ông bà nội, ông bà ngoại là người giám hộ đưong nhiên của cháu chưa thành niên theo quy định của pháp luật. Việc xác định người giám hộ đưong nhiên cho cháu theo nguyên tắc thỏa thuận. Ông bà nội, ông bà ngoại cùng thỏa thuận một người hoặc một số người thực hiện việc giám hộ cho cháu. Người thực hiện việc giám hộ cho cháu phải đảm bảo đủ điều kiện làm người giám hộ.

Trường hợp cháu là người mất năng lực hành vi dân sự, theo quy định của pháp luật, ông, bà không phải là người giám hộ đương nhiên của cháu. Tuy nhiên, ông bà nội, ông bà ngoại vẫn có thể trở thành người giám hộ cho cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự khi cháu lựa chọn ông, bà là người giám hộ cho cháu hoặc ông bà nội, ông bà ngoại được chỉ định làm người giám hộ cho cháu theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với tư cách là người giám hộ của cháu, ông bà, sẽ trở thành người đại diện cho cháu theo quy định của pháp luật.

(iii) Quyền và nghĩa vụ đại diện của cháu đối với ông bà:

Theo quy định tại Điều 53 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì cháu không phải là người giám hộ đương nhiên của ông bà nội, ông bà ngoại. Nhận thấy rằng điều này thực sự tạo ra một vướng mắc trong đời sống hôn nhân và gia đình, bởi lẽ trong nhiều trường hợp, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cần có người giám hộ mà cháu đủ điều kiện lại không được xác định là người giám hộ đương nhiên.

Trong khi đó, xuất phát từ đời sống hôn nhân và gia đình, việc giám hộ của cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại là thực sự cần thiết. Điểm bất cập này phần nào được khắc phục bằng quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến việc lựa chọn người giám hộ. Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015, cháu vẫn có thể là người giám hộ của ông bà nếu ông, bà có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn cháu là người giám hộ cho mình thì khi ông, bà mất năng lực hành vi dân sự cần có người giám hộ cháu sẽ là người giám hộ cho ông, bà. Vì vậy, khi cháu là người giám hộ của ông bà nội, ông bà ngoại, cháu sẽ có nghĩa vụ đại diện cho ông bà theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Quyền và nghĩa vụ về tài sản, gồm: nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà và cháu, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, quyền thừa kế tài sản giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, cụ thể:

(i) Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà và cháu:

Theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu và ngược lại, cháu cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. Cụ thể là: Trường hợp cháu chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nhưng không có anh, chị, em hoặc anh, chị, em không thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu; Trường họp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

Như vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được các chủ thể trong quan hệ này tôn trọng thực hiện sẽ giúp cho người chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, người già yếu luôn có chỗ dựa vững chắc trong gia đình, được sống trong vòng tay che chở, đùm bọc yêu thương của các thành viên trong gia đình.

(ii) Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu và ngược lại, cháu cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại. Ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng cho cháu Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không cỏ người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này”.

Theo quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi cha mẹ không còn hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu chỉ đặt ra khi thỏa mãn các diều kiện sau: ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu; cháu không còn cha mẹ, không có anh, chị, em hoặc còn cha mẹ và có anh, chị, em song những người này không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng; ông bà nội, ông bà ngoại phải có khả năng để cấp dưỡng cho các cháu, cần lưu ý rằng ông bà nội, ông bà ngoại đều bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu.

Vì vậy, khi cả ông bà nội, ông bà ngoại đều có khả năng cấp dưỡng cho cháu thì họ có thể thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng cũng như phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Cháu cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại; Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường họp ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người cấp dưỡng.

(iii) Quyền thừa kế tài sản giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:

Quyền thừa kế tài sản giữa ông bà và cháu là một quyền về tài sản. Theo đó, khi một bên chết, tài sản của họ sẽ dịch chuyển cho người được thừa kế. Như vậy, việc thừa kế tài sản sẽ là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với người được thừa kế. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột được xác định là những người thừa kế theo luật thuộc hàng thừa kế thứ hai của người chết. Như vậy, về nguyên tắc, ông bà nội, ông bà ngoại và cháu chỉ được hưởng di sản thừa kế của nhau khi người chết không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếư còn sống. Trong trường họp này, cháu là người thừa kế thế vị.

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

3- Quyền, nghĩa vụ giữa cô, cậu, chủ, bác, dì ruột và cháu ruột

Cô, cậu, chú, bác, dì ruột của một người được xác định là em gái, em trai, chị gái, anh trai ruột của cha hoặc mẹ người đó. Vì vậy, thành viên gia đình với tư cách là cô, cậu, chú, bác, dì ruột với cháu ruột thì mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định quyền và nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với cháu ruột. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ phong tục, tập quán, việc không ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu ruột là một hạn chế của nhà làm luật năm 2000. Bởi lẽ, thực tế đời sống hôn nhân và gia đình cho thấy, sự gần gũi về huyết thống, sự gắn kết về tình cảm giữa cồ, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu luôn tạo ra sự liên kết đặc biệt trong mối quan hệ giữa họ. Vì vậy, khi cháu không có nguời nuôi dưỡng, chăm sóc, cô, cậu, chú, bác, dì ruột thường là những người gánh vác trọng trách nuôi dưỡng, chăm sóc cháu. Do đó, trách nhiệm của cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu hình thành một cách tự nhiên theo quan niệm “xểnh cha quyền chú, xềnh mẹ bú dì”. Tương tự như vậy, khi cô, cậu, chú, bác, dì ruột không có người nuôi dưỡng, chăm sóc thì cháu ruột cũng thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc với quan niệm: “chú cũng như cha, dì như mẹ”.

Xuất phát từ truyền thống, đạo lý và phong tục, tập quán của người Việt Nam trong đời sống hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột và cháu ruột.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Nghĩa vụ, quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa cô, cậu, chú, dì, bác ruột với các cháu

Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con; không có anh, chị, em hay ông bà nội, ông bà ngoại hoặc những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng. 

Như vậy, xét dưới góc độ phong tục, tập quán, sự bổ sung nghĩa vụ và quyền đối với mối quan hệ giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột với các cháu là cần thiết và phù hợp với thực tế gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, việc bổ sung này đã làm tăng “gánh nặng trách nhiệm” cho cá nhân. Bởi vì, nếu trong điều kiện một người ở vào hoàn cảnh cùng một lúc phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với nhiều thành viên gia đình theo quy định của pháp luật thì điều này đã vượt quá sức của người phải thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ: một cặp vợ chồng có hai người con chưa thành niên. Mỗi bên vợ, chồng lại có bố mẹ già không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, cặp vợ chồng này còn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng một người em ruột và một người bác ruột vì họ đều là những người mà cặp vợ chồng này phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Như vậy, cùng một lúc cặp vợ chồng này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc 8 người. Ví dụ trên cho thấy, sự lo ngại của quan điểm cho rằng quy định bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ giữa cô, dì, cậu, chú, bác ruột với cháu ruột đã làm “tăng gánh nặng trách nhiệm” cho cá nhân là có cơ sở, nhất là nhìn dưới góc độ của tính hiệu quả trong việc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc quy định này vẫn là cần thiết, vấn đề là ở chỗ chúng ta cần tạo ra những chính sách hợp lýđể hỗ trợ thành viên gia đình trong những trường họp đặc biệt đó, để người có nghĩa vụ thực hiện tốt nghĩa vụ, đảm bảo quyền và lợi ích họp pháp cho các thành viên gia đình.

Cô, dì, cậu, chú, bác ruột với cháu ruột có quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Vì vậy, trong những điều kiện nhất định sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định của pháp luật: Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường họp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có bố mẹ; anh, chị, em; ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng; Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường họp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có con hoặc anh, chị, em cấp dưỡng.

(ii) Quyền đại diện giữa cô, cậu, chú, dì, bác ruột với cháu ruột.

Cô, cậu, chú, dì, bác ruột và cháu ruột có quyền đại diện cho nhau theo quy định của pháp luật về giám hộ. Cháu chưa thành niên không có cha, mẹ, anh, chị, ông bà nội, ông bà ngoại hoặc có nhưng những người này không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cô, cậu, chú, bác, dì ruột làm người giám hộ đương nhiên của cháu. Trong trường hợp, người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi thì cô, cậu, chú, bác, dì ruột với tư cách là người giám hộ không chỉ là người đại diện cho cháu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, quản lý tài sản cho cháu mà còn phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục cháu.

Cháu không được xác định là người giám hộ đương nhiên của cô, cậu, chú, bác, dì ruột. Tuy nhiên, cháu cũng có thể trở thành người giám hộ của cô, cậu, chú, dì, bác ruột của mình theo quy định của pháp luật. Với tư cách là người giám hộ của cô, cậu, chú, bác, dì ruột, cháu sẽ là người đại diện hợp pháp của cô, cậu, chú, bác, dì ruột.

(iii) Quyền thừa kế tài sản giữa cô, cậu, chú, dì, bác ruột với cháu ruột.

Cô, cậu, chú, dì, bác ruột có quyền thừa kế tài sản của cháu và ngược lại cháu cũng có quyền thừa kế tài sản của cô, cậu, chú, dì, bác ruột theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng hôn nhân chi tiết

4- Quyền, nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng

Quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là một quan hệ đặc biệt. Mặc dù cũng là quan hệ “cha mẹ và con” nhưng quan hệ này không phát sinh dựa trên sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Thực chất, sự liên kết dựa trên cơ sở hôn nhân của cha dượng với mẹ đứa trẻ hoặc mẹ kế với bố của đứa trẻ đã đặt đứa trẻ vào mối liên kết của một gia đình mới. Các nhà xã hội học gọi đó là “gia đình ghép”. Vì vậy, dưới góc độ pháp lí, cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng cũng được xác định là thành viên gia đình. Trong đời sống thực tế, khi tạo dựng “gia đình ghép”, cha, mẹ của đứa trẻ luôn mong muốn đứa trẻ có một gia đình thực sự và được hưởng sự chăm sóc yêu thương của người kia.

Tuy nhiên, bên cạnh những trường họp cha dượng, mẹ kế thực sự yêu thương đứa trẻ cũng có những trường họp bỏ mặc không chăm sóc con riêng của chồng, của vợ, xâm hại đến quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ. Ngược lại, có trường hợp cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng của vợ hoặc chồng nhưng khi già yếu thì bị bỏ mặc. Điều này đã tạo ra những hiệu ứng không tốt, ảnh hưởng xấu đến quan hệ cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng, ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình Việt Nam. Vì vậy, việc quy định quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng trong chừng mực nhất định là cần thiết. Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giảo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này."

Như vậy, quyền, nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng chỉ phát sinh khi hai bên cùng chung sống với nhau. Mặt khác giữa họ cũng chỉ phát sinh “giới hạn” quyền và nghĩa vụ nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi cùng sống chung với con riêng của vợ choặc chồng, cha dượng, mẹ kế cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của người kia như con đẻ. Tương tự như vậy, khi cùng sống chung với cha dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng cũng phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dưọng, mẹ kế như với cha mẹ đẻ của mình. Ngoài ra, cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng còn có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau theo quy định của pháp luật dân sự.

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

5- Quyền, nghĩa vụ giữa con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ vợ

Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Tuy nhiên, thực tế đời sống hôn nhân và gia đình cho thấy, con dâu, con rể chung sống cùng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ khá phổ biến, nhất là khi cha mẹ chồng, cha mẹ vợ già yếu. Vệc pháp luật không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể này cũng tạo ra những bất cập, ảnh hưởng nhất định đến đời sống hôn nhân và gia đình. Nhiều trường hợp cha mẹ chồng, cha mẹ vợ già yếu, sống chung với con dâu, con rể bị bỏ mặc, không được chăm sóc gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, giữa họ không tồn tại nghĩa vụ pháp lý cho nên không thể buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ. Vì thế, việc quy định quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng là cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Trong trường họp con dâu, con rể song chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này".

Như vậy, trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì cha mẹ chồng, cha mẹ vợ cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con dâu, con rể như con đẻ. Ngược lại, con dâu, con rể khi cùng sống chung với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ cũng có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ chồng, cha mẹ vợ như cha mẹ đẻ của mình. Quy định này phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam, nhằm củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với con dâu, con rể, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam hòa thuận, hạnh phúc.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.98233 sec| 1090.961 kb