Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay

14/02/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, được chia làm 04 giai đoạn: [1] Luật Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; [2] Luật Hôn nhân và gia đình trong giai đoạn sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; [3] Luật Hôn nhân và gia đình giai đoạn cả nước thống nhất của thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; [4] Luật Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ tiếp tục đổi mới, hội nhập và phát triển.

1- Luật Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (từ năm 1945 đến năm 1954)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đã bùng nổ trong toàn quốc. Vào thời gian này, do đặc điểm của cách mạng Việt Nam: Sau cách mạng, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại (chỉ hạn chế bóc lột phần nào) - là cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến.

Mặt khác, việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu không phải dễ dàng, nhanh chóng, ngày một, ngày hai; hoặc cũng không thể chỉ thực hiện các văn bản pháp luật bằng mệnh lệnh, cưỡng bức. Đây chính là bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa. Việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tại từ lâu trong tiềm thức của nhân dân ta đòi hỏi phải kiên trì. Vì vậy, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Nhà nước ta chưa ban hành ngay một đạo luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình mà tiến hành phong trào “vận động đời sống mới”, nhằm vận động quần chúng nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Trong những năm đầu (1945 đến 1950), Nhà nước ta quy định vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động (theo sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa).

Năm 1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt (Điều 9 Hiến pháp năm 1946). Đó là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ những hủ tục của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ và tiến bộ. Mặt khác, trước và sau cách mạng, trong thực tiễn của cuộc đấu tranh, các phong trào thanh niên, phụ nữ tham gia ngày càng đông đảo vào công việc xã hội, dần dần thoát khỏi những ràng buộc của chế độ đại gia đình phong kiến.

Cũng trong thời gian này, cùng với việc thi hành chính sách ruộng đất, quyền bình đẳng giữa nam và nữ về kinh tế đã được Nhà nước bảo đảm. Tình hình phát triển của xã hội về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự trong quá trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến, cùng với sự phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ, đòi hỏi phải xóa bỏ một số chế định trong các bộ dân luật cũ về các quan hệ hôn nhân và gia đình đang cản trở bước tiến của xã hội, đồng thời bằng pháp luật, Nhà nước ta cần phải quy định những nguyên tắc mới về hôn nhân và gia đình cho phù hợp với thực tế. Năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình: Đó là sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước quy định về vấn đề ly hôn.

- Nội dung của Sắc lệnh số 97-SL: sắc lệnh có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình, các điều khác quy định về một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. sắc lệnh đã quy định:

- Xóa bỏ việc cấm kết hôn trong thời kỳ có tang: “Trong thời lá tang chế vẫn có thể lẩy vợ, lấy chồng được” (Điều 3). Đồng thời Sắc lệnh cũng quy định cho phép người đàn bà sau khi ly dị chồng, có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị, nêu dẫn chứng được rằng mình không có thai hoặc đang có thai (Điều 4).

- Thực hiện nam nữ bình đẳng trong gia đình: Người đàn bà có chồng, có toàn năng lực thực hiện mọi hành vi dân sự, không cần phải được chồng cho phép như trước nữa (Điều 5, Điều 6).

- Xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con: Cha mẹ khồng có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi (Điều 8).

- Bảo vệ quyền thừa kế của cha mẹ và các con trong gia đình: Trong lúc còn sinh thời, người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung (Điều 11).

- Cho phép người con hoang vô thừa nhận được quyền thưa trước Tòa án để truy nhận (xác định) cha hoặc mẹ của mình (Điều 9).

- Nội dung Sắc lệnh số 159-SL: sắc lệnh gồm 9 điều chia thành 3 mục: Duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn.

- Sắc lệnh đã thực hiện nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó công nhận quyền tự do giá thú (kết hôn) và tự do ly hôn; xóa bỏ sự phân biệt không bình đẳng về các duyên cớ ly hôn riêng cho vợ và chồng trong các Bộ dân luật cũ; đồng thời, quy định các duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng: Vợ, chồng có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình; một bên bị can án phạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá 02 năm không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được (Điều 2)

- Sắc lệnh quy định đơn giản thủ tục ly hôn: Theo Điều 3 của sắc lệnh đã quy định “vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn ” và khi xử việc ly hôn, Tòa án áp dụng thủ tục tố tụng thường như xử các việc hộ khác. Tuy nhiên, “trong trường hợp hai vợ chồng xỉn thuận tình ly hôn, nếu Tòa ản nhân dân huyện hay thị xã hòa giải không thành, và nếu sau đỏ một thảng, hai vợ chổng vân giữ ý kiến xin ly hôn thì Tòa án nhân dân huyện hay thị xã sẽ chỉnh thức công nhận sự ly hôn ” (Điều 4).

- Thực hiện nguyên tắc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi khi ly hôn: Trường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn (Điều 5).

- Bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn: “Tòa ản sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên đế ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dễ chủng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phỉ tẩn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình ” (Điều 6).

- Thống nhất luật lệ về ly hôn trong toàn quốc: Kể từ khi sắc lệnh này được công bố, các việc xét xử về ly hôn trong phạm vi cả nước đều tuân theo những quy định trong sắc lệnh này.

Như vậy, việc ban hành và thực hiện Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL đã góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ thoát khỏi chế độ đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nội dung của hai sắc lệnh đã thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

2- Luật Hôn nhân và gia đình trong giai đoạn sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (từ năm 1954 đến năm 1975)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, tuy nhiên, đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Tình hình chính trị xã hội đặt sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn này thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ở miền Bắc: Năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành, quan hệ sản xuất phong kiến - cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã bị xóa bỏ. Bước đầu, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu còn ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tình hình đó đòi hỏi cần phải xóa bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL đã hoàn thành vai trò lịch sử, tuy góp phần vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu nhưng không còn đáp ứng được tình hình phát triển cách mạng.

“Việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở thành một đỏi hỏi cấp bách của toàn thể xã hội. Đố là một tất ỵếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” (Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình - Công báo số 1 năm 1960). Việc xây dựng và ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình là một tất yếu khách quan, đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ; nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội mới một nửa (Hồ Chủ Tịch). Vào thời gian này, Bản Hiến pháp thứ hai (Hiến pháp năm 1959) của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/01/1960 theo sắc lệnh số 01-SL.

Điều 24 Hiến pháp năm 1959 đã quy định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và gia đình, là cơ sở pháp ly cho việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sau các cuộc điều tra khảo sát tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình (được tiến hành từ năm 1951 đến năm 1958) ở 11 vùng kinh tế khác nhau, lấy ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ sung của nhân dân; dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13/01/1960 theo sắc lệnh số 02 -SL.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (còn gọi là Đạo luật số 13 về hôn nhân và gia đình) là công cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Luật này dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình và nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Luật gồm 6 chương, 35 điều; quy định những vấn đề về nguyên tắc chung; kết hôn; nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; ly hôn.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được Nhà nước ta ban hành đã khẳng định bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp ly của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Là cơ sở mới để từng bước xây dựng ngành Luật Hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.

Ở miền Nam: Sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới. Đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác biệt. Hệ thống các văn bản pháp lưật hôn nhân và gia đình do nhà nước tay sai phản động của ngụy quyền Sài Gòn ban hành bao gồm các văn bản:

- Luật gia đình ngày 02/01/1959 (Luật số 01-59) dưới chế độ Ngô Đinh Diệm.

- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng.

- Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

Các văn bản pháp luật này đều đã quy định bãi bỏ về chế độ đa thê (nhiều vợ), song vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trong giá thú với con ngoài giá thú; quy định giải quyết ly hôn vẫn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng; đặc biệt, Luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình Diệm đã cấm vợ chồng không được ly hôn: “Đê khuyến khích và tán trợ sự thuần nhất của gia đình, nay cấm chỉ sự vợ chồng ruồng bỏ nhau và sự ỉỉ hôn ” (Điều 55)... Quy định này đã không thực hiện nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó không bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ, chồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Luật Hôn nhân và gia đình giai đoạn cả nước thống nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2000)

Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975), cả nước thống nhất, “cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất... tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội ”.

Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất đã quyết định đặt tên nước là “Nước Cộng hòa xã hộỉ chủ nghĩa Việt Nam”. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thống nhất đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thống nhất trên cả hai miền Nam - Bắc. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP về vấn đề hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất cho cả nước, trong đó có Đạo luật số 13 về hôn nhân và gia đình (Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959).

Tiếp đó, trong phiên họp ngày 18/12/1980 của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã chính thức thông qua bản Hiến pháp thứ ba của Nhà nước ta, làm nền tảng cho bước phát triển mới của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hiến pháp năm 1980 - Đạo luật cơ bản của Nhà nước ta đã quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ cấu tố chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà nước; nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản ly trong xã hội Việt Nam. Các điều 38, 47, 63 và 64 của Hiến pháp năm 1980 đã quy định về các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa.

Quá trình thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần xóa bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã giành được những thành tựu đáng kể. Tình hình nước ta đã thay đổi về căn bản so với giai đoạn năm 1959.

Việc thực hiện và áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 trong thực tiễn đã có những vướng mắc, bất cập; một số điều của Luật đã không còn phù họp. Việc ban hành Luật Hôn nhân và gia đình mới là một tất yếu khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Ngày 25/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập Ban dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình mới; Dự luật đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 và được hội đồng nhà nước công bố ngày 03/01/1987.

Luật Hôn nhân và gia đinh năm 1986 gồm 10 chương, 57 điều được xây dựng và thực hiện trên các nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con; bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được thực hiện góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, thúc đấy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được Nhà nước ta ban hành trong những năm đầu thời kỳ đổi mới. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội không ngừng phát triển đã ảnh hưởng (tác động) đến tình hình thực tế của các quan hệ hôn nhân và gia đình, hơn nữa, từ đầu những năm 1980 đến nay, Nhà nước ta ban hành rất nhiều văn bản pháp luật trong đó có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình (đặc biệt là những quy định trong Luật Đất đai, Luật Họp tác xã, Bộ luật Dân sự...).

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tế áp dụng cho thấy những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 còn mang tính khái quát, định khung, chưa cụ thể; việc áp dụng luật giải quyết các tranh chấp từ các quan hệ hôn nhân và gia đình gặp nhiều vướng mắc. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước ta cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 một cách toàn diện. Các quy định tại Điều 30, 35, 40, 63 và 64 của Hiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Năm 1994, Ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được thành lập. Sau quá trình soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp của toàn dân, dự luật đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 chính thức thông qua ngày 09/6/2000 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 22/6/2000 (theo Lệnh số 08L/CTN). Theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội, Luật này gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật gồm 13 chương, 110 điều, được xây dựng và thực hiện trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tồn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai với con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ (Điều 2).

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

4- Luật Hôn nhân và gia đình trong thời kỳ tiếp tục đổi mới, hội nhập và phát triển

Với chủ trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành bản Hiến pháp năm 2013 - đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật. Hiến pháp quy định về chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân... Trong đó, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận về chế độ hôn nhân và gia đình, bảo đảm quyền tự do kết hồn, ly hôn theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng (Điều 36).

Những quy định của Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp ly quan trọng để Nhà nuớc ta xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Sau hơn muời năm thực hiện và áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, bên cạnh những thành tựu đã đạt đuợc (Luật đã góp phần xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở nuớc ta; bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bảo đảm quyền, lợi ích họp pháp của các thành viên gia đình...) thì thực tiễn quá trình áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã cho thấy còn nhiều hạn chế, bất cập, vướng mắc cần phải được khắc phục. Một số quy định của Luật không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các văn bản của hệ thống pháp luật; có những sự việc, hiện tượng nảy sinh trong thực tiễn cần được Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh (vấn đề chuyển đổi giới tính; kết hôn của nhóm LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender); vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; mở rộng quyền yêu cầu ly hôn trong trường họp người vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự mà bên người chồng, vợ kia đã thực hiện hành vi bạo lực gia đinh, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự...). Việc ban hành một luật mới về hôn nhân và gia đình là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) - gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Luật được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 26/6/2014 theo Lệnh số 07/2014/L-CTN. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 gồm 9 chương, 133 điều, quy định nhiều nội dung mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Các quy định của Luật phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước và thực tiễn các quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay.

Những quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

- Về cơ cấu và lỡ thuật lập pháp

  • So với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có số chương ít hơn nhưng số điều luật lại nhiều hơn;
  • Thiết kế ở một số chương còn có các mục, nhóm các vấn đề điều chỉnh tập trung theo chương, mục của Luật;
  • Một số quan điểm chỉ đạo trong quá trình lập pháp mới đã được ghi nhận trong nội dung các điều luật nhằm bảo đảm phù hợp cả về lý luận và thực tiễn thi hành Luật.

- Về nội dung

Phạm vi điều chỉnh được quy định đầy đủ, ngắn gọn hơn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 1).

Nội dung các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình đã ghi nhận bổ sung việc bảo vệ các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật (khoản 4 Điều 2).

Luật giải thích từ ngữ (Điều 3) với nhiều từ ngữ mới được sử dụng trong Luật (25 thuật ngữ).

Quy định về cấm các hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình cụ thể, phạm vi rộng; chuyển quy định về cấm kết hôn vào trong các quy định chung về các hành vi bị cấm (khoản 2 Điều 5).

Quy định rõ hơn vấn đề áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình (Điều 7). Theo đó, trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình sẽ được áp dụng. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đinh (Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) thì tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình; khoản 2 Điều 2 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP còn quy định: việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình; đồng thời, khoản 3 Điều này còn quy định: Tôn trọng sự thoả thuận của các bên về tập quán được áp dụng.

Điều 3 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định thoả thuận về áp dụng tập quán như sau:

1. Quy định các bên không có thoả thuận tại khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thoả thuận về áp dụng tập quản và cũng không có thoả thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về tập quản được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đỏ; nếu các bên không có thoả thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

Tiếp theo, Điều 4 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán:

1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quản thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.

2. Trường họp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vỉ hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự.

Để bảo đảm cho việc áp dụng tập quán khi giải quyết các vụ, việc về hôn nhân và gia đình được thống nhất, tại Điều 5 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán; theo đó Nghị định cũng quy định Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng (như kết hôn trước tuổi luật định - tảo hôn; việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo; cấm kết hôn giữa những người có họ từ bốn đời trở lên...).

Điều 6 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã quy định giao cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp tại địa phương.

Những quy định áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình của Luật và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã được cụ thể hơn và có tính khả thi cao hơn trong thực tiễn áp dụng; Luật quy định vừa tôn trọng quyền lựa chọn của đương sự, vừa kiểm soát quyền đó bằng pháp luật.

- Về chế định kết hôn

+ Quy định mới về tuổi kết hôn tối thiểu (điểm a khoản 1 Điều 8); theo đó, tuổi kết hôn tối thiểu về nguyên tắc được tính theo tuổi tròn đủ (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn) - theo ngày, tháng, năm sinh hoặc:

+ Nếu chỉ xác định được năm sinh mà không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

+ Nếu chỉ xác định được năm sinh, tháng sinh mà không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

+ Khẳng định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (khoản 2 Điều 8);

+ Quy định thẩm quyền yêu cầu Tòa án huỷ kết hôn trái pháp luật rộng hơn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 10);

+ Quy định rõ hơn về xử lý việc kết hôn trái pháp luật, hậu quả pháp lý và đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền (Điều 11, 12, 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 2, 3, 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP);

+ Quy định cụ thể về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 14, 15,16).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

- Về quan hệ giữa vợ và chồng

+ Quan hệ nhân thân:

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định mới về nghĩa vụ vợ chồng phải sống chung với nhau (khoản 2 Điều 19);
  • Luật quy định cụ thể về đại diện giữa vợ và chồng trong các trường họp cụ thể (Điều 24, 25,26);
  • Luật quy định cụ thể hơn về trách nhiệm liên đới của vợ chồng (Điều 27).

+ Quan hệ tài sản:

Luật ghi nhận hai loại chế độ tài sản của vợ chồng: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận (hồn ước - từ Điều 47 đến Điều 50) và chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (từ Điều 33 đến Điều 46). Quy định các nguyên tắc chung để áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng (từ Điều 28 đến Điều 32);

  • Về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận (hôn ước) (từ Điều 47 đến Điều 50).
  • Lần đầu tiên loại chế độ tài sản này của vợ chồng được quy định theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay;
  • Quy định các điều kiện có hiệu lực của văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; Nội dung của văn bản thoả thuận; vấn đề sửa đổi, bổ sung nội dung của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và các trường hợp thoả thuận bị coi là vô hiệu.

(Nội dung này được cụ thể hóa tại Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, từ Điều 15 đến Điều 18).

- Về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (từ Điều 33 đến Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

- Về tài sản chung của vợ chồng: căn cứ, nguồn gốc xác lập; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung; các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng (từ Điều 33 đến Điều 42);

+ Về cơ bản các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây được ghi nhận lại; tuy nhiên, quy định mới tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể và bảo đảm tính thống nhất khi dự liệu: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chổng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chổng.

+ Luật quy định cụ thể hơn về các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, theo đó: Luật đã quy định cụ thể về các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong cả ba trường hợp cùng hậu quả của việc chia tài sản chung; đặc biệt, Luật quy định cụ thể về thời điểm chấm dứt hôn nhân (Điều 65) và việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38, 39, 40, 41, 42); quy định cụ thể về hậu quả đối với tài sản và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về (Điều 66, 67). Các quy định này đã bổ khuyết cho cả Bộ luật Dân sự năm 2005 vậ Bộ luật Dân sự năm 2015 khi dự liệu về hệ quả đối với tài sản chung, tài sản riêng của vợ khi vợ, chồng đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về. Luật cũng quy định cụ thế hơn về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng (Điều 37).

- Về tài sản riêng của vợ, chồng: căn cứ, nguồn gốc xác lập; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng (từ Điều 43 đến Điều 46): Luật quy định cụ thể hơn về căn cứ xác lập tài sản riêng như: tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng (khoản 1 Điều 43); Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng (Khoản 2 Điều 43); Luật cũng quy định cụ thể về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng (Điều 44); nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng (Điều 45); việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung (Điều 46). Các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định đã được cụ thể hơn, bảo đảm tính khả thi cao trong thực tiễn; vừa kế thừa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, vừa có quy định mới phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Về ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định mở rộng quyền yêu cầu giải quyết ly hôn nhằm đáp ứng với thực tiễn và bảo đảm quyền, lợi ích họp pháp của vợ, chồng (Điều 51). Theo Luật định, ngoài vợ, chồng thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ (khoản 2 Điều 51).

Luật quy định mở rộng căn cứ ly hôn (khoản 2 Điều 51, Điều 55, Điều 56). Luật quy định làm rõ nội dung căn cứ ly hôn trong trường họp một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn (khoản 1 Điều 56); Luật quy định Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích; đặc biệt, lần đầu tiên Luật đã quy định giải quyết ly hôn (phần nào đó) đã dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng theo khoản 2 Điều 51 được dẫn chiếu từ khoản 3 Điều 56.

- Về hậu quả pháp lý của ly hôn

  • Luật đã quy định rõ hơn về các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng (theo văn bản thoả thuận và theo luật định);
  • Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định:
  • Chia theo thoả thuận;
  • Chia theo quyết định của Tòa án, nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau hoặc tuy có thỏa thuận nhưng quyền, lợi ích chính đáng của vợ và con không được bảo đảm;
  • Luật đã quy định (lần đầu tiên) nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng còn tính đến yếu tố “lỗi” của vợ chồng (điểm d khoản 2 Điều 59);

+ Quy định chia tài sản chung của vợ chồng theo các trường hợp cụ thể (từ Điều 60 đến Điều 64): Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn (Điều 60); Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình (Điều 61); Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (Điều 62); Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh (Điều 64).

  • Đối với tài sản riêng của vợ, chồng: về nguyên tắc vẫn thuộc quyền sở hữu của vợ, chồng, trừ trường họp vợ, chồng đã thoả thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng (đoạn 1 khoản 4 Điều 59). Đặc biệt, Luật đã cụ thể hóa trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường họp vợ chồng có thoả thuận khác (đoạn 2 khoản 4 Điều 59).

Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP đã giải thích cụ thể về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn; cần xem xét tuỳ tùng trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận hoặc theo luật định để chia:

  • Trường hợp không có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc vần bản đó bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định đế chìa tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

Trường hợp có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và vần bản này không bị Tòa ản tuyên bố vô hỉệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thoả thuận để chia tài sản của vợ chồng khỉ ỉỉ hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thoả thuận hoặc thoả thuận không rô ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đỉnh đế chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

  • Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  • Đặc biệt, tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã hướng dẫn cụ thể về các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định, về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để xác định tỉ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia.
  • Quy định về giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn (Điều 115); quy định này được xếp ở chương về cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình mà không xếp ở chương ly hôn;
  • Quy định cụ thể về quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên sau khi cha mẹ ly hôn (Điều 81): Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con; có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở; nếu lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó (Điều 82).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

Đặc biệt, Luật đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền của:  

  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 83):
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình;
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người khàng trực tiếp nuôỉ con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giảo dục con.

Ngoài ra, Luật đã quy định cụ thể về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 84): Khi có yêu cầu, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, dựa vào một trong các căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù họp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

+ Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

+ Trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

+ Trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: Người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ (khoản 5 Điều 84).

- Về xác định cha, mẹ, con (từ Điều 88 đến Điều 102)

  • Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Hồn nhân và gia  đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con, cụ thể: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân (Điều 88);

- Quy định nguyên tắc xác định con (Điều 89):

+ Người không được nhận là cha, mẹ của một người cỏ thể yêu cầu Tòa ản xác định người đó ỉà con mình;

+ Người được nhận là cha, mẹ của một người cỏ thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

  • Quy định về quyền nhận cha, mẹ (Điều 90); Quyền nhận con (Điều 91); xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết (Điều 92);
  • Quy định vấn đề xác định cha, mẹ trong trường hợp thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản (Điều 93);
  • Đặc biệt, Luật quy định vấn đề xác định cha, mẹ Long trường họp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 94 đến Điều 100): Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Luật quy định cụ thể về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 95); quy định về thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 96); quy định về quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 97); quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 98); quy định về giải quyết các tranh chấp liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 99); Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ (Điều 100); thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con (Điều 101); người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con (Điều 102). Các quy định cụ thể này phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. 

- Về quan hệ giữa cha mẹ và con (từ Điều 68 đến Điều 87)

  • Luật quy định cụ thể nội dung các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con;
  • Mở rộng và quy định nghĩa vụ giữa những người có quan hệ thích thuộc về trực hệ (Điều 80); quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên (Điều 79); Luật đã quy định mới về nghĩa vụ của con dâu, con rể đối với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ trong trường hợp cùng sống chung (Điều 80);
  • Quy định cụ thể về việc Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và hậu quả pháp lý (Điều 85, 86, 87).

Luật cũng đã quy định về quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình (từ Điều 103 đến Điều 106). Đặc biệt, Luật đã quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (Điều 106). Đây là quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trên cơ sở kế thừa các quy định về cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình (từ Điều 107 đến Điều 120).

- Về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (từ Điều 121 đến Điều 130).

Luật đã giải thích thuật ngữ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cụ thể hơn (khoản 25 Điều 3); quy định các nguyên tắc áp dụng và thẩm quyền giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cùng các trường hợp cụ thế (kết hôn; ly hôn; xác định cha, mẹ, con; nghĩa vụ cấp dưỡng; áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

- Về điều khoản thi hành và hiệu lực thỉ hành (từ Điều 131 đến Điều 133). Luật đã quy định cụ thể:

- Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;

Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết. Đối với các vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết thì áp dụng thủ tục theo quy định của Luật này. Không áp dụng Luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình trước ngày Luật này có hiệu lực.

Như vậy, theo từng thời gian, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất nước, phù hợp với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế, xã hội và thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình dần được hoàn thiện, là công cụ pháp lý của Nhà nước ta, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích họp pháp của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng hôn nhân chi tiết

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16360 sec| 1190.773 kb